WHO: ‘Chủng nCoV mới ở Đà Nẵng không đáng ngại’
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết biến thể nCoV phát hiện ở Đà Nẵng tương tự với các chủng đang lưu hành ở nhiều quốc gia.
Ngày 29/7, ông Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam, nhận định virus ở Đà Nẵng tương tự với chủng ghi nhận trên thế giới trong suốt tháng 7.
“Dựa trên những hiểu biết đã có, sự lây lan và mức độ nghiêm trọng của căn bệnh không thay đổi. Hiện chưa bằng chứng nào cho thấy các đột biến khiến virus tăng hay giảm độc lực, cũng như làm triệu chứng ở người bệnh năng hơn”, ông nói.
Nhận định này được ông Park đưa ra sau một số thông tin cho rằng chủng nCoV ở Đà Nẵng có thể lây lan mạnh mẽ hơn so với trước đó.
Đường phố vắng lặng, quán xá đóng cửa… là cảnh tượng dễ thấy ở Hội An, Quảng Nam giữa thời điểm Covid-19 bùng lên. Ảnh: Xuân Tan
Video đang HOT
Hiện nay, đột biến nCoV lây lan rộng nhất trên thế giới có tên gọi D614G. Biến chủng này không mới, thường được gọi là thể G, xuất hiện lẻ tẻ trong các mẫu bệnh phẩm của người nhiễm nCoV từ khi dịch mới khởi phát ở Vũ Hán cho đến tận tháng 2. Tuy nhiên, khi xâm nhập vào Mỹ và các nước châu Âu, thể G tăng lên nhanh chóng. Các phân tích chỉ ra rằng hiện nay chủng D614G tồn tại ở hơn 70% ca nhiễm được xác nhận trên toàn thế giới, gần 100% tại châu Âu. Đột biến này của nCoV chỉ lây lan mạnh, độc tính không đổi.
Hiện chưa chắc virus lây lan ở Đà Nẵng có thuộc chủng D614G hay không.
Song, chỉ trong 6 ngày qua, Việt Nam ghi nhận thêm 42 ca nhiễm mới. Trong đó, 37 bệnh nhân được phát hiện ở Đà Nẵng.
Tính đến nay, tổng số trường hợp dương tính tại Việt Nam là 459, trong đó 369 người đã điều trị khỏi, chưa có ca tử vong.
Hơn 81.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly. Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện 472 người, tại cơ sở tập trung gần hơn 14.000, số còn lại tại nhà hoặc nơi lưu trú.
WHO: Không thể mãi duy trì lệnh cấm du lịch
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết các quốc gia cần dập Covid-19 "ngay trên sân nhà", không thể mãi duy trì lệnh đóng cửa du lịch.
Tại một số nước, các ca nhiễm mới đã gia tăng nhanh chóng, buộc chính phủ phải tái áp dụng biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế du lịch để kiểm soát tình hình. Anh đã ban hành quy định cách ly đối với khách du lịch trở lại từ Tây Ban Nha. Đức nỗ lực giảm thiểu lượng bệnh nhân mới theo ngày từ 800 xuống còn 500.
Tuy nhiên, WHO nhấn mạnh dập dịch hiệu quả phải đến từ việc tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp y tế, đeo khẩu trang nơi công cộng, tránh tụ tập đông người, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào hạn chế du lịch.
"Khi đảm bảo được những điều này, số ca nhiễm mới sẽ tự động giảm xuống. Ngược lại, nếu buông lỏng cảnh giác, lượng người mắc sẽ leo thang", Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh. Ông cũng đề cao công tác kiểm soát virus của Canada, Trung Quốc, Đức và Hàn Quốc.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc họp tại Thụy Sĩ, ngày 3/7. Ảnh: Reuters
Người đứng đầu chương trình y tế khẩn cấp của WHO, ông Mike Ryan, khẳng định các nước không thể giữ mãi tình trạng phong tỏa hoặc đóng cửa các đường bay quốc tế.
"Các nền kinh tế buộc phải mở cửa trở lại, mọi người cần làm việc, các hoạt động thương mại phải tiếp diễn. Điều rõ ràng là biện pháp mạnh sẽ kiềm chế được số ca dương tính. Nới lỏng chúng khiến lượng bệnh nhân tăng lên", ông nói.
Tiến sĩ Ryan ca ngợi Nhật Bản và Australia trong công tác ngăn ngừa căn bệnh. Song ông cũng dự đoán virus sẽ quay trở lại nếu lệnh hạn chế được gỡ bỏ.
"Điều này từng xảy ra ở nhiều quốc gia, trong các hộp đêm, khu nhà ở tập trung. Những nơi người dân sinh sống quá gần nhau có thể khiến mầm bệnh phát tán. Chúng ta cần hết sức cảnh giác", ông nói.
Theo WHO, các biện pháp dập dịch cần nhất quán, duy trì đủ lâu để đảm bảo tính hiệu quả và giúp công chúng thích nghi. Tổ chức cũng khuyến khích chính phủ các nước điều tra cụm dịch.
"Chúng ta cần lưu ý đến những nơi dịch bệnh còn chưa được giải quyết, cả các khu vực đã qua đỉnh và nơi mọi thứ trông có vẻ ổn thỏa", tiến sĩ Ryan nói. Theo ông, tình hình tại một số nước, như Tây Ban Nha, gần như đã trở lại đợt cao điểm. Ông dự kiến các cụm dịch sẽ được kiểm soát trong vài ngày hoặc vài tuần, song chưa rõ mô hình dịch tễ tương lai sẽ ra sao.
WHO lo ca nCoV châu Âu tăng Đại diện WHO tại châu Âu lo ngại về sự tái bùng phát nCoV trong khu vực, cảnh báo các nước nên siết hạn chế nếu cần. "Sự tăng trở lại các ca nhiễm nCoV ở một số quốc gia sau khi nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội gần đây gây lo ngại", phát ngôn viên của Tổ chức Y...