WHO kêu gọi G20 đóng góp tài chính và vaccine cho COVAX
Ngày 7/6, ông Bruce Aylward, Cố vấn cấp cao của Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết tổ chức này đang đàm phán với các nước thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), trong đó có Trung Quốc và Ấn Độ, về vấn đề quyên góp tài chính và vaccine phòng COVID-19 cho chương trình COVAX, cơ chế chia sẻ vaccine cho các nước nghèo do WHO khởi xướng.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Hyderabad, Ấn Độ, ngày 31/5/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Ông Aylward đồng thời là điều phối viên của ACT-Accelerator, chương trình hợp tác toàn cầu nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển và phân phối công bằng vaccine. Ông cho biết WHO mong muốn Mỹ, các nước Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada và Nhật Bản đóng góp vaccine ngừa COVID-19.
Ông Aylward cũng cho rằng đề xuất nhằm tăng cường khả năng tiếp cận vaccine mà EU gửi tới Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) hôm 4/6 vừa qua chưa đủ thuyết phục, đồng thời khẳng định việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine COVID-19 “sẽ mang lại thêm giá trị”.
Liên quan đến chương trình tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, cùng ngày, tại Ấn Độ, Thủ tướng Narendra Modi tuyên bố chính phủ liên bang sẽ cung cấp vaccine COVID-19 miễn phí cho tất cả người trưởng thành từ cuối tháng 6 này trong nỗ lực đảo chiều đại dịch đã cướp đi sinh mạng hàng trăm nghìn người ở quốc gia Nam Á này.
Phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Modi nêu rõ, chính phủ liên bang sẽ đảm trách nhiệm vụ tiêm chủng từ chính quyền các bang. Ông nói: “Từ ngày 21/6, tất cả người trên 18 tuổi sẽ được tiêm chủng miễn phí”.
Trước đó, chính phủ liên bang đã tiêm vaccine COVID-19 miễn phí cho người cao tuổi và nhân viên tuyến đầu, trong khi giao chính quyền các bang và các bệnh viện tư nhân quản lý việc tiêm vaccine COVID-19 phải trả phí dành cho các đố tượng trong độ tuổi 18-45.
Tổng thống Nam Phi cảnh báo về nguy cơ xảy ra nạn 'phân biệt chủng tộc vaccine'
Ngày 10/5, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa cảnh báo nạn "phân biệt chủng tộc vaccine" có thể xảy ra nếu các quốc gia giàu có tìm mọi cách tích trữ các mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho riêng họ, trong khi hàng triệu người ở các quốc gia nghèo đang "chết dần chết mòn" vì chờ đợi những mũi tiêm này.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa. Ảnh: Phi Hùng/Pv TTXVn tại Nam Phi
Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Tổng thống Ramaphosa kêu gọi người dân Nam Phi ủng hộ việc miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ (IP) đối với vaccine ngừa COVID-19, đồng thời nhấn mạnh vaccine nên là "một sản phẩm công cộng toàn cầu".
Theo ông Ramaphosa, việc miễn trừ quyền sở hữu này khẳng định cam kết của Nam Phi đối với sự tiến bộ trong vấn đề đảm bảo sự bình đẳng và quyền con người, không chỉ ở riêng Nam Phi mà còn trên toàn thế giới.
Nam Phi và Ấn Độ đã hối thúc việc miễn trừ một số quyền sở hữu trí tuệ đối với vaccine và thuốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tuần trước đã ủng hộ động thái này, mặc dù biết rằng cũng phải mất nhiều tháng để các nước thành viên của WTO có thể đạt được một thỏa thuận về vấn đề trên.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các quốc gia ở Nam sa mạc Sahara của châu Phi được phân phối ít vaccine ngừa COVID-19 nhất so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Hiện tỷ lệ phân phối vaccine tại đây chỉ vào khoảng 8 liều cho mỗi 1.000 người so với tỷ lệ chung của toàn cầu là 150 liều cho mỗi 1.000 người.
Nước nào đang dẫn đầu đường đua tiêm chủng vaccine Covid-19 ở châu Á? Từng đi đầu thế giới trong việc kiểm soát dịch bệnh, các quốc gia châu Á đang tụt lùi so với phương Tây trong chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19... Du khách tại Thái Lan - Ảnh: Bangkok Post So với các nước phương Tây, chiến dịch tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại châu Á đang diễn ra tương đối chậm chạp. Hiện tại,...