WHO công nhận “nghiện game” là chứng bệnh rối loạn tâm lý
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức bổ sung “ nghiện game” vào danh sách phân loại bệnh được công nhận chính thức (ICD). Bản danh sách sửa đổi lần thứ 11 (ICD-11) được thông qua vào cuối tuần qua, với sự nhất trí của 194 thành viên WHO.
Ảnh minh họa: CBS News
Theo WHO, “nghiện game” là một chứng bệnh rối loạn tâm lý đặc trưng bởi “hành vi chơi game liên tục và tái diễn” trực tuyến hoặc ngoại tuyến.
Các biểu hiện của bệnh nghiện game bao gồm: suy giảm khả năng kiểm soát khi chơi game (VD: tần suất, cường độ…), tăng dần mức độ ưu tiên cho trò chơi điện tử trong cuộc sống và chơi game liên tục hoặc tăng dần bất chấp hậu quả tiêu cực.
Các chuyên gia của WHO cho rằng nghiện game dẫn tới nguy cơ “suy giảm đáng kể” cuộc sống cá nhân, gia đình, xã hội, giáo dục và nghề nghiệp.
Chuyên gia tâm lý Shekhar Saxena (WHO) cho biết trường hợp tệ nhất mà bà từng chứng kiến trong quá trình nghiên cứu là bệnh nhân dành 20 giờ/ngày để chơi game; bỏ qua những nhu cầu hàng ngày khác như ăn, ngủ, đi làm, đi học v.v.
Ông Saxena nhấn mạnh rằng chỉ có một số ít người chơi phát triển chứng rối loạn liên quan đến trò chơi điện tử, nhưng nhận biết sớm các dấu hiệu sẽ giúp các bậc phụ huynh kịp thời ngăn chặn bệnh nghiện game ở con cái.
“Nghiện game là một hành vi nhất thời, không thường xuyên xảy ra”, ông Saxena nói. “Chỉ khi biểu hiện của bệnh tồn tại trong khoảng 1 năm hoặc lâu hơn thì mới có thể chẩn đoán là có nguy cơ mắc chứng rối loạn”.
Video đang HOT
Quyết định công nhận nghiện game là một chứng bệnh đã vấp phải phản ứng quyết liệt của nhóm Liên minh Trò chơi Điện tử (VGC), cho rằng game trên tất cả nền tảng đã “được hơn 2 tỷ người trên toàn cầu yêu thích”. Bên cạnh đó, “giá trị giáo dục, trị liệu và giải trí” của trò chơi điện tử hoàn toàn có cơ sở và được công nhận rộng rãi.
Ảnh minh họa: NYPost
Bản danh sách phân loại bệnh của WHO (ICD) đã được cập nhật liên tục trong vòng 10 năm qua; bao gồm 55.000 loại thương tích, bệnh tật và nguyên nhân dẫn tới tử vong. ICD là cơ sở cho WHO và các chuyên gia khác đối chiếu và cập nhật các xu hướng về sức khỏe.
Ngoài ra, phiên bản sửa đổi lần thứ 11 (ICD-11) đánh dấu lần đầu tiên WHO số hóa hoàn toàn bản danh sách phân loại bệnh, giúp bác sĩ và các nhân viên y tế trên toàn cầu tiếp cận dễ dàng hơn.
Dự kiến, WHO sẽ tham vấn thêm ý kiến chuyên gia đến từ các quốc gia thành viên tại Hội nghị Y tế Thế giới diễn ra vào tháng 5/2019, trước khi chính thức công nhận “nghiện game” là một chứng bệnh rối loạn tâm lý vào 1/1/2020.
Theo CBSNews /viettimes
Những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm
Trầm cảm là một rối loạn phổ biến, đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Bất kỳ ai cũng có thể mắc trầm cảm.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết bệnh trầm cảm, bạn cần lưu ý:
Tâm trạng buồn bã, lo âu, mệt mỏi
Nét mặt trầm buồn, chán nản, không muốn chia sẻ khiến nhiều người xung quanh ngại tiếp xúc với bạn. Do đó, đôi khi chính những xung quanh lại vô tình càng khiến bạn càng trở nên cô độc, lẻ loi hơn.
Luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi, đau nhức
Nhiều người mắc bệnh trầm cảm cho biết, họ thường có triệu chứng bệnh như đau cơ, đau khớp, cảm giác như có vật gì đó đâm vào ngực.
Ăn ít hoặc nhiều hơn bình thường
Do tâm lý không ổn định nên nhiều lúc những người trầm cảm ăn rất ít, nhưng đôi khi lại "ăn như chưa bao giờ được ăn".
Cùng với đó, thói quen ăn uống nghèo nàn - chỉ món mình thích khiến người mắc chứng bệnh trầm cảm ngày một nặng thêm.
Bạn cảm thấy mọi thứ xung quanh đang làm phiền mình
Vì luôn cảm thấy mình bị bỏ rơi, lạc lõng nên người mắc bệnh trầm cảm thấy khó chịu về mọi thứ xung quanh. Theo các chuyên gia tâm lý, khó chịu cũng được coi là một triệu chứng của bệnh trầm cảm khi không nhận được đủ sự chú ý của mọi người xung quanh.
Gắt gỏng, cáu gắt là một biểu hiện về sự khó chịu ở những người mắc chứng bệnh trầm cảm này.
Cảm giác mình thật sự vô dụng
Những người mắc chứng bệnh trầm cảm luôn thấy mình gặp khó khăn khi làm bất cứ điều gì. Và chính vì hoàn thành công việc không tốt nên họ càng trở nên thất vọng với chính bản thân.
Mất ngủ triền miên hoặc ngủ nhiều quá mức
Do tâm thần không được ổn định nên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học giấc ngủ của bạn. Theo đó, có những lúc bạn không thể ngủ khi đã rất mệt nhưng khi có việc, bạn lại dễ dàng quên và chìm đắm trong giấc ngủ nửa ngày.
Luôn nghĩ đến cái chết
Luôn ở trong trạng thái tội lỗi với người thân và gia đình, thua kém mọi người xung quanh, tự ti vì mình vô dụng, không đáng để sống và luôn mong muốn được chết để giải thoát là những suy nghĩ thường gặp ở người mắc chứng bệnh trầm cảm này.
Ảnh sưu tầm
Theo phununews
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng chứng rối loạn tâm lý ở thanh thiếu niên Theo các nhà khoa học Anh, mức độ ô nhiễm không khí cao ở Anh và xứ Wales có liên quan đến các giai đoạn rối loạn tâm lý ở thanh thiếu niên. Theo kết quả nghiên cứu công bố ngày 27/3 của các nhà khoa học Anh, mức độ ô nhiễm không khí cao ở Anh và xứ Wales có liên quan...