WHO kêu gọi các nước không dỡ bỏ vội vàng toàn bộ biện pháp chống dịch COVID-19
Ngày 2/2, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới tiến hành dỡ bỏ các biện pháp hạn chế được áp đặt để chống dịch COVID-19 theo cách chậm rãi và từng bước, trong bối cảnh dữ liệu gần đây cho thấy sự tăng mạnh số ca tử vong liên quan vì COVID-19 trên toàn cầu.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Petah Tikva, Israel, ngày 1/2/2022. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Phát biểu họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết kể từ khi biến thể Omicron lần đầu tiên được xác định chỉ 10 tuần trước, gần 90 triệu ca mắc COVID-19 đã được báo cáo cho WHO, cao hơn con số được báo cáo trong toàn bộ năm 2020. WHO bắt đầu nhận thấy sự gia tăng rất đáng lo ngại về số ca tử vong ở hầu hết các khu vực của thế giới. Ông nhắc lại mối quan ngại về quan điểm ở một số quốc gia rằng do biến thể Omicron lây lan mạnh và ít gây bệnh nghiêm trọng, việc ngăn ngừa lây lan giờ đây không còn khả thi và cần thiết nữa. Ông nêu rõ: “(Dịch COVID-19) lây lan nhiều hơn đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nhiều ca tử vong hơn. Chúng tôi không kêu gọi bất kỳ quốc gia nào quay trở lại biện pháp phong tỏa. Nhưng chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia bảo vệ người dân bằng cách sử dụng mọi công cụ, không chỉ riêng vaccine. Tổng Giám đốc WHO cảnh báo “còn quá sớm để bất kỳ quốc gia nào đầu hàng hay tuyên bố chiến thắng”.
Theo Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật thuộc Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO, hơn 22 triệu ca mắc đã được báo cáo cho WHO trong 7 ngày qua, phần lớn là do biến thể Omicron. Điều đáng quan tâm hơn hiện nay là 4 tuần qua đã chứng kiến sự gia tăng mạnh về số ca tử vong liên quan đến virus SARS-CoV-2 trên khắp thế giới, điều mà bà Van Kerkhove cho rằng “lẽ ra không nên xảy ra vào thời điểm hiện tại khi chúng ta có các công cụ thực sự có thể ngăn chặn điều này”. Bình luận về các thông tin rằng một số quốc gia đã bắt đầu nới lỏng biện pháp các hạn chế được áp đặt để chống dịch COVID-19, bà Van Kerkhove khuyến cáo các nước cần thận trọng bởi nhiều quốc gia vẫn chưa trải qua giai đoạn làn sóng lây nhiễm Omicron đạt đỉnh, nhấn mạnh “hiện chưa phải lúc để dỡ bỏ tất cả mọi biện pháp chống dịch cùng một lúc”.
Trong khi đó, Tiến sĩ Mike Ryan, Giám đốc phụ trách xử lý các tình huống khẩn cấp của WHO, nhấn mạnh rằng các quốc gia nên vạch ra lộ trình của riêng mình trong việc dỡ bỏ các biện pháp tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của mỗi nước thay vì chỉ làm theo những gì các quốc gia khác đang làm.
Sẽ triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi thận trọng, từng bước
Bộ Y tế khẳng định khi có vaccine, Việt Nam sẽ triển khai tiêm từng bước thận trọng, chắc chắn, an toàn tiêm chủng được đặt lên hàng đầu.
Bộ đang đàm phán để có vaccine.
Về vấn đề vaccine cho trẻ em 5 đến dưới 12 tuổi, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định Bộ rất thận trọng, đánh giá một cách toàn diện. Bộ thường xuyên tham khảo ý kiến của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cho đến nay WHO đã chính thức cấp phép cho vaccine của Pfizer được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
"Chúng tôi cũng tham khảo kinh nghiệm của tất cả các quốc gia trên thế giới. Hiện nay có hơn 37 quốc gia đã có kế hoạch và đã triển khai, có quốc gia tiêm cho toàn bộ trẻ, có quốc gia tiêm cho những trẻ nguy cơ cao", Bộ trưởng nói.
Bộ Y tế đang tiến hành đàm phán để có vaccine phòng Covid-19 tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi (Ảnh minh họa: Times of Israel).
Bộ trưởng cũng khẳng định luôn đặt vấn đề an toàn tiêm chủng lên trên hết, nhất là với trẻ em. Bộ Y tế cũng đã báo cáo với các cấp có thẩm quyền, với Chính phủ để mua vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
"Khi có vaccine này, chúng ta sẽ triển khai tiêm từng bước thậ
WHO cảnh báo tuyên bố hết dịch Covid-19 quá sớm Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, còn quá sớm để các nước tuyên bố thoát dịch Covid-19 hoặc dỡ bỏ các biện pháp hạn chế nhằm ngăn dịch. Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters). "Còn quá sớm để bất cứ quốc gia nào trên thế giới tuyên bố chiến thắng đại dịch hoặc từ...