WHO ghi nhận ngày ca nhiễm Covid-19 tăng cao kỷ lục
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ghi nhận được 106 nghìn ca nhiễm Covid-19 mới trong vòng 24 giờ qua, mức tăng cao nhất kể từ khi dịch này xuất hiện.
“Chúng ta vẫn còn một quãng đường dài phải đi tiếp trong đại dịch này”, kênh truyền hình Mỹ CNN dẫn lời Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại một cuộc họp báo diễn ra hôm 20/5 ở Geneva, Thụy Sĩ.
“Trong vòng 24 giờ qua, đã có 106 ca nhiễm Covid-19 mới được báo cáo cho Tổ chức Y tế thế giới, nhiều nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh này xuất hiện. Gần hai phần ba số ca nhiễm này là thuộc về 4 quốc gia”, ông nói thêm.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus. Ảnh: AP
Bốn quốc gia mà Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới nhắc đến ở trên bao gồm Mỹ, Nga, Brazil và Ấn Độ, nhà dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm của WHO – Maria Van Kerkhove xác nhận với kênh CNN qua email.
Video đang HOT
Theo trang Worldometers, Mỹ đã ghi nhận thêm 19.267 ca nhiễm mới và 1.297 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm bệnh và tử vong do Covid-19 ở nước này lên các ngưỡng là 1.589.850 và 94.830.
Brazil cũng ghi nhận tới 19.694 ca nhiễm mới và 876 ca tử vong. Nước này hiện đã vượt qua Tây Ban Nha, trở thành vùng dịch lớn thứ ba trên thế giới. Số người nhiễm là 291.579 với 18.859 ca đã tử vong.
Mặc dù chứng kiến mức tăng thấp hơn nhiều so với hai nước trên cả về số ca nhiễm mới và ca tử vong, song Nga vẫn đang là vùng dịch lớn thứ 2 trên thế giới, với tổng số ca nhiễm bệnh là 308.705, tăng 8.764 người.
Cùng ngày, Ấn Độ chứng kiến số ca nhiễm mới tăng ở mức 4 con số, với 5.553 trường hợp. Hiện tổng số người nhiễm dịch Covid-19 ở quốc gia châu Á này đang ở ngưỡng 112.028 người, cao thứ 11 trên thế giới.
Tính đến sáng nay, dịch Covid-19 đã tấn công 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, khiến 5.077.154 người nhiễm bệnh và 329.060 người trong số đó đã tử vong, theo số liệu thống kê của trang Worldometers.
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc tài trợ 2 tỷ USD chống COVID-19 là quá ít
Ngoại trưởng Mike Pompeo cho rằng, việc Trung Quốc tài trợ 2 tỷ USD cho WHO để ứng phó với ảnh hưởng COVID-19 là quá ít so với ảnh hưởng của dịch bệnh.
"Dịch bệnh cướp đi khoảng 90.000 sinh mạng người Mỹ. Hơn 36 triệu người Mỹ mất việc kể từ tháng 3. 300.000 người chết trên toàn cầu. Theo ước tính của chúng tôi, thất bại của chính phủ Trung Quốc trong kiểm soát dịch bệnh khiến thế giới thiệt hại khoảng 9 nghìn tỷ USD.
Tôi muốn nhìn thấy Trung Quốc thực hiện cam kết trị giá 2 tỷ USD viện trợ đó. Nhưng đóng góp của Bắc Kinh để chống lại đại dịch là rất nhỏ bé so với thiệt hại mà họ đã gây ra đối với thế giới", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho hay.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. (Ảnh: Reuters)
Tại Hội nghị Y tế Thế giới (WHO) hôm 19/5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết nước này sẽ tài trợ cho WHO số tiền tương đương 2 tỷ USD để hỗ trợ các nước phát triển kinh tế và xã hội và sẽ hướng đến vào các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch.
Chủ tịch Tập Cận Bình cũng tuyên bố Trung Quốc đang hành động với trách nhiệm công khai, minh bạch đối với đại dịch COVID-19.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết, Mỹ đã cung cấp 10 tỷ USD viện trợ quốc tế cho nghiên cứu vaccine và viện trợ nhân đạo.
Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tăng đột biến trong những tuần gần đây, khi ông Pompeo và Tổng thống Donald Trump liên tục chỉ trích Bắc Kinh trong việc xử lý dịch bệnh.
Tổng thống Trump dọa rút khỏi WHO và gọi tổ chức này là "con rối" của Trung Quốc.
Tổng giám đốc WHO nhận được thư của Trump yêu cầu độc lập với Trung Quốc Tổng giám đốc WHO xác nhận đã nhận được bức thư của Tổng thống Trump yêu cầu tổ chức này thể hiện sự độc lập với Trung Quốc. Trả lời báo giới hôm 20/5 tại Geneva, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết, WHO đã nhận được bức thư này và đang xem xét nó....