WHO dự đoán triển vọng kết thúc đại dịch Covid-19
Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, Covid-19 sẽ còn hoành hành thế giới ít nhất 3 tháng nữa trước khi lắng xuống.
Vaccine là công cụ hiệu quả nhằm kiểm soát đại dịch Covid-19 (Ảnh: Getty).
Trả lời phỏng vấn hãng tin Sky News ngày 10/1, ông David Nabarro, đặc phái viên về Covid-19 của WHO, cho rằng đại dịch sẽ còn thách thức thế giới trong ít nhất 3 tháng nữa, nhưng triển vọng chấm dứt đại dịch đã ở phía trước.
“Tôi e rằng chúng ta sẽ phải chạy đua ứng phó dịch. Chúng ta đã có thể nhìn thấy vạch đích, nhưng chúng ta chưa đạt đến điểm đích. Sẽ có một số thách thức nữa trước khi chúng ta đến đích… Tình hình sẽ còn thách thức trong ít nhất 3 tháng nữa”, ông Nabarro nói.
Bình luận về mô hình diễn biến dịch, ông Nabarro nói: “Cách mà virus hoạt động đó là hình thành, sau đó bùng phát mạnh, tiếp đến là lắng xuống và lại bùng lên sau 3-4 tháng.
Dự đoán về diễn biến dịch trong tương lai, ông cho biết: “Rất khó để dự đoán tương lai dựa vào cách thức hoạt động của virus trong quá khứ. Tuy nhiên, tôi cho rằng dịch sẽ tiếp tục bùng lên, do vậy, sống chung với Covid-19 nghĩa là chuẩn bị tốt cho các đợt bùng phát mới và ứng phó nhanh chóng khi nó xảy ra.
Trước đó, Giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu Hans Kluge cảnh báo rằng, không thể tuyên bố chấm dứt đại dịch khi hệ thống y tế vẫn có nguy cơ không thể đối phó với số ca bệnh tăng đột biến. “Chúng ta phải học cách sống chung với virus. Ngay khi hệ thống y tế của chúng ta không bị quá tải bởi các ca nhập viện và tử vong do Covid-19, tức là nó có thể cung cấp các dịch vụ mà nó đã cung cấp trước đây, thì đại dịch có thể sẽ trở thành bệnh đặc hữu”, ông Kluge nói.
Hơn hai năm kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, thế giới vẫn đang chật vật đối phó với đợt bùng phát mới do sự xuất hiện của các biến chủng mới. Biến chủng Omicron được phát hiện hồi cuối năm 2021 ở châu Phi đang khiến số ca nhiễm mới ở nhiều nơi trên thế giới tăng đột biến, kéo theo thách thức lớn cho hệ thống y tế.
Tuy nhiên, giới chuyên gia dự đoán Covid-19 có thể trở thành bệnh đặc hữu trong năm 2022 hay nói cách khác là không còn gây mối đe dọa đáng kể cho thế giới.
“2022 là năm đại dịch Covid-19 có thể kết thúc. Giờ đây, chúng ta đã có các công cụ có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này”, bà Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách Covid-19 của WHO, nhận định. Dự đoán này được đưa ra dựa trên tính toán rằng, đến giữa năm 2022, các nước đều đạt được tỷ lệ tiêm chủng ít nhất 70%.
Bà Kerkhove nhấn mạnh, vaccine Covid-19 là một công cụ quan trọng để kiểm soát đại dịch. “Với công cụ này, chúng ta có thể giảm tỉ lệ mắc bệnh, nhập viện, bệnh nặng, giảm số người phải chăm sóc tích cực và số người đang hấp hối. Chúng ta có thể khiến Covid-19 không còn gây chết chóc nữa và cũng có thể giảm sự lây lan của nó”.
Trung Quốc điều tra người trèo rào trốn xét nghiệm
Giới chức Thành Đô mở cuộc điều tra sau khi xuất hiện video nhiều người dân tìm cách trốn khỏi khu vực bị phong tỏa để né xét nghiệm nCoV.
Video được chia sẻ trên mạng xã hội Trung Quốc hôm nay cho thấy nhiều người vượt qua hàng rào và các bụi cây rậm, nhằm tìm cách rời khuôn viên tòa nhà Trung tâm Toàn cầu Thế kỷ Mới ở thành phố Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, tránh đợt xét nghiệm nCoV bắt buộc tại đây.
Trung tâm Toàn cầu Thế kỷ Mới bị phong tỏa trước đó để tiến hành xét nghiệm nCoV diện rộng do một ca nghi nhiễm từng đến đây. "Chúng tôi đang xác thực thông tin và chưa bắt ai", một sĩ quan cảnh sát nói với truyền thông địa phương.
Người dân tìm cách rời khu vực phong tỏa ở Thành Đô trong video được đăng hôm 8/11. Video: Sina.
Trung Quốc đầu năm ngoái thông qua biện pháp trừng phạt những người vi phạm lệnh phong tỏa ngăn Covid-19 và phát tán tin giả, với mức án cao nhất lên tới 7 năm tù.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm nay ghi nhận thêm 65 ca nCoV lây nhiễm trong cộng đồng, tăng nhẹ so với hôm qua, trong bối cảnh đợt dịch mới đang bùng phát trở lại. Chuỗi lây nhiễm từ phía bắc đã lan tới 44 thành phố ở 20 tỉnh, với hơn 1.200 ca nhiễm đang được điều trị. Đây là đợt dịch lan rộng nhất ở Trung Quốc sau Vũ Hán, với phần lớn ca nhiễm tập trung ở các tỉnh phía bắc gồm Hắc Long Giang, Nội Mông và Cam Túc.
Trung Quốc là nước hiếm hoi trên thế giới còn duy trì chiến lược "không Covid", nghĩa là đặt mục tiêu đưa số ca nhiễm về 0. Dù số ca nhiễm nCoV mỗi ngày thấp hơn nhiều so với hầu hết quốc gia trên thế giới, Trung Quốc vẫn triển khai nhiều biện pháp chống dịch quyết liệt, trong bối cảnh Thế vận hội Mùa đông sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh vào tháng hai năm sau.
Giới chức thành phố Thượng Hải tuần trước phong tỏa công viên Disneyland và xét nghiệm hàng chục nghìn người trong đêm, do phát hiện một ca nhiễm nCoV đến đây trước đó một ngày.
Tuy nhiên, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng các biện pháp kiểm soát dịch có thể được nới lỏng khi 85% dân số được tiêm chủng, dự kiến vào đầu năm 2022.
Mỹ tiêm vắc xin cho 8 rái cá biển sau khi 5 sư tử bị nhiễm Covid-19 Một thủy cung ở bang California, Mỹ đã tiêm vắc xin Covid-19 cho 8 con rái cá biển kể từ tháng 8, sau khi 5 con sư tử bị nhiễm Covid-19. Một con rái cá tại Thủy cung Vịnh Monterey (Ảnh: Bay Area News). "Có nhiều bằng chứng cho thấy các động vật này gồm chồn sương, chồn hương, rái cá biển rất...