WHO hy vọng Campuchia sẽ nhận được vaccine cho khoảng 20% dân số vào năm 2021
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia, bà Li Ailan, khẳng định WHO và các đối tác đang nỗ lực hết sức để có thể mang đến nguồn vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 an toàn, hiệu quả với giá hợp lý cho những người có nguy cơ cao và những người được ưu tiên tiêm phòng tại tất cả các quốc gia một cách nhanh nhất có thể, thông qua sáng kiến vaccine toàn cầu mang tên COVAX.
Vaccine ngừa COVID-19 của Hãng dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng trường Đại học Oxford (Anh) nghiên cứu sản xuất. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bà Li Ailan, một khi được các quốc gia thông qua, những vaccine ngừa COVID-19 sẽ được đưa vào sản xuất và phân phối đến các nước. Với tiến độ hiện nay, WHO hy vọng vaccine bắt đầu được phân phối vào năm 2021 và Campuchia có thể nhận được số vaccine hỗ trợ đủ để tiêm phòng cho 20% dân số nước này vào đầu hoặc giữa năm 2021.
Đại diện WHO cũng đánh giá cao việc Campuchia lên kế hoạch tiêm phòng vaccine, sẵn sàng nhận vaccine và huy động nguồn tài chính để mua vaccine phòng COVID-19 cho người dân.
Đầu tuần này, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã đề nghị Bộ Kinh tế và Tài chính nước này chuẩn bị kinh phí mua vaccine COVID-19, đồng thời đề xuất Bộ Y tế bàn bạc với WHO để xác định nên mua vaccine của nước nào.
Thủ tướng Hun Sen cho biết tính đến ngày 9/12, Chính phủ Campuchia đã nhận được hơn 36,8 triệu USD của các nhà tài trợ để mua vaccine phòng COVID-19.
* Trong khi đó, để chuẩn bị cho chiến dịch quy mô lớn tiêm phòng vaccine phòng bệnh COVID-19, ngày 10/12, Nhật Bản cho biết sẽ mua 10.500 tủ đông âm sâu để bảo quản vaccine ngừa COVID-19, đồng thời cân nhắc mua một lượng lớn đá khô và hộp lạnh để phục vụ cho các điểm tiêm chủng.
Video đang HOT
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản, với dân số 126 triệu người, đã ký thỏa thuận mua tổng cộng 290 triệu liều vaccine của các hãng dược phẩm Pfizer Inc, AstraZeneca Plc và Moderna Inc, đủ để tiêm chủng cho 145 triệu người.
Chi phí cho việc mua vaccine này là 671,4 tỷ yen (6,4 tỷ USD). Theo yêu cầu, vaccine của Pfizer cần được bảo quản ở mức âm 75 độ C, trong khi vaccine của Moderna cần giữ ở âm 20 độ C. Do đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ mua khoảng 3.000 tủ đông âm sâu âm 75 độ C và 7.500 tủ đông âm sâu âm 20 độ C.
Nhật Bản dự kiến sẽ tiến hành chương trình tiêm chủng mở rộng từ tháng 3/2021. Ngoài các cơ sở y tế, Nhật Bản sẽ tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 tại trung tâm y tế công cộng, phòng tập thể dục, các điểm tổ chức sự kiện, trung tâm thương mại. Để được tiêm phòng, người dân cần đặt chỗ trước với chính quyền địa phương. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ yêu cầu các địa phương chuẩn bị địa điểm cần thiết cũng như hệ thống đặt chỗ cho người dân.
Theo bộ trên, còn quá sớm để khẳng định khi nào nước này sẽ nhận được vaccine. Tuy nhiên, theo AstraZeneca, hãng này có thể cung cấp 30 triệu liều vaccine trong tổng số 120 triệu liều Nhật Bản đặt mua trong quý I/2021. Pfizer dự kiến sẽ cung cấp vaccine cho Nhật Bản theo đợt, với 1.000 liều/đợt.
Nếu được bảo quản bằng hộp lạnh kèm đá khô, vaccine của Pfizer cần được sử dụng trong khoảng 10 ngày. Để giảm tải cho các điểm tiêm chủng, các chính quyền địa phương sẽ thảo luận thời gian và lịch trình tiêm vaccine cho người dân mỗi vùng. Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cũng lên kế hoạch phát triển một hệ thống cho phép chia sẻ thông tin về lượng lưu trữ vaccine với các chính quyền địa phương và nhà phân phối.
* Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Mexico, chính phủ nước này đã ký thỏa thuận với hãng dược phẩm CanSino Biologics của Trung Quốc, mua 35 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.
Cho đến nay, Mexico đã ký thỏa thuận mua tổng số 146,8 triệu liều vaccine của AstraZeneca, Pfizer và CanSino Biologics, trong đó có 34,4 triệu liều từ Pfizer. Bộ Y tế Mexico cho biết nước này sẽ triển khai kế hoạch tiêm vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng này, trong đó ưu tiên cho các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Theo kế hoạch, Mexico sẽ tiếp nhận 250.000 liều vaccine đầu tiên của Pfizer ngay trong tháng 12 này.
Theo đánh giá của Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, tình hình dịch COVID-19 tại Mexico hiện rất nghiêm trọng, đồng thời khuyến cáo chính phủ nước này cần triển khai các biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn tình trạng số ca nhiễm và tử vong gia tăng như hiện nay.
Mexico là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch COVID-19. Tính đến nay, nước này ghi nhận hơn 1,2 triệu ca nhiễm, trong đó có hơn 111.000 ca tử vong, đứng thứ 11 thế giới về số ca nhiễm và thứ 4 thế giới về số ca tử vong.
Mỹ cấm vận trùm xã hội đen khét tiếng của Trung Quốc
Trùm xã hội đen Doãn Quốc Câu cầm đầu băng nhóm 14K khét tiếng của hội Tam Hoàng bị Mỹ cáo buộc mở rộng hoạt động tại Campuchia, Myanmar và Palau.
Trùm xã hội đen Doãn Quốc Câu . Ảnh AFP
Hãng AFP ngày 10.12 đưa tin Bộ Tài chính Mỹ vừa cấm vận trùm xã hội đen khét tiếng Trung Quốc Doãn Quốc Câu (65 tuổi), cáo buộc ông này mở rộng hoạt động tội phạm tại Đông Nam Á.
Trùm xã hội đen với biệt danh "Răng Gãy" này cầm đầu băng nhóm 14K ở Hồng Kông thuộc hội Tam Hoàng, bị Mỹ cáo buộc mở rộng hoạt động ở Campuchia, Myanmar và Palau kể từ khi ra tù cách đây 8 năm.
Bộ Tài chính Mỹ cho rằng ông Doãn gắn các hoạt động phạm tội với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Hội Lịch sử và Văn hóa thế giới Hồng Môn, tổ chức văn hóa gốc Hoa của ông Doãn tại Campuchia, bị Mỹ cáo buộc là bình phong cho các hoạt động tội phạm, phát hành tiền ảo, giao dịch địa ốc và sòng bạc.
Bên cạnh đó, trùm xã hội đen này còn bị cáo buộc thành lập một công ty an ninh tập trung vào các dự án đầu tư trong sáng kiến Vành đai và Con đường.
Bộ Tài chính Mỹ cấm vận ông Doãn, Tập đoàn Hồng Môn Thế Giới và Tập đoàn Đông Mai của ông này ở Hồng Kông hiện đang xây một trung tâm sòng bạc ở Saixigang (Myanmar).
Nhân Ngày Thế giới phòng chống tham nhũng (9.12), Bộ Tài chính Mỹ còn cấm vận nghị sĩ Harry Varney Gboto-Nambi Sherman của Liberia với cáo buộc hối lộ và biển thủ, và quan chức hải quan Raimbek Matraimov của Kyrgyzstan với cáo buộc hỗ trợ rửa tiền 700 triệu USD.
Các lệnh cấm vận sẽ phong tỏa tài sản của những cá nhân liên quan và cấm các công ty, cá nhân có liên kết với Mỹ làm ăn với những người này. Trùm xã hội đen Doãn Quốc Câu bị tuyên án 14 năm tại Macau liên quan đến chuỗi tội ác giết người và đánh bom ở Macau vào thập niên 1990, trước khi được thả vào năm 2012.
Lào: Hợp tác tại Khu vực Tam giác phát triển CLV ngày càng được tăng cường Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 9/12, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) lần thứ 11 qua hình thức trực tuyến. Tham dự Hội nghị CLV 11 còn có lãnh đạo và các đoàn đại biểu của các nước thành viên. Đoàn...