WHO: Chưa thể nói chắc nguồn gốc virus SARS-CoV-2
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 21/4 cho biết đến lúc này chưa thể xác định nguồn gốc của virus corona chủng mới, dù đây là việc rất cần thiết, giúp ngăn chặn dịch bệnh sau này.
Takeshi Kasai, Giám đốc vùng Tây Thái Bình Dương của WHO, cho biết đến nay, chưa có kết luận nào được đưa ra về nguồn gốc của virus, và các bằng chứng hiện chỉ cho thấy khả năng virus có nguồn gốc động vật, theo Reuters.
Việc tìm ra nguồn gốc chính xác của virus có ý nghĩa lớn vì sẽ giúp giới khoa học hiểu dịch bệnh bắt đầu như thế nào, và làm thế nào để ngăn các dịch bệnh tiếp theo.
Takeshi Kasai, giám đốc vùng Tây Thái Bình Dương của WHO. Ảnh: AP.
Thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc là nơi dịch bệnh bùng phát đầu tiên, cụ thể tại một chợ hải sản. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phân tích cho thấy nguồn gốc thực sự của virus vẫn chưa rõ ràng, theo một bài viết gần đây trên Guardian.
Video đang HOT
Theo đó, kịch bản thường được nhắc đến trong những tuần đầu của dịch – virus từ dơi “nhảy” qua vật chủ trung gian, có thể là tê tê, rồi lây sang người ở chợ hải sản ở Vũ Hán – chỉ là một trong những giả thuyết có thể, và vẫn có nhiều điểm hoài nghi, theo các chuyên gia.
Chẳng hạn, phân tích 41 bệnh nhân Covid-19 đầu tiên trên tạp chí y khoa Lancet cho thấy 27 người trong số họ đã tiếp xúc trực tiếp với chợ ở Vũ Hán. Song cũng phân tích này chỉ ra ca nhiễm đầu tiên được biết đã không hề đến chợ.
Ngoài ra, vẫn chưa thể chứng minh tê tê là vật chủ trung gian mà từ đó virus nhảy sang người, theo một bài viết trên Nature. Hiện tê tê chỉ là một khả năng.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo ngày 17/4 kêu gọi Trung Quốc cho Mỹ tiếp cận một phòng thí nghiệm virus ở Vũ Hán để điều tra. Tổng thống Trump ngày 15/4 cho biết Mỹ đang điều tra nghi vấn về phòng thí nghiệm tại Vũ Hán.
Nhưng Trung Quốc phủ nhận giả thuyết về phòng thí nghiệm, nói Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định không có bằng chứng cho thấy virus corona xuất phát từ phòng thí nghiệm ở Vũ Hán.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói: “Trung Quốc tin rằng nguồn gốc của virus là vấn đề khoa học cần được xử lý một cách nghiêm túc”.
WHO ngày 21/4 cũng cảnh báo việc gỡ bỏ phong tỏa nên được tiến hành dần dần, và nếu các giới hạn được gỡ bỏ quá sớm, số ca nhiễm sẽ tăng trở lại.
“Các cá nhân và xã hội sẽ cần phải sẵn sàng cho cách sống mới” để cho phép xã hội vận hành trong khi kiềm chế dịch virus corona, ông Takeshi Kasai nói trong một buổi họp báo trực tuyến, theo Reuters.
Các chính phủ cần cân nhắc gỡ bỏ phong tỏa cẩn thận và theo từng giai đoạn, và tiếp tục theo dõi tiến triển của dịch. “Ít nhất cho đến khi có vắcxin, hoặc một liệu pháp trị bệnh rất hiệu quả, quá trình này sẽ là trạng thái ‘bình thường mới’ của chúng ta”, ông nói.
Trọng Thuấn
WHO ca ngợi nỗ lực chống Covid-19 của Việt Nam
Việt Nam ứng phó hiệu quả với Covid-19 nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của chính phủ và tinh thần hợp tác của người dân, theo Giám đốc Tây Thái Bình Dương của WHO.
"Việt Nam đã cho thấy khả năng lãnh đạo quyết liệt của chính phủ trong việc thực thi các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19", Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Takeshi Kasai nói tại cuộc họp báo thường kỳ hôm nay.
Theo ông Kasai, sự chỉ đạo mạnh mẽ của chính phủ đã giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đứng đầu trong nỗ lực kiểm soát lây nhiễm nCoV.
Bác sĩ của trung tâm y tế quận Thủ Đức lấy mẫu xét nghiệm nCoV cho công nhân tại khu chế xuất Linh Trung, quận Thủ Đức, TP HCM ngày 20/4. Ảnh: Quỳnh Trần.
Ông cũng đánh giá cao sự hợp tác của người dân Việt Nam trong cuộc chiến chống Covid-19, khẳng định chính ý thức kỷ luật của người dân trong việc tuân thủ các quy tắc xã hội để giảm lây nhiễm cũng đã phát huy hiệu quả trong cuộc chiến chống dịch bệnh chết người này.
Việt Nam hiện chỉ phát hiện 268 ca nhiễm nCoV, không có thêm ca nào trong 4 ngày qua, và không ghi nhận ca tử vong nào. Số liệu này ít hơn nhiều so với phần lớn các nước Đông Nam Á và nhiều quốc gia trên thế giới. 216 người nhiễm nCoV ở Việt Nam đã hồi phục và 52 người đang được điều trị.
Về Singapore, vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á với hơn 9.000 ca nhiễm, ông Kasai đánh giá quốc gia này đang đối mặt với những thách thức rất khó khăn khi các ca nhiễm tăng nhanh. Tuy nhiên, ông cho rằng Singapore có hệ thống y tế tốt, năng lực giải quyết rủi ro cao và có kinh nghiệm ứng phó sự bùng phát dịch bệnh nên sẽ đối phó được Covid-19.
Covid-19 đã xuất hiện tại 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến gần 2,5 triệu người nhiễm và hơn 170.000 người tử vong. Dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề về người, hệ thống y tế và tàn phá nền kinh tế thế giới, đặc biệt ở Mỹ và các nước châu Âu.
Huyền Lê
WHO tuyên bố không che giấu Mỹ bất kỳ điều gì về Covid-19 Theo người đứng đầu WHO, tổ chức này không có bất cứ gì che dấu khi luôn có những chuyên gia y tế Mỹ làm việc với WHO ngay thời điểm đó. Người đứng đầu tổ chức Y tế thế giới - WHO ngày 20/4 bác bỏ các cáo buộc của Mỹ khi tuyên bố tổ chức này đã đưa ra lời cảnh...