WHO dự báo cần tiêm vaccine Covid-19 hàng năm
WHO cho rằng những người dễ bị tổn thương nhất bởi Covid-19, như người cao tuổi, có thể cần tiêm lại vaccine hàng năm để chống các biến thể.
Dự báo này được đưa ra trong một tài liệu nội bộ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và sẽ được thảo luận hôm nay tại cuộc họp hội đồng quản trị Gavi, một liên minh vaccine đồng lãnh đạo chương trình phân phối vaccine Covax của WHO. Dự báo này có thể thay đổi và cũng được ghép nối với hai kịch bản khác ít khả năng xảy ra hơn.
Các nhà sản xuất vaccine Moderna và Pfizer của Mỹ cùng đối tác BioNTech của Đức đã lên tiếng bày tỏ quan điểm rằng thế giới sẽ sớm cần đến các mũi tiêm tăng cường để duy trì mức độ miễn dịch cao, nhưng bằng chứng cho điều này vẫn chưa rõ ràng.
Tài liệu cho thấy WHO coi việc tiêm phòng lại hàng năm cho những người có nguy cơ cao là kịch bản định sẵn, nhưng không cho biết kết luận này đạt được như thế nào. Tài liệu đề ngày 8/6 cũng dự đoán 12 tỷ liều vaccine Covid-19 sẽ được sản xuất trên toàn cầu vào năm tới.
WHO không báo hiệu những công nghệ nào có thể bị loại bỏ, nhưng EU, nơi dự trữ lượng vacicne Covid-19 lớn nhất thế giới, đặt cược rất nhiều vào các mũi tiêm sử dụng công nghệ RNA thông tin (mRNA), như của Pfizer và Moderna, và đã từ chối một số giao dịch mua vaccine vector virus từ AstraZeneca và Johnson & Johnson.
Nhân viên y tế tiêm phòng cho một cụ bà ở Banda Aceh, Indonesia hôm 23/6. Ảnh: AFP .
Thế giới đã ghi nhận 180.666.541 ca nhiễm nCoV và 3.913.699 ca tử vong, tăng lần lượt 313.980 và 6.168, trong khi 163.576.347 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 34.460.399 ca nhiễm và 618.541 ca tử vong do nCoV, tăng 9.511 ca nhiễm và 232 ca tử vong so với một ngày trước đó.
Tổng thống Joe Biden hôm 24/6 khuyến khích người dân tiêm chủng khi biến chủng Delta đang lan rộng và được dự đoán trở thành chủng virus chiếm ưu thế ở Mỹ, khiến ca nhiễm tăng vào mùa thu.
“Biến chủng mới, nguy hiểm này tiếp tục xuất hiện. Nó là biến chủng phổ biến nhất ở Mỹ và những người không được tiêm chủng sẽ rất dễ bị tổn thương”, Biden nói.
Video đang HOT
Biden khẳng định vaccine là cách tốt nhất để chống lại virus, sau khi Nhà Trắng thừa nhận chính quyền không thể đạt mục tiêu tiêm chủng 70% dân số vào ngày 4/7. “Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi virus và các biến chủng là tiêm phòng đầy đủ. Vaccine hiệu quả, miễn phí, an toàn, dễ dàng và tiện lợi”, Tổng thống Mỹ cho hay.
Ấn Độ là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với 30.133.417 ca nhiễm và 393.338 ca tử vong, tăng so với hôm trước lần lượt 51.248 và 965 ca.
Ấn Độ nhìn chung đã kiểm soát được sóng Covid-19 thứ ba, trong khi chiến dịch tiêm chủng tại nước này dường như ngày càng tiến bộ. Giới chuyên gia cho biết Ấn Độ cần tiêm 10 triệu liều mỗi ngày để đạt mục tiêu tiêm chủng cho 950 triệu người vào tháng 12. Hơn 5% dân số Ấn Độ đã tiêm đủ hai liều.
Hồi đầu tháng, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết chính phủ sẽ mua 75% vaccine từ các nhà sản xuất và phân phối miễn phí đến các bang. Nhiều bệnh viện tư nhân trước đó cũng chủ động mua vaccine cho người từ 18 đến 45 tuổi. “Nếu nguồn cung ổn định, chúng tôi sẽ tiêm được cho phần lớn dân số vào cuối năm nay”, D.N Patil, quan chức y tế cấp cao ở bang Maharashtra, cho biết.
Brazil là vùng dịch lớn thứ ba thế giới với 18.243.483 ca nhiễm và 509.141 ca tử vong, tăng lần lượt 72.705 và 1.901.
Bộ Y tế Brazil hôm 23/6 xác nhận nước này đang trong sóng Covid-19 thứ ba và Sao Paulo vẫn là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Tại nhiều bang khác, hệ thống chăm sóc y tế cũng bị quá tải.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ca Covid-19 được báo cáo ở quốc gia lớn nhất Mỹ Latinh thấp hơn so với thực tế. Ca nhiễm hàng ngày tăng đều đặn hơn một tháng qua và ca tử vong trung bình là khoảng 2.000 mỗi ngày, kể từ tuần trước. Trung bình ca nhiễm và tử vong 7 ngày qua tại Brazil hiện cao nhất trên thế giới, vượt qua Ấn Độ vào tuần trước.
Chiến dịch tiêm chủng ở Brazil diễn ra chậm chạp, với chỉ 12% dân số được tiêm chủng. Tổng thống Jair Bolsonaro cam kết tiêm chủng cho toàn bộ người dân vào cuối năm nay, nhưng các chuyên gia cho rằng mục tiêu này khó đạt được.
Nga báo cáo 5.388.695 người nhiễm và 131.463 người chết, tăng lần lượt 20.182 và 568 trường hợp. Đây là mức tăng ca nhiễm hàng ngày lớn nhất ở Nga kể từ tháng 1.
Moskva, khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất, báo cáo 8.598 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca lên 1.315.841.
Phó Thủ tướng Nga Tatyana Golikova cho biết tỷ lệ tiêm chủng ở nước này đang tăng lên khi hơn 16 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ và khoảng 20 triệu người khác đã được tiêm một liều. Theo Golikova, Nga hiện chưa ghi nhận ca nhiễm nào liên quan biến thể “Delta plus”.
Ai Cập sẽ cho phép những du khách đã tiêm đủ liều vaccine được nhập cảnh mà không cần làm xét nghiệm PCR. Du khách phải xuất trình giấy chứng nhận có mã QR rằng họ đã tiêm đủ liều một trong 6 loại vaccine được Ai Cập và WHO phê duyệt, ít nhất hai tuần trước khi đến.
Những người đến từ các quốc gia bị ảnh hưởng bởi các biến chủng sẽ phải làm xét nghiệm nhanh khi đến nơi, trong khi tất cả du khách không tiêm chủng phải xuất trình xét nghiệm PCR.
Ai Cập báo cáo 466 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm lên 278.761. Tuy nhiên, giới chức và chuyên gia cho biết số ca nhiễm thực sự cao hơn nhiều do tỷ lệ xét nghiệm thấp và việc loại trừ các kết quả xét nghiệm tư nhân. Nước này cũng báo cáo gần 16.000 trường hợp tử vong.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 2.053.995 ca nhiễm, tăng 20.574, trong đó 55.949 người chết, tăng 355. Đây là mức tăng ca nhiễm hàng ngày lớn nhất ở Indonesia từ khi đại dịch bùng phát.
Tổng thống Joko Widodo đặt mục tiêu tiêm phòng Covid-19 cho 7,5 triệu trong số 10,5 triệu dân thủ đô Jakarta vào cuối tháng 8. Ông thừa nhận mục tiêu này khá tham vọng, nhưng nhấn mạnh tiêm phòng phải được thực hiện để sớm đạt miễn dịch cộng đồng ở thủ đô.
Chính quyền đặc khu Hong Kong của Trung Quốc thông báo sẽ cấm các chuyến bay chở khách từ Indonesia, bắt đầu từ thứ 25/6, coi những hành khách đến từ Indonesia có “nguy cơ Covid-19 cực kỳ cao”. Giới chức Hong Kong cho biết động thái diễn ra sau khi số ca Covid-19 từ Indonesia vượt ngưỡng thành phố đặt ra.
Philippines vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 1.378.260 ca nhiễm và 24.036 ca tử vong, tăng lần lượt 6.043 và 108 ca.
Philippines đã đặt hàng 113 triệu liều vaccine từ 5 nhà sản xuất, gồm 26 triệu liều Sinovac, 10 triệu liều Sputnik V, 20 triệu liều Moderna, 17 triệu liều AstraZeneca và 40 triệu liều từ Pfizer/BioNTech mới đạt thỏa thuận. Hai triệu liều vaccine của Sinovac hoặc CoronaVac do Trung Quốc sản xuất cũng mới được bàn giao cho nước này hôm 24/6.
Hơn 13 triệu người trong tổng số 110 triệu dân của Philippines đã được xét nghiệm từ khi đại dịch bùng phát. Quốc gia này cũng đã tiêm hơn 8,4 triệu liều vaccine Covid-19, chủ yếu cho nhân viên y tế tuyến đầu, người cao tuổi và người có bệnh lý nền.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...