WHO: Di động độc hại như thuốc trừ sâu, khói xăng pha chì…
Kết luận “Điện thoại di động có thể là một trong những “chất” gây ung thư, tương tự như thuốc trừ sâu DDT, khói động cơ xăng pha chì, chlorophom” vừa được đưa ra bởi Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế trực thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Thêm một lý do để hạn chế cho trẻ dùng điện thoại di động
Người khẳng định gây 2 loại u não chết người
Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế trực thuộc Tổ chức Y tế Thế giới và những đánh giá từ cơ quan này sẽ được chuyển tới WHO và các tổ chức y tế quốc gia để đưa ra những hướng dẫn về sử dụng điện thoại di động.
Sau cuộc họp kéo dài một tuần, hội đồng các chuyên gia của tổ chức này (bao gồm 31 chuyên gia đến từ 14 quốc gia) cho biết đã có những bằng chứng cho thấy sự tiếp xúc cá nhân (sử dụng điện thoại di động) liên quan với 2 loại u não nhưng chưa đủ bằng chứng cho thấy chúng liên quan với các loại ung thư khác.
Không chỉ WHO, Tổ chức Môi trường châu Âu cũng đã khuyến khích, hậu thuẫn cho nhiều nghiên cứu với các kết luận rằng điện thoại di động có thể là một nguy cơ lớn về sức khỏe như như hút thuốc lá, amiăng và xăng pha chì. Người đứng đầu một viện nghiên cứu ung thư nổi tiếng tại ĐH Pittsburgh đã gửi một bản ghi nhớ đến tất cả các nhân viên trong đó yêu cầu họ để hạn chế sử dụng điện thoại di động vì một nguy cơ có thể có của bệnh ung thư.
“Khi phát hiện ra ung thư, đặc biệt là ung thư não, thì căn bệnh đó đã phát triển trong cơ thể chúng ta 1 thời gian rất dài. Vì thế, việc hạn chế tiếp xúc với bức xạ điện từ của điện thoại di động sẽ là một ý tưởng tốt giúp phòng ung thư”, TS Henry Lai, ĐH Washington, người đã nghiên cứu bức xạ trong hơn 30 năm, khuyên.
Tuy nhiên, “Chúng tôi tìm thấy một số nhóm bằng chứng cho thấy ung thư diễn ra như thế nào nhưng cũng có những dữ kiện chưa đầy đủ và chưa chắc chắn”, ông Jonathan Samet, Chủ tịch hội đồng chuyên gia, cho biết.
Theo đó, một số chuyên gia khuyến cáo người dùng sử dụng tai nghe nếu họ lo lắng về sự nguy hiểm sức khỏe có thể có của điện thoại di động. “Nếu có một nguy cơ, hãy dùng tai nghe không dây”, ông Otis Brawley, Hiệp hội Ung thư Mỹ, khuyên.
Ông Brawley lưu ý người dân nên tập trung vào các mối nguy hiểm sức khỏe thực sự của điện thoại di động, chẳng hạn như an toàn giao thông khi dùng điện thoại. Tuy nhiên, Brawley cũng cho rằng kết luận của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế là một lý do phù hợp để hạn chế sử dụng điện thoại ở trẻ em, độ tuổi mà não bộ vẫn đang phát triển.
Video đang HOT
“Kẻ” cho rằng bằng chứng quá yếu
“Tuyên bố của WHO không có nghĩa rằng có một số bằng chứng cho thấy sự liên quan giữa di động và ung thư nhưng còn quá “yếu” để đưa ra một khẳng định. Nếu sự liên quan này tồn tại thì nó dường như không đủ lớn”, ông Ed Yong, đại diện truyền thông của TT Nghiên cứu ung thư Anh, nhận xét.
Không làm thay đổi thói quen dùng di động?
Năm ngoái,
các kết quả của một nghiên cứu lớn
đã cho thấy không có sự liên quan rõ ràng giữa ung thư và điện thoại di động. Nhưng một số trường hợp trong nghiên cứu
đã làm gia tăng sự lo ngại bởi vì nó cho thấy có sự liên quan giữa việc sử dụng điện thoại nhiều với u thần kinh đệm và u não do âm thanh, một trong những chứng u não nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, số lượng các trường hợp này chưa đủ để đưa ra kết luận.
Nghiên cứu này cũng đã gây tranh cãi bởi vì đối tượng nghiên cứu là những người đã bị ung thư và thông tin về sử dụng di động dựa trên bảng hỏi việc họ sử dụng di động thường xuyên ra sao trong hơn 1 thập kỷ qua.
Trong khoảng 30 nghiên cứu khác được thực hiện tại châu Âu, New Zealand và Hoa Kỳ, những bệnh nhân u não cho biết họ không sử dụng điện thoại nhiều hơn những người không bị bệnh. Bởi điện thoại di động đang rất phổ biến vì thế việc so sánh giữa người sử dụng điện thoại di động bị u não với những người không sử dụng thiết bị này là không khả thi. Theo một cuộc khảo sát năm ngoái, số lượng thuê bao điện thoại di động trên toàn thế giới đã đạt 5 tỷ (tương đương với gần ba phần tư dân số thế giới).
Ngoài ra, thói quen sử dụng điện thoại di động của người dân cũng đã thay đổi đáng kể từ những nghiên cứu đầu tiên cách đây nhiều năm và người ta không rõ liệu các kết quả của nó có phù hợp với hiện tại khi ung thư đã phát triển, thay đổi trong các năm qua.
Đầu năm nay, một nghiên cứu của Viện Sức khỏe Mỹ cho thấy di động làm tăng hoạt động của não bộ nhưng không rõ nó có gây ảnh hưởng bất lợi nào đối với sức khỏe chung không. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Thuốc cùng Uỷ ban Truyền thông Liên bang không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy điện thoại di động liên quan với ung thư.
Điện thoại di động gửi tín hiệu đến các tháp thu tín hiệu gần nhất bằng sóng tần số vô tuyến điện, một dạng sóng tương tự như sóng radio và lò vi sóng. Tuy nhiên, các phi ion hóa (bức xạ từ điện thoại di động) không gây tổn hại AND trực tiếp vàrất nhẹ so với bức xạ từ X-quang hay tia cực tím. Ở mức rất cao, tần số sóng radio từ điện thoại di động có thể làm nóng các tế bào cơ thể nhưng không gây tổn thương cho các tế bào này.
Theo Dân Trí
Xót xa những thiên thần mang "án tử"
"Các bé còn rất bé, không ai dạy ai nhưng hầu hết các bé ở giai đoạn cuối quá đau đều có kiểu nằm như vậy, có lẽ nằm như vậy các cháu đỡ đau hơn".
Mọi người đều nghĩ, mắc bệnh ung thư khác gì ký vào bản án tử hình với cái chết đau đớn trong tương lai. Với người lớn đã vậy, những bệnh nhân nhi mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo này thì sao?
"Giật mình" những con số buồn
Bác sĩ Ngô Thị Thanh Thủy - Trưởng khoa Nhi bệnh viện Ung Bướu cho biết: Khoảng 1-2% trẻ em bị mắc bệnh ung thư (dưới 16 tuổi), trong đó, bệnh bạch cầu (ung thư máu) chiếm tỷ lệ cao nhất 35%, nhóm chiếm vị trí thứ hai là các khối u hệ thần kinh trung ương (u não) chiếm từ 25%, đứng ở vị trí thứ 3 là các khối U lym phô 15% còn lại là bướu nguyên bào thần kinh, bướu nguyên bào thận (ung thư thận), bướu nguyên bào võng mạc mắt (u mắt) sarcom phần mềm, bướu tế bào mầm, bướu nguyên bào gan, sarcom xương.
Một bé bị ung thư phải xạ trị
Ung thư trẻ em xuất phát từ những tế bào non, tăng sinh rất mạnh và diễn biến nhanh, có những trường hợp có thể tử vong trong vòng 24 giờ và tế bào ung thư tăng gấp 2 lần. Nhưng ngược lại ở trẻ em tế bào non nhiều nên khi có thuốc sẽ bị tác động nhanh, và tỷ lệ sống thêm ở trẻ em là rất cao lên tới trên 50-70%, có những bệnh có tỉ lệ sống thêm tới 95 %.
Bác sỹ Thủy chia sẻ: "Trên lý thuyết là như vậy nhưng có đến 2/3 các em bé tới đây đã vào giai đoạn trễ, cơ thể suy yếu nhiều rất khó khăn trong điều trị".
Những em bé không có tóc và kiểu nằm kỳ lạ
Từ những em nhỏ 1 tuổi đến những em 2-3 tuổi hay những em lớn hơn, thân thể gầy yếu xanh xao chân tay khẳng khiu những những cọng cây khô lại mang trên vai một cái đầu trọc quá khổ.
Một y tá ở đây cho biết: Do những lần xạ trị hóa, trị liên tục làm tóc các em rụng hết và không mọc lên nổi.
Chị Hồng, mẹ của bé Dương, một em bé có kiểu nằm kỳ lạ, 2 chân bé quặt ra sau (giống như kiểu người ta quỳ) dưới bụng là 2 cái gối lớn em bé gập người úp mặt vào gối cho biết: "nó nằm ngủ đó, nhưng đau quá có nằm vậy chứ có ngủ được đâu".
Chị chia sẻ thêm: "Các bé còn rất bé, không ai dạy ai nhưng hầu hết các bé ở giai đoạn cuối quá đau đều có kiểu nằm như vậy, có lẽ nằm như vậy các cháu đỡ đau hơn". Dương bị ung thư nguyên bào thần kinh nằm ở thận.
Ngay cạnh giường ở bé Dương là bé Nguyễn Trường Thịnh, 5 tuổi quê ở Hậu Giang đang khóc ngặt, ói hết nửa ly sữa mới uống cách đây 1h. Mẹ bé, chị Ngôn đang cho bé nằm xuống. Thân hình bé gầy gò, lại mang cái đầu to quá khổ, đôi mắt đã bị lồi to, bầm tím viền ngoài trong mắt thì đỏ. Bé bị ung thư nguyên bào thần kinh hiện đã ở giai đoạn 4, đã di căn đến hốc mắt, gan, thận.
Nằm dưới đất là một cậu bé đang say ngủ. Bé này khác tất cả các bé khác trong phòng, tuy ngủ nhưng trông em rất tươi tỉnh, da trắng hồng, đặc biệt là tóc bộ tóc rất dày và đen nháy. Bé này tên Bùi Đức Thịnh 4 tuổi.
Chị Nga mẹ của Thịnh kể: Năm 2007 chị mang thai và sinh ra bé Thịnh, khi bé được 27 tháng tuổi, chị thấy bé ngày càng xanh xao, môi tái, hay sốt quấy khóc. Anh, chị đưa bé đến bệnh viện Nhi đồng 1, ở sau khi được xét nghiệm tủy, các bác sĩ xác định bé đã bị ung thư máu. Gần 2 năm, chị Nga và cháu Thịnh hầu như lấy bệnh viện là nhà.
Chị nói thêm: "Dạo gần đây mỗi lần vô thuốc cháu đều ói, đi ngoài, miệng lở loét không ăn được chỉ uống sữa và uống nước cháo". Khi tôi hỏi sao bé bệnh vậy mà để bé nằm đất, chị thở dài ở đây chật chội lắm, 24 bé trong 1 phòng mà chỉ có 8 giường, không đủ giường nên Thịnh và nhiều cháu khác phải nằm đất, mà nhiều cháu còn phải nằm cả ở hành lang, mình người lớn khỏe mạnh nằm đất đã đành, con bé thế lại mang bệnh nặng mà nằm dưới đất.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Mắt báo hiệu bệnh gì? Mắt là cửa sổ của tâm hồn cũng là cái gương phản ánh sức khỏe của cơ thể. Thông qua quan sát các biểu hiện vùng mắt có thể biết tình trạng bệnh tật bởi khi thông thường mắt sẽ là nơi phát tín hiệu đầu tiên. 1. Mắt sung huyết Trên kết mạc mắt chằng chịt mao mạch, một khi huyết quản...