WHO công nhận Trung Quốc xóa sổ sốt rét sau 70 năm
Vào những năm 1940, mỗi năm Trung Quốc ghi nhận khoảng 30 triệu người bị sốt rét. Nhưng đến nay 4 năm liên tiếp họ không còn ca bệnh nào. Trung Quốc là quốc gia thứ 40 được WHO chứng nhận đã xóa được bệnh sốt rét.
Anopheles – một loài muỗi truyền bệnh sốt rét – Ảnh: CDC Mỹ
Ngày 30-6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chứng nhận Trung Quốc là quốc gia không còn bệnh sốt rét. Đây là kết quả sau nỗ lực xóa sổ căn bệnh do muỗi gây ra này trong suốt 70 năm qua tại quốc gia tỉ dân, theo Hãng tin AFP.
“Chúng tôi chúc mừng người dân Trung Quốc vì đã thoát khỏi bệnh sốt rét” – Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu.
Ông Tedros nói thêm: “Trung Quốc đã có được thành công này một cách khó khăn, sau nhiều thập niên hành động có mục tiêu và bền vững. Với thông báo này (về việc xóa sổ bệnh sốt rét), Trung Quốc đã gia nhập danh sách ngày càng nhiều quốc gia đang chứng tỏ với thế giới rằng một tương lai không còn bệnh sốt rét là mục tiêu có thể đạt được”.
Theo AFP, những nước đạt được thành công ít nhất 3 năm liên tiếp không có người mắc bệnh sốt rét tại địa phương có thể nộp đơn xin WHO chứng nhận không còn căn bệnh này.
Video đang HOT
Họ phải cung cấp bằng chứng chính xác và chứng minh được khả năng ngăn chặn bệnh xuất hiện trở lại.
Trung Quốc trở thành nước thứ 40 được WHO chứng nhận không có bệnh sốt rét. Những quốc gia gần đây cũng vừa được chứng nhận như vậy là El Salvador (2021), Algeria và Argentina (2019), Paraguay và Uzbekistan (2018).
Theo AFP, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên ở khu vực Tây Thái Bình Dương được chứng nhận không còn bệnh sốt rét trong hơn 3 thập niên qua. Tại khu vực này, trước đó chỉ có Úc (1981), Singapore (1982) và Brunei (1987) được chứng nhận.
Năm 1967, Trung Quốc đã khởi động một chương trình nghiên cứu để tìm ra phương pháp mới điều trị sốt rét, từ đó tìm ra thuốc artemisinin để điều trị sốt rét vào những năm 1970.
Đến những năm 1980, Trung Quốc nằm trong số những nước đầu tiên thử nghiệm rộng rãi việc sử dụng màn (mùng) tẩm thuốc trừ sâu để ngăn ngừa bệnh sốt rét, với hơn 2,4 triệu cái được phân phát trên toàn quốc tính đến năm 1988.
Tới khoảng cuối năm 1990, số ca mắc bệnh sốt rét ở Trung Quốc đã giảm còn 117.000, trong khi số ca tử vong do bệnh này đã giảm 95%.
WHO khuyến cáo người tiêm vaccine Covid-19 vẫn đeo khẩu trang
Quan chức WHO kêu gọi mọi người tiếp tục thực hiện các biện pháp y tế cộng đồng ngăn Covid-19, bao gồm đeo khẩu trang, dù đã tiêm vaccine.
Trong cuộc họp báo ngày 25/6, tiến sĩ Mariangela Simao, trợ lý tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết các biện pháp y tế cộng đồng vẫn "cực kỳ quan trọng", thậm chí với những người đã được tiêm vaccine Covid-19, trong bối cảnh biến chủng Delta lây lan nhanh và mạnh.
Simao nói mọi người nên đeo khẩu trang, thực hành giãn cách cộng đồng, sống trong không gian thoáng gió, thường xuyên rửa tay và tránh tụ tập đông người.
"Điều này vẫn cực kỳ quan trọng dù bạn đã được tiêm chủng, nhất là khi lây nhiễm cộng đồng vẫn xảy ra. Đó là tình trạng đang diễn ra tại Mỹ Latinh nói chung", bà nói. "Mức độ lây nhiễm cộng đồng ở mức cao, bởi vậy mọi người không nên tự cho rằng mình đã an toàn sau khi tiêm hai mũi vaccine. Họ vẫn cần tự bảo vệ mình".
Bất chấp khuyến cáo từ WHO, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ chưa thay đổi khuyến cáo đối với những người đã được tiêm chủng. Hướng dẫn cập nhật ngày 17/6 của CDC Mỹ cho biết những người tiêm đủ hai mũi vaccine có thể thực hiện hầu hết các hoạt động mà "không cần đeo khẩu trang hoặc giữ khoảng cách", trừ các trường hợp đặc biệt.
Tiến sĩ Mariangela Simao trong cuộc họp báo của WHO ngày 25/6. Ảnh: WHO .
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Delta "dễ lây truyền nhất" trong số các biến chủng nCoV được xác định tới nay. Biến chủng Delta, hay B.1.617.2, được phát hiện lần đầu tại Ấn Độ.
"Khi một số quốc gia nới lỏng các biện pháp y tế và xã hội, chúng tôi chứng kiến tình trạng lây lan gia tăng khắp thế giới", Tedros nói, đề cập tới Delta, biến chủng đã xuất hiện tại ít nhất 85 quốc gia. "Nhiều ca nhiễm hơn dẫn đến số người nhập viện nhiều hơn, gây thêm gánh nặng cho nhân viên và hệ thống y tế, làm tăng nguy cơ tử vong".
Tedros nói ca nhiễm biến chủng Delta gia tăng do tình trạng phân phối vaccine Covid-19 không công bằng tại các nước nghèo, cảnh báo tình trạng tương tự từng diễn ra trong khủng hoảng AIDS và đại dịch cúm lợn năm 2009.
Trong cuộc họp báo của WHO, trưởng nhóm kỹ thuật phụ trách Covid-19 Maria Van Kerkhove nhận định số ca nhiễm biến chủng Delta tại châu Âu là ví dụ cho thấy tình trạng y tế của thế giới đang "mong manh" tới mức nào.
"Có rất nhiều sự kiện khiến số ca nhiễm tăng đột biến ở một số nước châu Âu", Van Kerkhove nói và liệt kê các hoạt động "mang tính xúc tác" cho lây nhiễm gồm các sự kiện thể thao, tôn giáo và thậm chí là tiệc nướng tại nhà. Van Kerkhove kêu gọi mọi người đoàn kết với nhau để giảm tốc độ lây nhiễm.
"Biến chủng Delta sẽ tiếp tục đột biến. Các biện pháp xã hội và y tế công cộng của chúng ta có hiệu quả, vaccine của chúng ta có tác dụng, việc chẩn đoán và điều trị mang lại kết quả. Chủng virus này sẽ đột biến vào lúc nào đó, còn các biện pháp đối phó thì không", Van Kerkhove cho biết.
Van Kerkhove cho biết Delta là một trong 4 biến chủng mà WHO quan ngại, cùng với 7 biến chủng đang được quan tâm. WHO cũng theo dõi một số cảnh báo khác về các thể đột biến của nCoV.
Covid-19 bùng phát tháng 12/2019, xuất hiện tại 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với gần 182 triệu ca nhiễm và gần 4 triệu ca tử vong. Nhiều quốc gia đã phải tái phong tỏa hoặc áp lệnh hạn chế nhằm đối phó với số ca nhiễm gia tăng, chủ yếu liên quan đến biến chủng Delta.
Delta là "biến chủng dễ lây lan nhất" thế giới, lan rộng khắp 85 nước Tổ chức Y tế Thế giới WHO gọi biến thể virus SARS-CoV-2 Delta là "dễ lây lan nhất" trên thế giới và nó đã lan ra khoảng 85 quốc gia. Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: AFP). Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 25/6, xác nhận Delta hiện là biến chủng "dễ lây lan nhất" trong số các biến...