WHO kêu gọi đạt được thỏa thuận toàn cầu về đại dịch trước thời hạn chót
Ngày 3/5, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus hối thúc các nước nhất trí một thỏa thuận nhằm đối với với các đại dịch trong tương lai, trong bối cảnh tháng này là thời hạn chót cho đàm phán.
Phát biểu tại một cuộc họp ở Geneva (Thụy Sĩ), ông Ghebreyesus kêu gọi “Hãy đem đến cho người dân thế giới, người dân đất nước của bạn, những người bạn đại diện, một tương lai an toàn hơn”. Theo đó, người đứng đầu WHO khuyến khích các nước chưa hoàn toàn nhất trí với dự thảo thỏa thuận hãy “hạn chế cản trở sự đồng thuận” giữa 194 nước thành viên của WHO.
Trong 2 năm qua, các quốc gia thành viên WHO đã bàn thảo một hiệp ước quốc tế về công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch trong tương lai, song vẫn chưa thống nhất về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.
Vòng đàm phán cuối đã lỡ mục tiêu hoàn chỉnh nội dung hiệp ước trước ngày 31/3 vừa qua để 194 nước thành viên thông qua tại kỳ họp thường niên năm 2024 của Đại hội đồng Y tế thế giới, dự kiến khai mạc vào ngày 27/5 tới. Các nước đang tiến hành vòng đàm phán bổ sung từ ngày 29/4 – 10/5 tới tại trụ sở của WHO ở Geneva.
Hiệp định đại dịch sẽ mang tính lịch sử với an ninh y tế toàn cầu
Theo tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiệp định về đại dịch sẽ là thỏa thuận lịch sử đối với an ninh y tế toàn cầu.
Video đang HOT
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus tại cuộc họp của Hội đồng Y tế Thế giới ngày 21.5. Ảnh REUTERS
AFP đưa tin Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 21.5 đã nói hiệp định đại dịch đang được đàm phán là một "thỏa thuận lịch sử" đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận đối với an ninh y tế toàn cầu sau Covid-19.
"Chúng ta không thể cứ tiếp tục như trước đây", ông Tedros phát biểu khai mạc cuộc họp thường niên của WHO tại Geneva (Thụy Sĩ).
Các quốc gia thành viên WHO đã bắt đầu đàm phán về một thỏa thuận quốc tế nhằm đảm bảo thế giới được trang bị tốt hơn để ngăn chặn hoặc ứng phó hiệu quả hơn khi đại dịch tiếp theo xảy ra.
Quá trình đàm phán vẫn đang ở giai đoạn đầu, nhưng mục tiêu là đạt được thỏa thuận kịp thời cho Đại hội đồng Y tế Thế giới tiếp theo vào tháng 5.2024.
"Hiệp định về đại dịch mà các quốc gia thành viên đang đàm phán phải là một thỏa thuận lịch sử nhằm tạo ra sự thay đổi trong an ninh y tế toàn cầu", ông Tedros cho biết.
Đây cũng là thông điệp của các nhà lãnh đạo toàn cầu khác trong ngày 21.5.
"Tôi hy vọng các cuộc đàm phán hiện tại về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch sẽ dẫn đến một cách tiếp cận đa phương mạnh mẽ để cứu sống nhiều người", Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres phát biểu tại phiên họp qua video.
Trong khi đó, Tổng thống Đông Timor Jose Manuel Ramos-Horta chỉ ra rằng "mọi quốc gia, dù lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo, đều phải vật lộn để đưa ra một phản ứng thích hợp đối với đại dịch".
"Điều này nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta phải xây dựng ngôi nhà của mình trước cơn bão chứ không phải trong cơn bão", ông Ramos-Horta nói thêm.
Đại dịch Covid-19 đã tàn phá hoành hành khắp thế giới, khiến gần 7 triệu người tử vong theo con số chính thức. Tuy nhiên, số người thiệt mạng trên thực tế được cho là gần 20 triệu.
Hồi đầu tháng này, ông Tedros đã tuyên bố rằng Covid-19 không còn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu.
Tuy nhiên, ông Tedros ngày 21.5 nhấn mạnh rằng "Covid-19 vẫn ở bên chúng ta và khiến thêm nhiều người chết. Đại dịch vẫn đang thay đổi và nó vẫn cần sự chú ý của chúng ta".
"Chúng ta có thể đã thoát ra khỏi một đường hầm dài và tối tăm. Nhưng đây là thời điểm để nhìn lại phía sau và ghi nhớ bóng tối của đường hầm để tiến về phía trước dưới ánh sáng của nhiều bài học đau đớn mà bóng tối đã dạy chúng ta", tổng giám đốc WHO phát biểu.
"Bài học quan trọng nhất trong số đó là chúng ta chỉ có thể đối mặt với các mối đe dọa chung bằng một phản ứng chung", ông Tedros kết luận.
Nếu đàm phán thành công, hiệp định đại dịch sẽ là thỏa thuận y tế có tính ràng buộc pháp lý thứ hai được ký kết kể từ khi WHO được thành lập 75 năm trước.
Trong bài phát biểu, ông Tedros cũng đã nhấn mạnh sự thành công của công ước đầu tiên - Công ước Khung về Kiểm soát Thuốc lá được thông qua cách đây 20 năm.
Các nước thành viên WHO thu hẹp khoảng cách về thỏa thuận toàn cầu ứng phó đại dịch Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, các quốc gia đã thu hẹp bất đồng trong quá trình đàm phán về thỏa thuận toàn cầu mới nhằm ứng phó với các đại dịch trong tương lai. Biểu tượng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN Trong ngày 29/4, các quốc gia thành viên của Tổ chức Y...