WHO kêu gọi đoàn kết toàn cầu ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), châu Phi phải là một phần trong cuộc chiến đoàn kết toàn cầu phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, căn bệnh đang bùng phát bất thường tại các nước phát triển ở Bắc Mỹ, châu Âu và các khu vực khác.
Nhân viên y tế điều trị cho em nhỏ mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Zomea Kaka thuộc vùng Lobaya, CH Trung Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu trong một cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc WHO khu vực châu Phi, Tiến sĩ Matshidiso Moeti nêu rõ: “Chúng ta phải có một phản ứng kết nối toàn cầu đối với bệnh đậu mùa khỉ để căn bệnh này không trở thành một bệnh đặc hữu ở thêm nhiều nước”.
Trong bối cảnh các nước phát triển đang tìm cách hạn chế sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ, Tiến sĩ Moeti cho biết: “Điều rất quan trọng là chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta chia sẻ công cụ, thiết lập năng lực trên toàn thế giới để ứng phó với các dịch bệnh này”. Bà nhấn mạnh, một điều rất quan trọng nữa là tránh bất kỳ nguy cơ nào có thể dẫn tới tình trạng bất bình đẳng về vaccine như vaccine ngừa COVID-19 mà các nước châu Phi từng trải qua hồi đầu đại dịch.
Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ lần đầu tiên được phát hiện ở những nước Tây và Trung Phi có các khu rừng nhiệt đới. Tuy nhiên, gần đây, trên 550 ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đã được ghi nhận ở ít nhất 30 quốc gia ngoài châu lục Đen. Trong khi các ca bệnh được phát hiện ở Australia, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Italy, Thụy Sĩ, Mỹ và Israel, chưa có ca tử vong nào do bệnh đậu mùa khỉ gây ra tại các nước này. Trong khi đó, 7 trong số 54 quốc gia ở châu Phi, đã ghi nhận số ca mắc tăng khoảng gấp 3 lần so với bình thường.
Video đang HOT
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh châu Phi cho biết trên 1.400 ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ và 63 ca tử vong đã được ghi nhận ở Cameroon, CH Trung Phi, Congo và Nigeria – những nước châu Phi coi đậu mùa khỉ là căn bệnh đặc hữu.
Theo bà Fiona Braka, giám đốc phụ trách các hoạt động ứng phó khẩn cấp tại văn phòng WHO khu vực châu Phi, một trong những lý do dẫn đến chênh lệch về số ca mắc và ca nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ là do khả năng xét nghiệm hạn chế ở những nước châu Phi. Bà Braka cho biết chỉ có 10 nước ở châu Phi là có thể tiến hành xét nghiệm bệnh này.
Theo WHO, bệnh đậu mùa khỉ có cùng chủng virus gây bệnh đậu mùa. Do vậy, vaccine phòng bệnh đậu mùa được cho là hiệu quả tới 85% trong phòng chống bệnh đậu mùa khỉ. Những nước phát triển đã bắt đầu sử dụng vaccine phòng bệnh đậu mùa để tiêm phòng bệnh đậu mùa khỉ và hiện đang xem xét sử dụng thuốc kháng virus để phòng chống căn bệnh này. Các bác sĩ ở châu Phi cho rằng châu lục này cũng nên có sẵn các vaccine và thuốc điều trị bệnh này trong nỗ lực điều trị bệnh nhân nơi đây.
Trong khi đó, Giám đốc Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Nigeria, một trong 4 nước châu Phi coi bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh đặc hữu, Ifedayo Adetifa, nêu rõ: “Chúng ta đang trong một thế giới kết nối toàn cầu… Chúng ta không an toàn cho đến khi mọi người đều được an toàn”.
Trong những tuần gần đây, ngành dược sinh học đã cam kết cung cấp vaccine và thuốc điều trị cũng như phát triển thêm các phương pháp chẩn đoán để ứng phó với bệnh đậu mùa khỉ trong bối cảnh căn bệnh này lây lan ở nhiều nước phát triển.
Giám đốc cấp cao phụ trách về các mối đe dọa mới nổi và an ninh y tế toàn cầu tại Liên minh toàn cầu về chẩn đoán bệnh FIND, nêu rõ: “Chúng ta có tất cả lợi ích từ công nghệ sinh học này do những thành quả này đang diễn ra ở những nước có thu nhập cao. Tuy nhiên, chúng ta cần đảm bảo sao cho những người dân ở miền Nam sa mạc Sahara, nơi có nhu cầu cấp thiết hơn, cũng được hưởng những thành quả khoa học này”.
EMA: Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ 'không phải là tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp'
Ngày 2/6, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) nhận định đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay ở châu Âu "không phải là tình trạng y tế cộng đồng khẩn cấp".
Nhân viên y tế điều trị cho em nhỏ mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Zomea Kaka thuộc vùng Lobaya, CH Trung Phi. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo, ông Marco Cavaleri, quan chức EMA phụ trách chiến lược vaccine và những mối đe dọa sức khỏe sinh học, cho biết nguy cơ của đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay đối với dân số nói chung là thấp và không có sự gia tăng lớn về số ca mắc bệnh ngay cả khi số ca mắc có thể tăng lên. Ông nhấn mạnh cần tập trung vào việc xác định, giám sát và quản lý các trường hợp mới mắc bệnh đậu mùa khỉ.
Ông Cavaleri cũng thừa nhận đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay là "bất thường, bao gồm cả sự lây lan rộng theo địa lý", nhưng "hầu hết bệnh nhân đều có các triệu chứng nhẹ và khỏi bệnh mà không cần điều trị".
Ông Cavaleri cho biết EMA đang thảo luận về các phương pháp điều trị và vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ với các công ty, đồng thời lưu ý rằng một loại thuốc kháng virus và một loại vaccine có khả năng được sử dụng để chống lại căn bệnh này đã được Liên minh châu Âu (EU) cấp phép. Đầu tiên là Tecovirimat, một loại thuốc kháng virus được phép dùng để điều trị bệnh đậu mùa, bệnh đậu mùa khỉ và bệnh đậu mùa bò. Loại còn lại là Imvanex, một loại vaccine hiện chỉ được cấp phép tại EU để bảo vệ người trưởng thành trước bệnh đậu mùa, nhưng dữ liệu trên động vật cho thấy hiệu quả trong việc phòng chống bệnh đậu mùa khỉ.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Maroc thông báo ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc bệnh đậu mùa khỉ. Bệnh nhân này đến từ châu Âu. Hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân ổn định, trong khi tất cả những người tiếp xúc với người này đều đang được theo dõi chặt chẽ.
Bộ trên cho biết các biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện để tránh sự lây lan của virus phù hợp với các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.
Trước đó, Maroc đã phát hiện một vài trường hợp nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ nhưng sau đó đều cho kết quả xét nghiệm âm tính.
WHO: Bệnh đậu mùa khỉ không gây nguy cơ nghiêm trọng đối với y tế toàn cầu Bệnh đậu mùa khỉ gây ra "nguy cơ vừa phải" đối với y tế cộng đồng ở mức độ toàn cầu. Tuyên bố này do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra ngày 29/5 trong bối cảnh xuất hiện nhiều ca mắc tại các quốc gia thường không ghi nhận bệnh này. Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ được điều trị...