WHO: Đại dịch COVID-19 là khủng hoảng y tế một trăm năm mới xảy ra một lần
Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Đại dịch này là một cuộc khủng hoảng y tế một trăm năm nay mới xảy ra một lần, những tác động của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa”.
Theo đó, thông tin mới nhất cập nhật từ Bộ Y tế cho biết, tính đến 9h00 ngày 1/8/2020, theo thống kê của worldometers.info:
* Thế giới: 17.732.249 người mắc; 681.990 người tử vong
215 quốc gia, vùng lãnh thổ (trong đó có 2 tàu du lịch) ghi nhận ca mắc COVID-19.
- Việt Nam đứng thứ 162/215 quốc gia, vùng lãnh thổ có ca mắc trên thế giới; 6/11 quốc gia có ca mắc trong khu vực Đông Nam Á. Tại khu vực ASEAN, tất cả các quốc gia trong khu vực đều có người mắc bệnh.
* Việt Nam: 558 ca mắc COVID-19; 3 ca tử vong
Trong đó:
- Số ca điều trị khỏi: 373 ca
- 183 ca bệnh đang được điều trị.
Tính đến 9h ngày 1/8: Việt Nam có tổng cộng 302 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Từ 18h ngày 31/7 – 6h sáng 1/8: ghi nhận thêm 49 ca mắc mới.
2. Số ca bình phục trong 24h qua: 04 ca
Số người cách ly: 91.462
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 953
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 18.063
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 72.446
Số trường hợp mắc nhập cảnh được quản lý ngay: 302
Số ca mắc mới liên quan tới Đà Nẵng tính từ ngày 25/7 đến nay: 116
Dịch COVID-19 trên thế giới trong 24h qua vẫn diễn biến phức tạp. Thế giới ghi nhận hơn 17,7 triệu ca mắc COVID-19, có khoảng 681.990 người tử vong. Diễn biến dịch bệnh rất đáng lo ngại một số khu vực trên thế giới xuất hiện các đợt bùng phát dịch thứ hai, thứ ba.
Mỹ là vùng dịch lớn nhất thế giới, tiếp đó là Brazil, Ấn Độ, Nga, Nam Phi…. Châu Á có một số nước đã phải tái áp đặt các biện pháp phòng dịch do số ca dương tính với virus SARS-C0V-2 tăng trở lại, Ấn Độ hiện đã đứng thứ ba thế giới và dẫn đầu châu Á về tổng số ca mắc bệnh COVID-19. Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực, tiếp đó là Philippines, Singapore…
Ngày 31/7 Ủy ban khẩn cấp của WHO đã có cuộc họp đánh giá tình hình dịch bệnh. Ủy ban khẩn cấp của WHO gồm 18 thành viên và 12 cố vấn tới nay đã họp lần thứ 4 về dịch COVID-19. Tại cuộc họp, Tổng giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: “Đại dịch này là một cuộc khủng hoảng y tế một trăm năm nay mới xảy ra một lần, những tác động của nó sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ nữa”.
Video đang HOT
Trung Quốc cách ly hơn 18.000 người
Trung Quốc thông báo hơn 18.000 người đang bị cách ly trên cả nước, trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 gia tăng đột biến.
Theo thông báo của chính phủ Trung Quốc hôm 30/7, đa số người bị cách ly, khoảng hơn 12.000 người, đang sinh sống ở tỉnh Tân Cương, phía tây đất nước, tâm điểm của đợt bùng phát dịch lần này. Chính quyền cũng đã phong tỏa một số khu dân cư trong các thành phố lớn, hạn chế phương tiện công cộng và yêu cầu xét nghiệm hàng loạt.
Lần gần đây nhất Trung Quốc thông báo hơn 18.000 người bị cách ly là hôm 3/4. Họ được xếp vào diện "đang được theo dõi y tế" sau khi tiếp xúc gần với các ca nhiễm Covid-19. Vào đỉnh dịch hồi tháng 2, số người phải cách ly là hơn 189.000 người, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc.
Người dân đeo khẩu trang phòng nCoV tại một ngã tư ở Bắc Kinh hôm 29/7. Ảnh: AP.
Các quan chức y tế Trung Quốc hôm 29/7 báo cáo 105 ca nhiễm mới. Số ca nhiễm mới ở Trung Quốc đại lục vẫn thấp hơn mức đỉnh hồi tháng 2, nhưng dịch tái bùng phát đã nhấn mạnh thách thức kiểm soát nCoV ngay tại những quốc gia đã từng thành công trong việc ngăn chặn nó.
Ngày 30/7 cũng đánh dấu tròn 6 tháng từ khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là tình huống khẩn cấp y tế toàn cầu hôm 30/1, trong bối cảnh số ca nhiễm ở châu Á đang gia tăng.
Australia hôm qua ghi nhận ngày có số người chết vì nCoV nhiều nhất, với ít nhất 13 ca tử vong và hơn 700 ca nhiễm mới, chủ yếu tại bang Victoria, nơi chính quyền yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang khi ra đường.
Thủ tướng Scott Morrison cho biết các biện pháp hạn chế hiện nay không mang lại kết quả như kỳ vọng và cần áp dụng thêm các biện pháp mới.
Trong khi đó, tại Nhật Bản, số ca nhiễm mới lần đầu đạt mức 1.000 hôm 30/7 từ khi dịch bùng phát hồi tháng 2. Chính phủ Nhật cho biết không kế hoạch tái tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn quốc.
Tokyo, thủ đô Nhật Bản, ghi nhận số ca nhiễm mới kỷ lục với 367 ca. Chính quyền thủ đô yêu cầu các nhà hàng, quán bar rút ngắn thời gian mở cửa để hạn chế lây lan virus. "Khi nhìn vào trận chiến dài hơi chống virus, ta sẽ nhận thấy thật không thực tế nếu yêu cầu họ đóng cửa hoàn toàn", thống đốc Tokyo Yuriko Koike nói.
Ấn Độ hôm qua lần đầu ghi nhận hơn 50.000 ca nhiễm trong một ngày, chủ yếu tại các khu vực nông thôn, vào thời điểm chính phủ nới lỏng hạn chế di chuyển và cho phép các ngành nghề kinh doanh hoạt động lại.
Ấn Độ ghi nhận 52.123 ca nhiễm mới trong 24 giờ, đưa tổng số ca nhiễm lên gần 1,6 triệu, cao thứ ba thế giới sau Mỹ và Brazil.
Covid-19 xuất hiện ở 213 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 17 triệu người nhiễm và hơn 660.000 người chết. Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới, với hơn 4,3 triệu ca nhiễm và 150.000 ca tử vong.
Hơn 675.000 người chết vì nCoV toàn cầu Thế giới ghi nhận hơn 17,4 triệu ca nCoV và hơn 675.000 người chết, khi WHO kêu gọi các nước dần nới lỏng hạn chế đi lại quốc tế. 213 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận 17.433.441 ca nhiễm và 675.178 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 297.674 và 6.832 ca sau 24 giờ, trong khi 10.917.809 người đã...