WHO: Khả năng gây chết người của Covid-19 cao hơn cúm
Tổ chức Y tế Thế giới công bố tỷ lệ tử vong của dịch Covid-19 khoảng 3,4%, trong khi cúm mùa là chưa đến 1%.
Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra thông tin này trong cuộc họp tại Geneva, Thụy Sĩ ngày 3/3. Ông Tedros kêu gọi các nước chuẩn bị tiếp nhận thêm các bệnh nhân Covid-19, đồng thời đảm bảo an toàn sức khỏe cho y bác sĩ.
Nhu cầu về vật tư y tế và các thiết bị bảo hộ như khẩu trang, găng tay và kính bảo hộ của thế giới sẽ tăng khoảng 40% theo đà lây lan bùng phát Covid-19. WHO kêu gọi các nhà sản xuất khẩn trương tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo nguồn cung.
Các nhân viên y tế tại Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Kirkland lên xe cứu thương vào ngày 4/3. Ảnh: Reuters
“Tóm lại, Covid-19 ít lây lan hơn bệnh cúm, người không có biểu hiện sốt có thể không truyền bệnh. Tuy nhiên các triệu chứng của nó nghiêm trọng hơn cúm mùa. Hiện chưa có vaccine hoặc phương pháp điều trị và căn bệnh có thể được kiểm soát”, Tổng Giám đốc WHO nói.
Tiến sĩ Mike Ryan, người chỉ đạo chương trình sức khỏe khẩn cấp của WHO cho biết áp đặt lệnh hạn chế đi lại và sàng lọc khách du lịch chỉ nên là một phần của chiến dịch ngăn ngừa sự lây lan của virus.
“Các quốc gia phụ thuộc hoàn toàn vào việc hạn chế như biện pháp duy nhất ứng phó dịch không hiệu quả, vì họ vẫn để lọt những ca dương tính do sơ suất”, tiến sĩ Mike Ryan nói.
Tiến sĩ Ryan cũng cho rằng giới chức các nước nên tập trung vào các biện pháp ngăn chặn, “song cần chuẩn bị tinh thần căn bệnh sẽ lây lan trong cộng đồng và sẵn sàng giảm nhẹ các tác động của nó”.
Video đang HOT
Thục Linh
Theo Reuters/VNE
WHO khuyến cáo bảo vệ nhân viên y tế trong cuộc chiến chống COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng dụng cụ phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế khi tham gia chống dịch COVID-19.
Theo WHO, dựa trên các bằng chứng có sẵn, bệnh COVID-19 lây lan từ người mắc sang người lành thông qua tiếp xúc gần và các giọt nhỏ chứ không phải lây truyền qua đường không khí. Những người có nguy cơ bị lây nhiễm cao nhất là những người tiếp xúc gần với người bệnh COVID-19 hoặc người trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19.
Các biện pháp phòng hộ cá nhân thích hợp PPE (Personal Protective Equipment bao gồm: găng tay y tế, khẩu trang y tế, mặt nạ chuyên dụng, kính bảo hộ, áo choàng, tạp dề...) dùng cho nhân viên y tế là không thể thiếu khi tham gia chống dịch COVID-19 - WHO nhấn mạnh.
WHO khuyến cáo các biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất trong cộng đồng bao gồm:
- Thực hiện vệ sinh tay thường xuyên bằng cách sát trùng bằng cồn nếu không thấy tay bẩn hoặc rửa tay bằng xà phòng và nước nếu thấy tay bẩn;
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng;
- Thực hành vệ sinh hô hấp đúng cách bằng cách lấy khuỷu tay che miệng khi ho hoặc hắt hơi hoặc sử dụng khăn giấy và bỏ ngay khăn giấy vào thùng rác kín;
- Đeo khẩu trang y tế nếu có triệu chứng hô hấp và thực hiện vệ sinh tay ngay sau tháo bỏ khẩu trang;
- Duy trì khoảng cách tiếp xúc tối thiểu 1 m với những người có triệu chứng hô hấp.
Phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế là hết sức cần thiết khi tham gia chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, WHO khuyến cáo nhân viên y tế cần có thêm các biện pháp bảo vệ bản thân và ngăn ngừa bị lây nhiễm.
Các biện pháp phòng ngừa cho nhân viên y tế tham gia chăm sóc bệnh nhân COVID-19 bao gồm sử dụng các biện pháp phòng hộ cá nhân thích hợp PPE, điều này đòi hỏi phải có hoạt động cung ứng, huấn luyện cách sử dụng, cách tiêu huỷ sau khi sử dụng.
WHO cho rằng, ngăn chặn COVID-19 là khả thi và ưu tiên hàng đầu của tất cả các quốc gia.
Tuy nhiên theo WHO, tình trạng thiếu PPE đang khiến các bác sĩ, y tá và các nhân viên tuyến đầu khác rơi vào tình trạng nguy hiểm khi chăm sóc bệnh nhân COVID-19.
Ước tính mỗi tháng, các nhân viên y tế cần đến các trang thiết bị bảo hộ:
- 2,3 triệu khẩu trang N95;
- 89 triệu khẩu trang y tế;
- 30 triệu áo choàng chuyên dụng;
- 1,59 triệu kính bảo vệ;
- 76 triệu đôi găng tay y tế;
- 2,9 triệu lít dung dịch sát khuẩn tay.
Lê Nguyên
Theo SK&ĐS
Nhóm người cao tuổi và nam giới dễ tử vong do Covid-19 Ngoài tuổi cao và giới tính nam, những người có tiền sử bệnh tim mạch có nguy cơ cao tử vong khi mắc phải bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19... Theo số liệu thống kê cập nhật đến 10h30 ngày 4/3/2020 (giờ Việt Nam), đã có 3.203 người chết do dịch Covid-19 trên thế giới. Số ca nhiễm virus gây bệnh này...