WHO: ‘Còn rất xa mới đạt miễn dịch cộng đồng’
Chuyên gia ước tính chỉ 10% dân số thế giới có kháng thể chống nCoV, trong khi cần ít nhất 50% dân số miễn dịch để đạt miễn dịch cộng đồng.
Theo báo cáo của nhóm khoa học Mỹ, miễn dịch cộng đồng có thể đạt được khi ít nhất 50% dân số miễn dịch với nCoV, thông qua tiếp xúc hoặc vaccine, để giảm tình trạng lây nhiễm. Trước đó, các nhà khoa học ước tính cần ít nhất 70% người miễn dịch mới đủ điều kiện chạm ngưỡng miễn dịch cộng đồng.
Song, những ước tính này phần lớn không liên quan và xa rời các công cụ mà giới chuyên gia cho rằng hiệu quả trong cuộc chiến với Covid-19, các quan chức Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 17/8.
“Ngay bây giờ, hành tinh này, dân số toàn cầu vẫn còn rất xa mới chạm tới ngưỡng cần thiết để đạt miễn dịch cộng đồng, ngăn Covid-19 lây lan”, tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc điều hành Chương trình Cấp cứu Y tế của WHO phát biểu.
“Cần tập trung vào những gì có thể làm một cách rõ ràng, thông minh nhằm ngăn nCoV lây lan, thay vì hy vọng miễn dịch cộng đồng sẽ cứu ta khỏi đại dịch”, Ryan bổ sung.
Theo WHO, cách để tăng miễn dịch với nCoV là sống sót hoặc tiếp xúc với nCoV, từ đó phát triển kháng thể chống lại nCoV. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa thể biết chắc chắn kháng thể chống nCoV mạnh cỡ nào, có thể tồn tại bao lâu, đạt hiệu quả khác nhau giữa các cá thể như thế nào.
Dù kháng thể nCoV giúp bảo vệ cơ thể khỏi Covid-19, các nghiên cứu ước tính chỉ khoảng dưới 10% dân số thế giới có những kháng thể này.
Video đang HOT
Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình khẩn cấp về sức khỏe của WHO. Ảnh: Reuters
“Tức là một tỷ lệ lớn dân số thế giới vẫn có thể mắc Covid-19, nCoV vẫn có cơ hội lây lan”, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm chuyên môn về Covid-19 tại WHO nói.
Nói cách khác, loài người vẫn còn một chặng đường khá dài để đạt miễn dịch cộng đồng thông qua kháng thể. Ngay cả khi vaccine Covid-19 được sử dụng cũng sẽ không hiệu quả đối với tất cả những ai được tiêm.
“Chúng ta không thể nhầm lẫn giữa tỷ lệ tiêm chủng và tỷ lệ dân số được miễn dịch”, tiến sĩ Aylward, cố vấn cấp cao cho Tổng giám đốc WHO nhấn mạnh. Ông gợi ý nên đặt mục tiêu cao hơn cho miễn dịch cộng đồng.
“Trong bối cảnh một nửa dân số thế giới bị phong tỏa, kinh tế ở nhiều nơi ngừng trệ, chúng ta cần lên kế hoạch cho mọi mức độ, dù cao tới đâu để đạt miễn dịch cộng đồng. Chúng ta không muốn mạo hiểm, chúng ta không muốn sai lầm”, Aylward nói.
Ông cũng cho rằng các chính phủ, công ty chịu trách nhiệm triển khai vaccine không nên “bị ru ngủ bởi những gợi ý đầy quyến rũ rằng mức độ cần thiết đạt miễn dịch cộng đồng có thể thấp”.
“Những gì người dân và các nhà lãnh đạo nên làm là nhận ra rằng chờ đợi cho tới khi đạt miễn dịch cộng đồng ‘không phải là một giải pháp’ cho đại dịch Covid-19″, Ryan nói.
Giải pháp duy nhất là thực hiện tất cả các chiến lược đã được chứng minh hiệu quả như xét nghiệm, truy vết tiếp xúc, cách ly, đeo khẩu trang, giãn cách, đồng thời tiếp tục hợp tác trên quy mô toàn cầu phát triển các liệu pháp và vaccine.
WHO cảnh báo rủi ro từ "chủ nghĩa dân tộc vaccine" trong phòng chống Covid-19
WHO kêu gọi các nước tham gia hiệp ước toàn cầu nhằm chia sẻ vaccine Covid-19 cho các nước nghèo, đồng thời cảnh báo rủi ro "chủ nghĩa dân tộc vaccine".
Nỗ lực đa phương nhằm phát triển vaccine Covid-19 toàn cầu có tên COVAX - một cơ chế được thực hiện tập hợp quỹ từ các nước giàu hơn và các tổ chức phi lợi nhuận để phát triển vaccine ngừa Covid-19 và chia sẻ công bằng tới các quốc gia trên thế giới. Mục tiêu của chương trình là cung cấp 2 tỷ liều vaccine ngừa Covid-19 hiệu quả, đã được phê duyệt cho tới cuối năm 2021.
WHO lo ngại việc các nước giàu có hơn tích trữ vaccine cho công dân của họ sẽ cản trở nỗ lực chấm dứt dịch Covid-19. Ảnh: Reuters
Thông tin chi tiết về cơ chế COVAX sẽ được công bố trước ngày 31/8 cho các nước tham gia. Cơ chế do WHO thực hiện cùng với Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) và Liên minh Các sáng kiến chuẩn bị đại dịch (CEPI).
COVAX là một phần của chương trình rộng hơn, được gọi là "Access to COVID-19 Tools (ACT) Accelerator" nhằm tăng tốc truy cập vào các công cụ để chống lại Covid-19. Dự án này nhằm đảm bảo rằng vaccine, phương pháp điều trị, xét nghiệm chẩn đoán và các nguồn lực y tế khác luôn sẵn sàng để chống lại đại dịch.
Các nước giàu trên thế giới đang tập trung vào việc đảm bảo vaccine cho chính công dân của họ. Các chính phủ như Mỹ, Anh, Nhật Bản và Liên minh châu Âu đã chi hàng chục tỷ USD cho các giao dịch với các nhà sản xuất vaccine như Pfizer Inc, Johnson & Johnson, AstraZeneca Plc và những công ty khác. Đặc biệt, Mỹ đã cam kết chi gần 11 tỷ USD để phát triển, thử nghiệm, sản xuất và dự trữ hàng trăm triệu liều vaccine ngừa Covid-19.
Nga và Trung Quốc cũng đang nghiên cứu vaccine và đã bắt đầu tiêm thử nghiệm cho một số công dân của họ.
Theo WHO, đến nay, COVAX đã thu hút sự quan tâm từ 92 quốc gia nghèo với hy vọng quyên góp tự nguyện và 80 quốc gia giàu hơn sẽ tài trợ cho chương trình.
WHO đã bày tỏ ngại rằng, các quốc gia giàu có hơn sẽ tích trữ vaccine cho công dân của họ và điều này có thể cản trở nỗ lực chấm dứt đại dịch Covid-19.
Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: "Chúng ta cần ngăn chặn chủ nghĩa dân tộc vaccine. Việc chia sẻ nguồn cung ứng hữu hạn một cách có chiến lược trên phạm vi toàn cầu thực sự là vì lợi ích của mỗi quốc gia".
Các nhà lãnh đạo của WHO nói rằng, cần phát triển một hệ thống phân phối vaccine toàn cầu, ưu tiên cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao nhất như nhân viên y tế nhằm hạn chế sự lây lan của Covid-19 trên toàn thế giới./.
WHO: Thế giới còn cách miễn dịch cộng đồng rất xa Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói vắc xin là cách duy nhất thoát khỏi đại dịch COVID-19, nhưng nhiều khảo sát cho thấy một tỉ lệ lớn dân số sẽ nói "không" với vắc xin vì lo ngại về tính an toàn của sản phẩm này. Một nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở Croatia - Ảnh: AFP...