WHO đề ra chiến lược mới trong phòng chống COVID-19
Ngày 3/5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố chiến lược mới trong phòng chống COVID-19, trong đó tìm cách giúp các quốc gia chuyển từ cơ chế khẩn cấp sang chiến lược phòng ngừa và kiểm soát lâu dài đối với dịch bệnh này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
WHO đã công bố kế hoạch chiến lược ứng phó với COVID-19 cho giai đoạn 2023-2025, kế hoạch thứ 4 như vậy kể từ khi các trường hợp mắc bệnh đầu tiên được ghi nhận tại thành phố Vũ Hán của Trung Quốc vào cuối năm 2019.
Chiến lược mới sẽ duy trì 2 mục tiêu của kế hoạch trước đó, được đưa ra vào năm 2022, là giảm sự lây lan của dịch bệnh và điều trị để giảm tỷ lệ tử vong, tỷ lệ mắc bệnh và hậu quả lâu dài.
Tuy nhiên, kế hoạch mới bổ sung mục tiêu thứ 3 là “hỗ trợ các quốc gia khi họ chuyển từ ứng phó khẩn cấp sang quản lý, kiểm soát và phòng ngừa dịch COVID-19 một cách bền vững lâu dài hơn”.
Việc công bố này diễn ra trước thềm cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp về COVID-19 của WHO để quyết định liệu có nên duy trì mức cảnh báo tối đa đối với đại dịch COVID-19 hay không.
Trước đó, WHO cho rằng virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 vẫn tồn tại nhưng thế giới đang dần bước ra khỏi giai đoạn khẩn cấp vì đại dịch. Theo WHO, tất cả các quốc gia cần học cách ứng phó với dịch bệnh này cùng với những dịch bệnh khác.
WHO hối thúc các nước châu Âu thúc đẩy tiêm chủng phòng sởi
Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu ngày 10/2 đã hối thúc các quốc gia trong khu vực ngay lập tức phát triển các chiến lược thúc đẩy tiêm chủng phòng sởi.
Kể từ đầu năm 2022, số trường hợp mắc sởi tại khu vực do Văn phòng WHO ở châu Âu phụ trách đã gia tăng đều đặn, sau giai đoạn ở mức rất thấp năm 2021. Theo WHO, tỷ lệ bao phủ vaccine theo thường lệ tối thiểu là 95% với 2 liều vaccine là đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh sởi và phòng ngừa các đợt bùng phát dịch sởi quy mô lớn tái diễn. Tuy nhiên, những chênh lệch về miễn dịch trong đại dịch COVID-19 và việc bỏ lỡ các mũi tiêm chủng phòng sởi đã khiến nhiều người có nguy cơ mắc căn bệnh này, trong đó số trẻ em mắc bệnh đã gia tăng.
Văn phòng WHO ở châu Âu hối thúc các quốc gia trong khu vực tăng cường giám sát bệnh sởi để phát hiện và điều tra sớm các trường hợp nghi mắc bệnh.
Thống kê của WHO cho thấy sau đợt bùng phát dịch sởi quy mô lớn trong các năm 2018 và 2019 với gần 200.000 trường hợp được ghi nhận, các ca mắc bệnh được báo cáo tại châu Âu đã giảm xuống còn hơn 12.000 ca năm 2020. Trong năm 2021, số ca mắc bệnh tiếp tục giảm và chỉ còn 159 ca tại 22 quốc gia, song con số này đã tăng lên trong năm 2022, với 904 ca được báo cáo ở 27 quốc gia cho đến nay.
WHO cảnh báo chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại châu Phi đang chững lại Ngày 20/10, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo các nỗ lực tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho 70% dân số châu Phi đang chững lại. Hiện chỉ có 3 trong số 54 quốc gia tại "Lục địa đen" đạt được mục tiêu này. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Yaounde, Cameroon. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN WHO ra tuyên bố nêu rõ mới...