WHO: Chương trình toàn cầu về ứng phó với COVID-19 ‘hụt hơi’ do thiếu kinh phí
Ngày 8/2, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các nhóm viện trợ cho biết sáng kiến toàn cầu nhằm cung cấp các xét nghiệm, phương pháp điều trị và vaccine COVID-19 cho các quốc gia nghèo hơn đến nay mới chỉ nhận được 5% số tiền quyên góp cho việc thực hiện các mục tiêu trong năm 2022.
Nhân viên LHQ kiểm tra lô vaccine ngừa COVID-19 theo cơ chế COVAX được chuyển tới Tunis, Tunisia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Sáng kiến “Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19″ (ACT-A: Access to COVID-19 Tools Accelerator) cần 23,4 tỷ USD để triển khai các hành động từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022, trong đó hy vọng nhận được 16,8 tỷ USD từ các nước giàu. Trọng tâm của sáng kiến bao gồm chương trình COVAX – tập trung vào việc tiếp cận công bằng với vaccine, cung cấp các xét nghiệm và phương pháp điều trị cho các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, trang bị bảo hộ cá nhân (PPE) cho nhân viên y tế.
Tuy nhiên, phát biểu tại họp báo, các lãnh đạo của dự án ACT-A cho biết đến nay sáng kiến này mới nhận được 814 triệu USD từ WHO và một số tổ chức gồm Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), Quỹ Toàn cầu và Quỹ Bill & Melinda Gates.
Đại sứ toàn cầu của WHO về tài chính y tế, cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown cho biết đó chỉ là 5% rất nhỏ so với yêu cầu, đồng thời nhấn mạnh: “Đã đến lúc phải đánh thức lương tâm của thế giới”.
Video đang HOT
Về phần mình, quan chức cấp cao của WHO Bruce Aylward, người đóng vai trò là điều phối viên của sáng kiến, cho biết “phản ứng toàn cầu rất mờ nhạt”, tình trạng thiếu vốn khiến cho việc triển khai sáng kiến này bị chậm lại.
Tình trạng thiếu kinh phí đã bộc lộ rõ ngay từ khi bắt đầu đại dịch khi cần thêm tới14,5 tỷ USD để triển khai dự án. Phần lớn kinh phí chỉ sử dụng cho chương trình cung cấp vaccine ngừa COVID-19, còn lại các mục tiêu khác như xét nghiệm, phương pháp điều trị và PPE chỉ nhận được khoản tiền ít ỏi.
Trong khi đó, dù được ưu tiên nhiều hơn chương trình cung cấp vaccine ngừa COVID-19 vẫn chưa đạt được mục tiêu cung cấp 2 tỷ liều trong năm 2021. Theo số liệu của WHO, đến nay mới có 10% người dân ở các nước thu nhập thấp nhận được tiêm ít nhất một mũi vaccine, so với gần 68% ở các nước giàu có hơn.
Một số nhà lãnh đạo thế giới đã công khai ủng hộ việc thúc đẩy thêm tài trợ, kêu gọi tăng cường đầu tư để chấm dứt giai đoạn khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022. Ông Brown kêu gọi các quốc gia tài trợ cho sáng kiến này theo một mô hình chia sẻ công bằng dựa trên quy mô nền kinh tế từng nước, giống như cách thức tài trợ cho Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Thế giới có thêm 500.000 ca tử vong từ khi biến thể Omicron xuất hiện
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết thế giới đã ghi nhận thêm nửa triệu ca tử vong vì COVID-19 kể từ khi biến thể Omicron xuất hiện.
Nhân viên y tế chuyển thi thể của một nạn nhân COVID-19 trước khi hỏa táng tại một lò hỏa táng ở New Delhi, Ấn Độ ngày 4/2. Ảnh: Reuters
Hãng tin AFP dẫn lời quan chức WHO Abdi Mahamud đưa tin, kể từ khi Omicron được công bố là một biến thể đáng lo ngại vào cuối tháng 11/2021, thế giới đã ghi nhận thêm 130 triệu trường hợp mắc mới và 500.000 ca tử vong.
Omicron được phát hiện lần đầu tại Nam Phi vào cuối tháng 11/2021. Với hơn 50 đột biến, nó được phân loại là biến chủng đáng lo ngại theo đánh giá của WHO. Từ đó đến nay, Omicron đã nhanh chóng vượt Delta để trở thành biến thể thống trị toàn cầu với khả năng lây lan nhanh hơn, dù có vẻ ít gây bệnh nặng hơn. Omicron chiếm 96,7% số mẫu được thu thập và giải trình tự trong 30 ngày qua, trong khi tỷ lệ của Delta chỉ còn 3,3%.
"Trong thời đại vaccine phát huy hiệu quả, nửa triệu người vẫn tử vong. Đó thực sự là một điều đáng lưu ý. Trong khi mọi người đều cho rằng Omicron gây bệnh nhẹ hơn, họ đã bỏ qua một điều rằng nửa triệu người đã tử vong kể từ khi biến thể mới được phát hiện. Con số này hơn cả bi kịch", ông Mahamud nói.
Bà Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm phụ trách kỹ thuật của WHO trong đại dịch COVID-19, đánh giá số liệu này "đáng kinh ngạc", nhưng cho rằng số ca mắc và tử vong trên thực tế còn cao hơn nhiều.
"Dữ liệu này gần như đã san phẳng các mức đỉnh trước đây. Chúng ta vẫn ở giữa đại dịch. Tôi hy vọng chúng ta đang tiến gần hơn đến giai đoạn cuối của dịch bệnh. Song nhiều quốc gia chưa qua đỉnh điểm của làn sóng Omicron", Van Kerkhove nói và cho biết bà vô cùng lo ngại khi số người chết đã tăng lên trong vài tuần liên tiếp.
WHO đang theo dõi 4 biến thể phụ của Omicron. Trong khi biến phụ BA.1 đang chiếm ưu thế, BA.2 dễ lây truyền hơn và dự kiến sẽ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong các trường hợp mắc bệnh. Bà Van Kerkhove cho biết đến nay không có dấu hiệu nào cho thấy BA.2 gây bệnh nghiêm trọng hơn BA.1, nhưng bà nhấn mạnh rằng việc thu thập thông tin vẫn còn rất hạn chế.
Các chuyên gia của WHO cũng tiết lộ thêm rằng hiện vẫn chưa rõ có trường hợp nào có thể nhiễm cả BA.1 và BA.2 cùng một lúc hay không.
Trong bản tin dịch tễ cập nhật hàng tuần vào ngày 8/2, WHO công bố đã có gần 68.000 ca tử vong trong tuần qua, tăng 7% so với tuần trước đó. Trong khi đó, số ca nhiễm mới giảm gần 17% xuống mức dưới 19,3 triệu. Khu vực châu Âu chiếm 58% số ca nhiễm và 35% số ca tử vong, trong khi châu Mỹ chiếm 23% số ca nhiễm và 22 % số ca tử vong trong tuần qua.
Theo dữ liệu tổng hợp của AFP, tính đến ngày 9/2, COVID-19 đã cướp đi mạng sống của gần 5,75 triệu người và tổng cộng trên 400 triệu người nhiễm virus SARS-CoV-2 kể từ khi bùng phát ở Trung Quốc vào tháng 12/2019. Trong khi đó, thế giới đã tiêm khoảng 10,25 tỷ liều vaccine COVID-19.
WHO nhấn mạnh virus gây bệnh dịch COVID-19 tiếp tục trở nên nguy hiểm Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 8/2 lưu ý thế giới đã ghi nhận thêm nửa triệu ca tử vong vì COVID-19 kể từ khi xuất hiện biến thể Omicron, nhấn mạnh con số này "còn hơn cả bi thảm". Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 vào bệnh viện ở bang Amazon, Brazil ngày 14/1/2021. Ảnh: AFP/TTXVN Ông Abdi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại Ukraine

Vắng Ngoại trưởng Mỹ, cuộc họp bàn về hòa bình của Ukraine tại London bị hạ cấp

Chính sách thuế quan của Tổng thống Trump: 'Cú hích' cho mối quan hệ vùng Vịnh - châu Á

Ấn Độ siết chặt an ninh ở Kashmir sau vụ tấn công khủng bố

Thuế Mỹ 'giáng đòn' vào ngành gạo Thái Lan

Singapore khởi động chiến dịch vận động tranh cử

Lãnh đạo Palestine thúc giục Hamas trả tự do cho các con tin

Indonesia: Khu hành chính trung ương Nusantara sắp được hoàn thành

Bộ trưởng Tài chính Anh cảnh báo về 'tác động sâu sắc' với nền kinh tế

Đấu giá bức thư của Napoleon liên quan đến vụ giam giữ Giáo hoàng Pius VII

Hành động tự vệ của Ấn Độ với thép Trung Quốc giữa bão thuế quan

Tổng Thư ký LHQ: Không chính phủ nào có thể cản trở tương lai năng lượng sạch
Có thể bạn quan tâm

Xuyên đêm chạy đua với tử thần cứu sản phụ nguy kịch
Sức khỏe
1 phút trước
Bùi Anh Tuấn: "Có những sự bất ổn không muốn ai thấy. Tôi thuyết phục chính mình trở lại để đứng cùng với Trung Quân"
Nhạc việt
3 phút trước
Khoảnh khắc hội ngộ của 2 tượng đài điện ảnh Hong Kong gây sốt
Sao châu á
8 phút trước
Mới ra mắt bản test, game bóng đá siêu hot đạt thành tích ấn tượng trên Steam, sẽ là cú "hit" mùa hè này?
Mọt game
11 phút trước
Trọng Tấn thú nhận "sợ vợ", mê nuôi mèo và trồng cây sau ánh đèn sân khấu
Sao việt
20 phút trước
Mỹ nhân Việt sở hữu nhà vườn 70 tỷ, biệt thự khắp các tỉnh thành: Lên đời phú bà nhờ "phim giả tình thật"
Hậu trường phim
41 phút trước
Mẹ biển - Tập 28: Nhận ra con trai, Đại liền đuổi Quân khỏi bè cá
Phim việt
53 phút trước
'Hoa khôi diễu binh' ở TP.HCM từng lọt top cuộc thi hoa hậu
Netizen
1 giờ trước
Toyota Hilux: "Ngựa chiến" không ngại trèo đèo lội suối
Ôtô
1 giờ trước
Đi trình báo mất xe máy, nạn nhân được CSGT báo đã bắt tên trộm và thu được xe
Pháp luật
1 giờ trước