WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới
Ngày 19/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đã huy động được gần 4 tỷ USD thông qua một cơ chế mới, qua đó giúp đáp ứng nhu cầu tài chính của tổ chức này trong 4 năm tới.
Trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Một phần khoản tiền này đến từ các cam kết mới của Australia, Indonesia và Tây Ban Nha tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ở Rio de Janeiro, Brazil. Các cam kết mới, cùng với các khoản đóng góp và cam kết trước đó đã mang lại 3,8 tỷ USD tiền tài trợ cho WHO. Con số này chiếm 53% khoản thâm hụt ngân sách 7,1 tỷ USD mà WHO phải trang trải trong giai đoạn 2025-2028.
Khoảng 1/3 nguồn tài trợ của WHO đến từ phí thành viên mà mỗi quốc gia phải đóng dựa trên quy mô nền kinh tế. Khi được thành lập vào năm 1948, tổ chức này hoàn toàn dựa vào đóng góp của các nước. Tuy nhiên, qua nhiều năm, WHO ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản tài trợ.
Vào đỉnh điểm của đại dịch COVID-19 năm 2020, WHO đã thành lập một quỹ đặc biệt để huy động nguồn lực mới từ các doanh nghiệp và nhà từ thiện. Năm 2022, các quốc gia thành viên đã nhất trí về việc tăng phần đóng góp trong ngân sách của WHO, dự kiến lên tới 50% vào giai đoạn 2030-2031. Vào tháng 5, WHO cũng đã khởi động cơ chế tài chính mới nhằm mục đích đảm bảo nguồn tài trợ cho các hoạt động trọng tâm. Tới nay, WHO đã thu hút được hàng chục nhà tài trợ mới.
Mỹ nằm trong số các nhà tài trợ hàng đầu của WHO. Theo đánh giá của giới truyền thông, các rủi ro đối với WHO đã tăng đáng kể kể từ khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã phản đối cách WHO ứng phó đại dịch COVID-19 và khởi động tiến trình rút Mỹ khỏi tổ chức này.
WHO triệu tập cuộc họp khẩn cấp về đậu mùa khỉ
Ngày 11/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết sẽ triệu tập cuộc họp Ủy ban khẩn cấp vào tuần tới để quyết định liệu bệnh đậu mùa khỉ có còn là cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu không.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ cho người dân tại tỉnh Bắc Kivu, CHDC Congo ngày 25/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Tháng 8 vừa qua, trong bối cảnh bệnh đậu mùa khỉ tiếp tục lây lan ở châu Phi, WHO đã ban bố bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng - mức cảnh báo cao nhất. Động thái này diễn ra sau sự lây lan của biến thể virus gây bệnh đậu mùa khỉ mới, có tên gọi nhánh lb, tại nhiều khu vực châu Phi.
Trong báo cáo công bố ngày 11/11, WHO cho biết kể từ đầu năm tới ngày 3/11, châu Phi đã ghi nhận 46.794 ca mắc và nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ, trong đó có 1.081 ca tử vong. Cộng hòa Dân chủ Congo, Burundi và Uganda là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh.
Bệnh đậu mùa khỉ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp. Bệnh thường gây ra các triệu chứng giống cúm và các tổn thương có mủ trên cơ thể. Hiện vaccine phòng bệnh đã được phân phát cho 9 nước châu Phi bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã liệt kê 17 tác nhân gây bệnh và tử vong trên diện rộng, bao gồm HIV, sốt rét và bệnh lao, mà tổ chức này kêu gọi cần phải có vaccine mới ngay lập tức. Một điểm tiêm vaccine ngừa bệnh sốt rét tại Gisambai, Kenya. Ảnh: AFP/TTXVN Cơ quan y tế của...