WHO điều tra biến thể nCoV mới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 30/8 thông báo đang xem xét một biến thể nCoV mới, gọi là “Mu”, được xác định lần đầu ở Colombia vào tháng 1 năm nay.
Mu, tên khoa học là B.1.621, được xếp vào nhóm “biến thể đáng chú ý”. Theo WHO, biến thể có các đột biến làm giảm hiệu quả của vaccine, “cần nghiên cứu sâu rộng hơn để làm rõ”.
WHO nêu rõ trong thông báo: “Biến thể Mu chứa một loạt đột biến biểu thị đặc tính trốn tránh miễn dịch”.
Sau khi được ghi nhận tại Colombia, Mu đã lan sang các quốc gia Nam Mỹ và khu vực châu Âu. WHO cho biết tỷ lệ nhiễm biến thể Mu trên toàn cầu ở dưới mức 0,1% trong tổng số ca nhiễm. Tại Colombia, con số là 39%.
Giới chuyên gia lo ngại về sự xuất hiện tràn lan của các biến thể virus mới, khi tỷ lệ lây nhiễm toàn cầu một lần nữa tăng nhanh. Chủng Delta đang chiếm ưu thế, đặc biệt ở những người chưa tiêm chủng và các vùng được nới quy tắc hạn chế.
Tất cả loại virus, bao gồm nCoV, đều đột biến theo thời gian. Hầu hết chúng ít hoặc không ảnh hưởng đến đặc tính của virus. Song một số đột biến sẽ khiến mầm bệnh lân lan dễ dàng, tăng mức độ nghiêm trọng của triệu chứng và gây ra tình trạng kháng thuốc hoặc trốn tránh miễn dịch do vaccine.
Hành khách đeo khẩu trang, xếp hàng làm thủ tục tại sân bay El Dorado, Colombia, tháng 9/2020. Ảnh: Reuters
Hiện danh sách “biến thể nCoV đáng lo ngại” của WHO có Alpha (có mặt ở 193 nước), Beta, Gamma và Delta (có mặt ở 170 nước). Cả 5 biến thể, bao gồm cả Mu, sẽ được theo dõi.
Theo định nghĩa của WHO, biến thể đáng lo ngại (VOC) có những đặc tính sau: tăng khả năng lây truyền; hoặc tăng độc lực, thay đổi biểu hiện lâm sàng của bệnh; hoặc làm giảm hiệu quả của các biện pháp dập dịch nói chung như tiêm vaccine, gây trở ngại lên việc chẩn đoán, phương pháp điều trị sẵn có.
Đối với các “biến thể đáng lo ngại”, WHO ưu tiên đánh giá về đặc điểm của chúng và rủi ro sức khỏe với cộng đồng. Nếu cần thiết, WHO phối hợp điều tra bổ sung trong phòng thí nghiệm với các nước thành viên và đối tác. WHO cũng có trách nhiệm thông báo chỉ dẫn và phát hiện mới với các nước thành viên cùng công chúng.
Video đang HOT
Những "vũ khí" giúp biến thể Delta hoành hành, gây điêu đứng toàn cầu
Cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 của thế giới đang chứng kiến một bước ngoặt khó khăn với sự xuất hiện của biến chủng Delta.
Sự xuất hiện của một biến chủng lây lan mạnh đã làm chệch hướng mọi tính toán của các nước, kể cả những quốc gia có tỷ lệ tiêm vắc xin cao và đặt ra những thách thức chưa từng có.
Trong 4 biến thể đáng lo ngại nhất của SARS-CoV-2 là Alpha, Beta, Gamma và Delta, đại diện nguy hiểm nhất và ở vị thế thống trị toàn cầu hiện nay là Delta. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện biến chủng này đã có mặt ở hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Nhiều nước tưởng chừng đã khống chế được dịch thì nay lại điêu đứng với làn sóng Covid-19 mới do chủng Delta gây ra.
Delta được trang bị những "vũ khí" gì?
Theo CDC Hoa Kỳ, biến thể Delta có các thay thế protein tăng đột biến: T19R, (V70F*), T95I, G142D, E156-, F157-, R158G, (A222V*), (W258L*), (K417N*), L452R, T478K, D614G, P681R, D950N.
Trong số này, đột biến P681R được cho là thứ "vũ khí" đáng sợ nhất của chúng.
Theo các chuyên gia, virus SARS-CoV-2 cần hai bước để xâm nhập vào tế bào của con người, giống như việc muốn mở cửa phải có hai bước gồm tra khóa vào ổ và mở khóa.
Vineet D. Menachery, chuyên gia nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 tại Đại học Texas, cho biết hầu hết các đột biến được phát hiện ở biến chủng thuộc nhóm "đáng lo ngại" dường như làm tăng khả năng làm cho "chiếc khóa" đó vừa vặn hơn với ổ, tăng khả năng của virus xâm nhập vào tế bào.
Riêng đột biến P681R còn có thể giúp quá trình mở khóa hiệu quả hơn, giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn. Ông mô tả Delta là một loại "virus hợp thời" bởi vì nó xuất hiện đúng thời điểm có đầy đủ các điều kiện để lấn lướt các biến chủng khác.
Phần lớn các nghiên cứu hiện nay tập trung vào gai protein - thứ giúp virus xâm nhập tế bào. Tuy nhiên, Delta có những đột biến tác động lên các bộ phận khác của virus mà đến nay chưa có nhiều nghiên cứu về vấn đề này.
"Khi các biến chủng xuất hiện, tất cả đều tập trung vào gai protein. Rõ ràng gai protein giúp virus xâm nhập tế bào dễ dàng hơn, nhưng cũng có các đột biến khác có thể ức chế phản ứng miễn dịch bằng cách nào đó", Nevan Krogan, chuyên gia Viện Dữ liệu Khoa học và Sinh học Gladstone, cho biết.
Khả năng tạo bản sao nhanh, thời gian ủ bệnh ngắn
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) thực hiện chỉ ra rằng, Delta có khả năng lây lan mạnh mẽ, phần lớn vì người mắc chủng này có thể mang tải lượng virus trong đường hô hấp cao gấp 1.000 lần những người mắc chủng SARS-CoV-2 chưa đột biến.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy, biến thể Delta có thể tự tạo ra bản sao nhanh hơn và thời gian ủ bệnh ngắn hơn so với các chủng trước đó.
Theo đánh giá của CDC Hoa Kỳ, Delta dễ lây lan như bệnh thủy đậu, mỗi người nhiễm bệnh trung bình có thể truyền bệnh cho 8-9 người. Với các chủng ban đầu, mỗi người bệnh chỉ lây lan virus cho khoảng 2 người, tương tự bệnh cảm cúm thông thường.
Độc lực cao hơn các biến thể khác
Điều trị bệnh nhân Covid-19 (Ảnh minh họa).
Trong khi đó, các nhà khoa học Nhật Bản xác định biến thể Delta không những dễ lây mà còn có độc lực cao hơn các biến thể virus khác. Cụ thể, trong một nghiên cứu mới, giáo sư Sato Kei thuộc Viện Khoa học y khoa Đại học Tokyo cùng các cộng sự đã tạo ra virus mang đột biến P681R đặc trưng của Delta trong phòng thí nghiệm.
Họ nhận thấy hợp bào tạo ra bởi các tế bào nhiễm virus có kích thước to gấp 2,7 lần so với nhiễm các biến thể khác. Hợp bào hình thành do virus càng to thì càng dễ gây bệnh.
Trong phòng thí nghiệm, chuột nhiễm virus mang đột biến P681R gầy đi đáng kể. Cụ thể, nhóm chuột này đã mất thêm 4,7% đến 6,9% cân nặng so với nhóm nhiễm biến thể khác.
Giảm hiệu lực vắc xin và các phương pháp điều trị
Tiêm vắc xin Covid-19.
Theo CDC Hoa Kỳ, biến thể Delta tăng khả năng lây truyền; giảm trung hòa bởi một số biện pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng; giảm trung hòa huyết thanh trong thời kì sau tiêm chủng.
Với các biến chủng trước kia, lượng virus sản sinh ở cơ thể người nhiễm bệnh đã tiêm chủng thường ít hơn với ở người chưa tiêm chủng. Tuy nhiên, với Delta, nó sản sinh lượng virus như nhau ở người đã tiêm chủng và người chưa tiêm chủng. Điều khác biệt là, lượng virus ở người đã tiêm chủng giảm nhanh hơn với người chưa được tiêm chủng, nghĩa là thời gian có nguy cơ lây bệnh cho người khác sẽ rút ngắn lại.
Theo WHO, đến nay vắc xin vẫn có hiệu quả tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh nặng Covid-19 bởi biến thể Delta, mặc dù có giảm hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc bệnh có triệu chứng.
Những đặc điểm đã đề cập ở trên lý giải cho nguyên nhân Delta đang gây bùng dịch mạnh mẽ trở lại trên khắp thế giới, trong đó có Mỹ. Chủng này hiện chiếm 83% trong số ca bệnh đã giải trình tự gen ở Mỹ, tăng mạnh so với con số 50% ghi nhận hôm 3/7.
Một câu hỏi đặt ra là liệu Delta đã phải là một biến đổi tối ưu nhất của SARS-CoV-2 hay chưa, liệu nó đã phải là biến chủng nguy hiểm nhất của SARS-CoV-2 hay chưa hay có thể còn những đột biến khác khiến nó trở nên nguy hiểm hơn nữa.
Hành trình Delta trở thành chủng trội ở Mỹ Trận chiến của các biến thể nCoV ở Mỹ đã kết thúc, khi Delta đánh bại mọi đối thủ để trở thành chủng trội chỉ trong 3 tháng. Từ cuối năm ngoái, hàng loạt biến thể nCoV đã xuất hiện ở Mỹ với những đặc tính lây truyền khác nhau. Trong phần lớn đầu năm nay, biến thể Alpha, hay B.1.1.7 lần đầu...