WHO: Không có bằng chứng cho thấy virus đậu mùa khỉ đã biến đổi
Ngày 23/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố không có bằng chứng nào cho thấy virus đậu mùa khỉ đã biến đổi, đồng thời nhấn mạnh rằng căn bệnh truyền nhiễm đặc hữu ở Tây và Trung Phi này không có xu hướng đột biến.
Virus đậu mùa khỉ nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo, Tiến sĩ Rosamund Lewis, người đứng đầu văn phòng bệnh đậu mùa thuộc Chương trình khẩn cấp của WHO cho biết các đột biến thường ít xuất hiện ở virus bệnh đậu mùa khỉ, song việc giải trình tự gene của các ca nhiễm vẫn giúp nâng cao hiểu biết về đợt bùng phát lần này.
Trong khi đó, Trưởng nhóm kỹ thuật thuộc bộ phận dịch bệnh khẩn cấp của WHO, bà Maria Van Kerkhove cho hay trên 100 ca nghi nhiễm và được xác nhận mắc bệnh đậu mùa khỉ tại châu Âu và Bắc Mỹ đều không nghiêm trọng. WHO muốn nỗ lực ngăn chặn tình trạng lây nhiễm virus từ người sang người và theo bà Kerkhove, điều này hoàn toàn khả thi tại những quốc gia mà bệnh đậu mùa khỉ không phải là bệnh đặc hữu.
Video đang HOT
Cùng ngày, Giám đốc Cơ quan y tế châu Âu (ECDC) Andrea Ammon nêu rõ phần lớn những ca nhiễm hiện nay đều có triệu chứng nhẹ và nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ lây lan trong cộng đồng nói chung là rất thấp. Tuy nhiên, bà nhấn mạnh nguy cơ lây nhiễm thông qua tiếp xúc gần, đặc biệt là ở những người có nhiều bạn tình, là cao.
Virus đậu mùa khỉ lần đầu tiên được phát hiện ở người tại CHDC Congo năm 1970, song hiện chưa rõ nguyên nhân virus này lây lan ra ngoài châu Phi. Trong những tuần qua, một số nước châu Âu, Mỹ, Australia và Canada đã ghi nhận các ca mắc bệnh hiếm gặp này. Theo WHO, đợt bùng phát lần này là bất thường khi bệnh đậu mùa khỉ xuất hiện ở những nước mà virus thường không có xu hướng lây lan. Các nhà khoa học đang nỗ lực tìm kiếm nguồn gốc lây nhiễm và xác định liệu có virus có biến đổi hay không.
Bệnh đậu mùa khỉ thường nhẹ hơn nhưng cùng họ với virus gây bệnh đậu mùa và có thể gây sốt, nhức đầu, đau nhức cơ, kiệt sức, sưng hạch bạch huyết… Theo WHO, các thông tin hiện nay đều cho rằng bệnh đậu mùa khỉ lây từ người qua người thông qua tiếp xúc gần. Do vậy, các biện pháp phòng ngừa chủ yếu là tự cách ly và khử khuẩn.
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan mạnh tại châu Âu
Ngày 23/5, Bộ Y tế Đan Mạch thông báo về ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại nước này.
Bệnh nhân là một nam giới trong độ tuổi trưởng thành vừa từ Tây Ban Nha về nước.
Hình ảnh dưới kính hiển vi cho thấy virus đậu mùa khỉ trong mẫu bệnh phẩm của một bệnh nhân. Ảnh: Reuters/TTXVN
Cùng ngày, cơ quan y tế vùng Scotland (Anh) thông báo ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại xứ này. Hiện bệnh nhân đang được điều trị, trong khi cơ quan chức năng đang truy vết những người có tiếp xúc với ca bệnh này.
Trước thông tin trên, Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết cơ quan chức năng nước này đang theo dõi sát sao bệnh dịch này, để có thể kiểm soát và đưa ra các biện pháp phòng chống ngay khi cần thiết, mặc dù đây không phải là bệnh dịch nguy hiểm. Theo báo cáo mới nhất ngày 20/5, xứ England của Anh đã ghi nhận 20 trường hợp mắc bệnh này.
Trong khi đó, Bồ Đào Nga cũng thông báo có thêm 14 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ, theo đó tổng số bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại quốc gia châu Âu này lên 37 ca.
Tại Tây Ban Nha, nước này đã phát hiện thêm 4 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 34 ca. Riêng tại thủ đô Madrid, có 38 trường hợp khác nghi mắc bệnh này.
Virus đậu mùa khỉ lần đầu tiên được phát hiện ở người tại CHDC Congo năm 1970, song hiện chưa rõ nguyên nhân virus này lây lan ra ngoài châu Phi. Theo các nhà khoa học, bệnh dịch này đã bùng phát tại trên 10 nước. Trên 100 ca mắc và nghi mắc đã được báo cáo, phần lớn tại các nước châu Âu.
Tổng thống Mỹ kêu gọi người dân cảnh giác với bệnh đậu mùa khỉ Ngày 22/5, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên tiếng kêu gọi người dân đề phòng bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo hậu quả nếu bệnh này lây lan rộng. Một bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị tại trung tâm y tế ở Lodja, CHDC Congo. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN Phát biểu trước báo giới tại thủ đô Seoul của...