WHO hy vọng Covid-19 chấm dứt trong hai năm
WHO hy vọng thế giới sẽ vượt qua được đại dịch Covid-19 trong vòng chưa đến hai năm, nhờ tiến bộ về công nghệ.
“Chúng tôi hy vọng kết thúc đại dịch trước hai năm”, giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với các phóng viên tại Geneva, Thuỵ Sĩ, khẳng định rằng nên khống chế Covid-19 nhanh hơn đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Ông thừa nhận so với thời điểm đó, thế giới ngày nay đang ở thế bất lợi do tính “toàn cầu hóa, sự gần gũi, kết nối” đã khiến cho nCoV lan truyền với tốc độ cực nhanh. Tuy nhiên, thế giới hiện nay cũng có lợi thế nhờ công nghệ tiến bộ vượt bậc.
“Tận dụng những công cụ sẵn có một cách tối đa và hy vọng rằng chúng ta có thể có thêm những công cụ như vaccine, tôi nghĩ chúng ta có thể chấm dứt nó trong thời gian ngắn hơn dịch cúm 1918″, ông nói.
Y tá chuẩn bị đưa thi thể một bệnh nhân Covid-19 đến nhà xác ở Trung tâm Y tế United, thành phố Houston, Texas, Mỹ, hôm 17/7. Ảnh: Reuters.
Covid-19 đã xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 23 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 800.000 ca tử vong. Cúm Tây Ban Nha, đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử hiện đại, đã làm hơn 50 triệu người chết trong số khoảng 500 triệu ca nhiễm khắp thế giới.
Video đang HOT
Số nạn nhân tử vong vì đại dịch này gấp 5 lần Thế chiến I. Những nạn nhân đầu tiên được ghi nhận ở Mỹ, trước khi dịch lan sang châu Âu và toàn cầu. Dịch cúm Tây Ban Nha xuất hiện theo 3 đợt, trong đó đợt thứ hai chết chóc nhất bắt đầu vào nửa cuối năm 1918.
“Phải mất tới 3 đợt để dịch bệnh lây nhiễm cho hầu hết những người dễ bị ảnh hưởng”, Michael Ryan, người đứng đầu các chương trình khẩn cấp của WHO, nói.
Sau đó, virus cúm tiến hoá thành một loại bọ theo mùa ít gây chết người hơn và đã quay lại suốt nhiều thập kỷ.
“Thông thường, theo thời gian, một virus đại dịch sẽ biến đổi thành dạng theo mùa”, ông Ryan nói. “Tuy nhiên, đến nay, nCoV chưa cho thấy mô hình tương tự như trên. Rõ ràng, khi dịch bệnh chưa được kiểm soát, nó sẽ bùng phát trở lại”.
WHO: 'Còn rất xa mới đạt miễn dịch cộng đồng'
Chuyên gia ước tính chỉ 10% dân số thế giới có kháng thể chống nCoV, trong khi cần ít nhất 50% dân số miễn dịch để đạt miễn dịch cộng đồng.
Theo báo cáo của nhóm khoa học Mỹ, miễn dịch cộng đồng có thể đạt được khi ít nhất 50% dân số miễn dịch với nCoV, thông qua tiếp xúc hoặc vaccine, để giảm tình trạng lây nhiễm. Trước đó, các nhà khoa học ước tính cần ít nhất 70% người miễn dịch mới đủ điều kiện chạm ngưỡng miễn dịch cộng đồng.
Song, những ước tính này phần lớn không liên quan và xa rời các công cụ mà giới chuyên gia cho rằng hiệu quả trong cuộc chiến với Covid-19, các quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 17/8.
"Ngay bây giờ, hành tinh này, dân số toàn cầu vẫn còn rất xa mới chạm tới ngưỡng cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng, ngăn Covid-19 lây lan", tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình Cấp cứu Y tế của WHO phát biểu.
"Cần tập trung vào những gì có thể làm một cách rõ ràng, thông minh nhằm ngăn nCoV lây lan, thay vì hy vọng miễn dịch cộng đồng sẽ cứu ta khỏi đại dịch", Ryan bổ sung.
Theo WHO, cách để tăng miễn dịch với nCoV là sống sót hoặc tiếp xúc với nCoV, từ đó phát triển kháng thể chống lại nCoV. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể biết chắc chắn kháng thể chống nCoV mạnh cỡ nào, có thể tồn tại bao lâu, đạt hiệu quả khác nhau giữa các cá thể như thế nào.
Dù kháng thể nCoV giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19, các nghiên cứu ước tính chỉ khoảng dưới 10% dân số thế giới có những kháng thể này.
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp về sức khỏe của WHO. Ảnh: Reuters
"Tức là một tỷ lệ lớn dân số thế giới vẫn có thể mắc Covid-19, nCoV vẫn có cơ hội lây lan", nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên môn về Covid-19 tại WHO nói.
Nói cách khác, loài người vẫn còn một chặng đường khá dài để đạt miễn dịch cộng đồng thông qua kháng thể. Ngay cả khi vaccine Covid-19 được sử dụng cũng sẽ không hiệu quả đối với tất cả những ai được tiêm.
"Chúng ta không thể nhầm lẫn giữa tỷ lệ tiêm chủng và tỷ lệ dân số được miễn dịch", tiến sĩ Aylward, cố vấn cấp cao cho Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh. Ông gợi ý nên đặt mục tiêu cao hơn cho miễn dịch cộng đồng.
"Trong bối cảnh một nửa dân số thế giới bị phong tỏa, kinh tế ở nhiều nơi ngừng trệ, chúng ta cần lên kế hoạch cho mọi mức độ, dù cao tới đâu để đạt miễn dịch cộng đồng. Chúng ta không muốn mạo hiểm, chúng ta không muốn sai lầm", Aylward nói.
Ông cũng cho rằng các chính phủ, công ty chịu trách nhiệm triển khai vaccine không nên "bị ru ngủ bởi những gợi ý đầy quyến rũ rằng mức độ cần thiết đạt miễn dịch cộng đồng có thể thấp".
"Những gì người dân và các nhà lãnh đạo nên làm là nhận ra rằng chờ đợi cho tới khi đạt miễn dịch cộng đồng 'không phải là một giải pháp' cho đại dịch Covid-19", Ryan nói.
Giải pháp duy nhất là thực hiện tất cả các chiến lược đã được chứng minh hiệu quả như xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly, đeo khẩu trang, giãn cách, đồng thời tiếp tục hợp tác trên quy mô toàn cầu phát triển các liệu pháp và vaccine.
WHO cảnh báo rủi ro từ "chủ nghĩa dân tộc vaccine" trong phòng chống Covid-19 WHO kêu gọi các nước tham gia hiệp ước toàn cầu nhằm chia sẻ vaccine Covid-19 cho các nước nghèo, đồng thời cảnh báo rủi ro "chủ nghĩa dân tộc vaccine". Nỗ lực đa phương nhằm phát triển vaccine Covid-19 toàn cầu có tên COVAX - một cơ chế được thực hiện tập hợp quỹ từ các nước giàu hơn và các tổ...