WHO điều tra thông tin giám đốc khu vực phân biệt chủng tộc với nhân viên
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang điều tra cáo buộc giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương bắt nạt nhân viên, có lời lẽ phân biệt chủng tộc và rò rỉ dữ liệu vắc xin cho Nhật Bản.
AP ngày 27.1 đưa tin các nhân viên WHO đã viết đơn khiếu nại nội bộ vào tháng 10.2021, cáo buộc Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương Takeshi Kasai có hành vi “thiếu đạo đức, phân biệt chủng tộc và lăng mạ”.
WHO thông báo đang xác minh các cáo buộc đối với Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương Takeshi Kasai. Ảnh REUTERS
Những đơn tố giác tuần trước được gửi cho các lãnh đạo WHO, miêu tả “không khí độc hại” và “văn hóa bắt nạt có hệ thống” tại trụ sở khu vực của WHO đặt tại Philippines. Ông Kasai bị tố cáo có những phát ngôn khiếm nhã với nhân viên vì quốc tịch của họ trong các cuộc họp.
Theo nhân viên WHO tố cáo, phong cách lãnh đạo của ông Kasai đã khiến hơn 55 nhân viên chủ chốt nghỉ việc trong một năm rưỡi qua và hầu hết chưa được thay thế.
Video đang HOT
Ông Kasai đã bác bỏ những cáo buộc này. Vị bác sĩ người Nhật làm việc cho WHO hơn 15 năm thừa nhận đã cứng nhắc với nhân viên nhưng bác bỏ cáo buộc phân biệt chủng tộc cũng như việc chia sẻ thông tin mật về vắc xin cho Nhật Bản.
Vị quan chức cũng nói sẽ lắng nghe tâm tư của nhân viên và sẽ cân nhắc kỹ về việc sửa đổi cách quản lý của bản thân và cải thiện môi trường làm việc.
Trong thông báo ngày 27.1, WHO cho biết đã hay hay tin về các cáo buộc và đang có hành động thích hợp để xác minh, theo Reuters.
Trong khi đó, Phó chánh văn phòng nội các Nhật Bản Koichiro Matsumoto ngày 28.1 cho biết chính quyền sẽ theo dõi cuộc điều tra của WHO. Bên cạnh đó, ông Matsumoto phủ nhận cáo buộc chính phủ Nhật đã nhận được thông tin nhạy cảm về vắc xin từ ông Kasai.
Ông Matsumoto tuyên bố Nhật Bản nghiêm túc coi trọng việc đảm bảo tiếp cận công bằng đối với vắc xin của tất cả các nước và khu vực.
Trước đây, WHO cũng nhận được những tố giác nội bộ về việc phân biệt chủng tộc, giới tính và những vấn đề khác. Năm 2021, nhiều báo cáo xuất hiện về việc các nhân viên WHO bị lạm dụng tình dục trong đợt bùng phát dịch Ebola tại Congo.
Trung Quốc lên tiếng về nhóm điều tra Covid-19 giai đoạn 2 của WHO
Bắc Kinh đã lên tiếng sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố thành phần nhóm chuyên gia chuẩn bị tiến hành cuộc điều tra giai đoạn 2 về nguồn gốc đại dịch Covid-19.
Các nhân viên làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán (Trung Quốc), nơi trở thành tâm điểm của giả thuyết virus SARS-CoV-2 thoát ra từ phòng thí nghiệm (Ảnh: AFP).
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 14/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên kêu gọi WHO tuân thủ cách tiếp cận "khoa học và có mục tiêu" khi chuẩn bị kích hoạt giai đoạn 2 cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19.
Ông Triệu cho biết, Trung Quốc hy vọng các bên tham gia vào cuộc điều tra sẽ "có thái độ khách quan, khoa học, có trách nhiệm, tuân thủ quan điểm toàn cầu, thực hiện nhiệm vụ một cách khách quan, công bằng, đồng thời đóng góp tích cực vào cuộc chiến chống dịch và truy nguồn gốc đại dịch toàn cầu".
Quan chức ngoại giao Trung Quốc nói thêm, Bắc Kinh sẽ tiếp tục hỗ trợ và tham gia truy tìm nguồn gốc Covid-19, song "kịch liệt phản đối thao túng chính trị dưới bất cứ hình thức nào".
Những bình luận trên được đưa ra sau khi WHO hôm 14/10 công bố danh sách đề xuất 26 chuyên gia vào nhóm cố vấn phụ trách điều tra giai đoạn 2 nguồn gốc Covid-19 (hay còn gọi là SAGO). SAGO gồm chuyên gia, nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực khác nhau đến từ nhiều nước, trong đó có 6 chuyên gia quốc tế từng là thành viên nhóm điều tra giai đoạn một.
Hồi đầu năm nay, Trung Quốc đã cho phép nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu tới Vũ Hán điều tra nguồn gốc Covid-19. Sau chuyến điều tra kéo dài khoảng một tháng, nhóm chuyên gia đưa ra 4 giả thuyết. Giả thuyết virus SARS-CoV-2 gây đại dịch lây sang người từ vật chủ trung gian là các động vật như dơi được cho là "nhiều khả năng nhất". Ngược lại, giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm "rất khó xảy ra".
Nhóm chuyên gia nhấn mạnh vẫn cần mở rộng điều tra để xác định nguồn gốc chính xác của virus. Ông Mike Ryan, Giám đốc chương trình khẩn cấp của WHO, cho rằng điều tra giai đoạn hai có thể là "cơ hội cuối cùng" để giải mã nguồn gốc đại dịch.
Maria van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật về Covid-19 của WHO, lưu ý vẫn còn hàng chục nghiên cứu đề xuất nữa cần thực hiện và có thể phải tiến hành trên lãnh thổ Trung Quốc một lần nữa.
Về phía Trung Quốc, giới chức nước này tuyên bố, tất cả các cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 trong tương lai cần phải dựa trên nền tảng kết quả điều tra giai đoạn một. Bắc Kinh cũng cho rằng, giai đoạn tiếp theo của điều tra cần tập trung vào những nơi khác thay vì Trung Quốc, đồng thời chỉ trích Mỹ và một số nước đồng minh "chính trị hóa" một vấn đề khoa học.
Tuy nhiên, giới phê bình nói rằng, báo cáo điều tra giai đoạn một bị ảnh hưởng do sự thiếu minh bạch của Trung Quốc. WHO đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc chia sẻ đầy đủ dữ liệu thô về giai đoạn đầu bùng dịch, bao gồm dữ liệu về các ca bệnh đầu tiên ở Vũ Hán hồi cuối năm 2019.
WHO lập nhóm điều tra các mầm bệnh mới nhằm ngăn chặn đại dịch trong tương lai Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 13/10 công bố lập một nhóm các nhà khoa học nhằm điều tra các mầm bệnh mới và ngăn chặn các đại dịch trong tương lai. Hình ảnh do Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ cung cấp về virus SARS-CoV-2 gây dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN Nhóm trên gồm...