WHO công bố hiệu quả của vaccine với biến chủng Delta
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết vaccine Covid-19 làm giảm khả năng lây nhiễm của biến chủng Delta, nhưng người dân vẫn cần thực hiện các biện pháp an toàn dù đã tiêm vaccine.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Reuters).
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 24/11 cho biết nhiều người đã sai lầm khi nghĩ rằng không cần thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào khác sau khi đã tiêm vaccine Covid-19. Ông Tedros nhấn mạnh, những người đã được tiêm chủng đầy đủ vẫn phải tuân thủ các biện pháp chống dịch.
Theo quan chức WHO, biến chủng Delta dễ lây lan hơn cũng đồng nghĩa với việc hiệu quả của vaccine có thể giảm sút. “Chúng tôi lo ngại về cảm giác an toàn giả, cho rằng vaccine đã kết thúc đại dịch và những người được tiêm chủng không cần thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào khác”, ông Tedros nói với các phóng viên. “Vaccine cứu được nhiều mạng người, nhưng không hoàn toàn ngăn chặn được dịch lây lan. Dữ liệu cho thấy trước khi xuất hiện biến chủng Delta, vaccine đã giảm khả năng lây nhiễm khoảng 60%. Với Delta, con số này đã giảm xuống còn khoảng 40%”, ông Tedros cho biết thêm.
Theo tổng giám đốc WHO, những người đã tiêm vaccine có nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong thấp hơn nhiều, nhưng vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh và lây nhiễm cho những người khác. “Ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng, hãy tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bản thân không bị nhiễm bệnh và lây nhiễm cho người khác”, ông Tedros cho biết thêm.
Video đang HOT
Ông Tedros nói rằng điều đó có nghĩa là phải đeo khẩu trang, duy trì giãn cách, tránh tụ tập đông người. WHO từ lâu đã nhấn mạnh rằng vaccine Covid-19 hiện chủ yếu có mục đích giảm nguy cơ bệnh nặng, nhập viện và tử vong, thay vì giảm lây nhiễm.
Trung Quốc bùng đợt dịch lớn nhất do biến chủng Delta
Ít nhất 21 tỉnh, thành, khu vực ở Trung Quốc bị ảnh hưởng trong đợt bùng dịch lớn nhất do biến chủng Delta gây ra ở nước này.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân ở Đại Liên, Trung Quốc (Ảnh: VCG).
Reuters dẫn số liệu từ giới chức y tế Trung Quốc cho biết, trong ngày 14/11, nước này ghi nhận thêm 32 ca Covid-19 nội địa, trong đó chủ yếu ở Đại Liên, một thành phố cảng ở tỉnh Liêu Ninh, đông bắc Trung Quốc.
Như vậy, trong đợt dịch từ ngày 17/10 đến 14/1, tổng số ca nhiễm mới nhất ở quốc gia này là 1.308 ca. Con số này đã vượt qua con số 1.280 ca nhiễm trong đợt bùng dịch Covid-19 hồi mùa hè do biến chủng Delta gây ra.
Đợt dịch hiện nay đánh dấu đợt dịch lây lan rộng nhất ở Trung Quốc có liên quan đến biến chủng Delta với ít nhất 21 tỉnh, thành, khu vực của nước này đã bị ảnh hưởng.
Tuy quy mô bùng dịch vẫn nhỏ hơn nhiều so với ở các nước khác, nhưng chính quyền các địa phương vẫn vật lộn đối phó bởi Trung Quốc đến nay vẫn theo đuổi chính sách đối phó không khoan nhượng với Covid-19.
Hàng nghìn sinh viên bị phong tỏa
Đội ứng phó Covid-19 ở Đại Liên (Ảnh: Reuters).
Đại Liên hiện là tâm dịch trong đợt bùng phát mới nhất tại Trung Quốc. Kể từ khi phát hiện ca Covid-19 cộng đồng đầu tiên trong đợt dịch mới hôm 4/11, hiện tại, mỗi ngày thành phố 7,5 triệu dân này ghi nhận trung bình khoảng 24 ca/ngày, nhiều hơn bất cứ thành phố nào khác ở Trung Quốc.
Hơn 10.000 sinh viên của 2 trường đại học tại Đại Liên đã bị chuyển đến gần 80 khách sạn để cách ly tập trung sau khi phát hiện các ca nhiễm trong khu ký túc xá.
Chính quyền địa phương cũng huy động hàng nghìn tình nguyện viên cung cấp nhu yếu phẩm cho người dân. Các sinh viên bị cách ly sẽ được cung cấp mỗi ngày 3 bữa ăn miễn phí giao đến tận cửa phòng.
Chính quyền thành phố Đại Liên đã khuyến cáo người dân không rời khỏi nhà và tạm dừng hoạt động tại các địa điểm công cộng được coi là không cần thiết. Các cơ sở kinh doanh không thiết yếu, trường học cũng buộc phải đóng cửa. Một số địa phương của Đại Liên đã tiến hành xét nghiệm diện rộng lần 3 sau hai đợt xét nghiệm toàn thành phố.
Giới chức Đại Liên vẫn đang ra sức truy tìm nguồn lây dẫn đến đợt bùng phát hiện nay. Giới y tế tại đây cho rằng, đợt bùng phát này liên quan đến các đơn vị nhập khẩu thực phẩm, đưa virus từ bên ngoài vào thành phố. Ca bệnh đầu tiên tại Đại Liên trong đợt dịch mới là một người đàn ông 52 tuổi làm việc tại một kho hàng đông lạnh.
Đại Liên, nơi có cảng quan trọng tiếp nhận các chuyến hàng hải sản cũng như trái cây và một số loại thịt, yêu cầu tất cả các doanh nghiệp cung cấp thực phẩm đông lạnh nhập khẩu phải tạm ngừng hoạt động.
Trước diễn biến dịch ở Đại Liên, để đề phòng nguy cơ dịch lây lan, các thành phố lân cận như Đan Đông, An Sơn, Thẩm Dương đã yêu cầu toàn bộ người đến từ Đại Liên phải cách ly tập trung 14 ngày.
Cố vấn Trung Quốc nêu tiêu chí sống chung với Covid-19 Chuyên gia nhận định Trung Quốc cần đạt miễn dịch cộng đồng, có thuốc điều trị Covid-19 và chấp nhận kiểm soát lây nhiễm thường xuyên. Theo Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu Trung Quốc về bệnh phổi và cố vấn chính phủ về ứng phó Covid-19, nước này cần kiểm soát tỷ lệ người nhiễm nCoV tử vong ở mức 0,1%...