WHO cho biết vẫn còn một vấn đề lớn với kháng thể và miễn dịch virus corona
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nói rằng xét nghiệm miễn dịch virus corona chứng minh rằng một người khỏi Covid-19 nhưng không chứng minh được người đó có miễn dịch với virus hay không.
Chỉ trong 3 tháng, hơn 154.000 người đã tử vong do Covid-19, hơn 2,2 triệu người được xác định nhiễm virus. Các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng đại trà ở hầu hết các nước có người mắc, hệ thống y tế của các nước đang nỗ lực hết sức nhằm có đủ nguồn cung thiết bị và mẫu xét nghiệm.
Đồng thời, các bác sĩ đang vận dụng hết hiểu biết về các loại thuốc để thí nghiệm mong tìm ra những thuốc loại bỏ được các triệu chứng của căn bệnh và ngăn chặn các biến chứng đe dọa tính mạng bệnh nhân. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng đã tạo ra được hơn 70 vắc xin ứng viên có tiềm năng phòng ngừa căn bệnh này.
Nhìn chung tất cả các nhà khoa học đều nhất trí rằng miễn dịch sẽ giúp chúng ta vượt qua căn bệnh mới này và chúng ta sẽ có miễn dịch sau khi mắc và chiến thắng căn bệnh hoặc được tiêm vắc xin. Nhưng WHO cho biết miễn dịch Covid-19 hiện còn nhiều điều đáng lo hơn là đáng mừng. Ngay lúc này, kháng thể không đảm bảo bảo vệ chúng ta khỏi căn bệnh.
Bác sĩ Maria Van Kerkhove làm việc cho WHO nói rằng “các xét nghiệm kháng thể có thể đo được mức độ hiện diện của huyết thanh, tức là mức độ có kháng thể, nhưng không có nghĩa là người có kháng thể thì có miễn dịch”. Bà còn cho biết WHO đã phát hiện ra nhiều nước cho rằng xét nghiệm miễn dịch sẽ “nhận biết được cái mà họ cho sẽ là biện pháp miễn dịch”.
Gần đây có rất nhiều thông tin nói về miễn dịch và “hộ chiếu miễn dịch” để khẳng định một người đã khỏi bệnh và không bị lại nữa. Như chúng ta đã biết từ trước, toàn bộ những biện pháp này có thể có tác dụng, nhưng cũng có thể không có tác dụng nếu không có các quy trình nghiêm ngặt để đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu. Ngoài ra, còn một câu hỏi lớn về miễn dịch vẫn chưa được trả lời, đó là chúng ta không biết miễn dịch mắc phải này kéo dài được bao lâu.
Video đang HOT
Giám đốc điều hành các chương trình khẩn cấp của WHO, bác sĩ Mike Ryan nói rằng các xét nghiệm này có tác dụng đo mức độ kháng thể. Kháng thể sẽ có được sau khi người bệnh nhiễm virus 1 đến 2 tuần. Ngay lúc này, chúng ta chưa có bằng chứng của việc xét nghiệm huyết thanh có thể cho biết một người có miễn dịch hay được bảo vệ khỏi những lần nhiễm về sau.
Bác sĩ Ryan giải thích rằng các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu thời gian mà kháng thể Covid-19 có thể bảo vệ được con người là bao lâu. Ông nói “không ai biết chắc một người có kháng thể sẽ được bảo vệ tuyệt đối, không bị nhiễm bệnh hoặc không bị nhiễm lại hay không. Ngoài ra, một số xét nghiệm còn có vấn đề về độ nhạy, các xét nghiệm này có thể cho kết quả âm tính giả. Về việc người bệnh khỏi bệnh và sau đó có thể bị lại hay không, tôi tin rằng chúng ta chưa có câu trả lời. Đây vẫn là điều chưa ai biết.”
Bác sĩ Kerkhove cũng dẫn chi tiết một nghiên cứu ở Thượng Hải cho thấy một số bệnh nhân “không có phản ứng kháng thể phát hiện được” trong khi một số khác lại có phản ứng rất cao, nhưng kể cả nhóm bệnh nhân có phản ứng cao thì có miễn dịch ở lần nhiễm thứ hai hay không lại là một câu hỏi hoàn toàn khác.
Một số báo cáo của các nước khác cũng cho thấy nhiều bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh rồi, nhưng xét nghiệm lại vẫn dương tính. Các bác sĩ đang cố gắng để giải thích hiện tượng này.
WHO đã phải đối mặt với chỉ trích nặng nề của Tổng thống Mỹ trong vài tuần qua, và đến mức ông Trump đã tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tài trợ cho tổ chức này. WHO đã không có phản ứng hoàn hảo trước đại dịch mới này, nhưng đây vẫn là tổ chức y tế duy nhất của toàn thế giới và chuyên môn của họ vẫn có giá trị trong những lần xảy ra đại dịch.
Ngoài ra, cho dù WHO có thể đã sai, nhưng phản ứng của một số nước với đại dịch thì không phải là lỗi của WHO. Một số nước đã có khả năng chuẩn bị ứng phó nhanh hơn, như là Đức, Iceland, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Việt Nam. Nhưng các nước khác như Mỹ chẳng hạn, đã lãng phí hàng nhiều tuần đầu dẫn đến họ không kịp chuẩn bị đủ nguồn cung, hậu cần và biện pháp để giữ cho đường biểu thị trên biểu đồ được đi thẳng ngay từ đầu.
Nói cách khác, hướng dẫn và quan điểm của WHO vẫn có giá trị và không nên bị phủ nhận chỉ vì không hoàn toàn mang lại những tin tốt đẹp.
Phạm Hường
20.000 bộ đội ở tuyến đầu chống dịch
Trong 20.000 quân nhân tham gia phòng chống Covid-19 có khoảng 10.000 bộ đội biên phòng, còn lại là bác sĩ quân y, hậu cần, lái xe.
Chiều 16/4, thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng, Trưởng Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 Bộ Quốc phòng, cho biết ngay từ khi dịch bùng phát ở Trung Quốc cuối tháng 1, bộ đội Biên phòng đã triển khai quân chốt chặt đường mòn, lối mở dọc biên giới Việt - Trung để ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép, không để dịch xâm nhập vào trong nước. Đến nay, khoảng 10.000 người lính quân hàm xanh phối hợp với lực lượng đứng chân trên địa bàn bám biên chống dịch tại 25 tỉnh, thành có đường biên giới trên bộ, đặc biệt là tuyến biên giới Tây Nam.
"Bộ đội Biên phòng thường xuyên tiếp xúc với công dân từ vùng có dịch về qua biên giới. Ngoài ra, còn 10.000 bác sĩ quân y, hậu cần, lái xe, dân quân... làm việc tại các khu cách ly tập trung, cũng phục vụ những người có nguy cơ cao. Tất cả làm hết sức mình, vì dân phục vụ và đến nay chưa ai lây nhiễm", tướng Đơn nói.
Theo tướng Đơn, ngoài chống dịch, quân đội vẫn phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác như sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, bảo vệ chủ quyền, biển đảo, biên giới... Năm nay, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN, Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nên quân đội phải tổ chức khoảng 20 hội nghị về vấn đề quốc phòng, chuẩn bị tổ chức diễn tập phòng chống dịch cho quân y ASEAN...
Thượng tướng Trần Đơn, Thứ trưởng, Trưởng Ban phòng chống Covid-19 của Bộ Quốc phòng. Ảnh: Hoàng Thùy.
Xác định việc chống dịch đã bước sang giai đoạn 3 lây lan ra cộng đồng, tướng Đơn yêu cầu Ban chỉ đạo phải làm việc "bất cứ lúc nào kể cả ban đêm". Để giải quyết vấn đề cấp bách, cuộc họp có thể được triệu tập bằng tin nhắn, cuộc gọi, "không ai được báo bận, dù đang ngủ cũng phải đi".
Trung tướng Phùng Sỹ Tấn, Phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, nhấn mạnh hơn 100 ngày qua bộ đội làm ngày, làm đêm không có thứ bảy, chủ nhật. Vì vậy, Bộ Quốc phòng cần điều chỉnh chế độ, thời gian, biện pháp thực hiện nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu... Đơn cử như Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng phải báo cáo kế hoạch kiểm soát biên giới trên địa bàn từng tỉnh. "Quân số tham gia chống dịch lớn và bộ đội đã làm việc dài ngày nên cần tính toán lại để anh em được thay nhau nghỉ ngơi, về thăm gia đình", ông nói.
Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, thiếu tướng Lê Văn Phúc khẳng định, việc kiểm soát, tuần tra không thể tạm dừng nên Bộ tư lệnh đã quyết định luân chuyển, đổi quân luân phiên ở các tuyến biên giới. "Chúng tôi đang nghiên cứu để 71 người có việc riêng như bố mẹ qua đời, vợ sinh, con ốm... có thể được đi phép về thăm nhà trước. Riêng học viên Học viện Biên phòng, trường Trung cấp 24 Biên phòng được tăng cường thì giữ nguyên quân số", tướng Phúc cho hay.
Bộ đội Biên phòng dùng đèn pin chiếu sáng, quan sát lối mở ở đường biên trong ca trực đêm. Ảnh: Hoàng Thùy.
Vừa qua, quân đội tiếp tục mở rộng khu cách ly tập trung trước diễn biến dịch bệnh phức tạp ở Thái Lan, Lào, Campuchia. Bộ Quốc phòng đã điều chỉnh kế hoạch thời gian, lực lượng để thực hiện các nhiệm vụ quân sự, chính trị, đặc biệt trong công tác huấn luyện và chương trình đào tạo tại các học viện, nhà trường. Các tổ đội cơ động phòng, chống dịch tiếp tục được rà soát, kiện toàn. Quân đội cũng xây dựng kế hoạch triển khai 7 bệnh viện dã chiến, với 2.800 giường bệnh sẵn sàng ứng phó cho tình huống dịch lan rộng, tình trạng khẩn cấp.
Sau ba tháng, quân đội đã tiếp nhận, vận chuyển và cách ly gần 54.000 người, tổ chức đưa 49.000 người hết cách ly về địa phương an toàn. Khoảng 5.000 người đang thực hiện cách ly.
Hoàng Thùy
Con kêu ca gì, mẹ đáp ứng đó Không ít phụ huynh nhét vào ba lô của con đồ ăn cao cấp để ăn riêng hoặc yêu cầu gắn quạt riêng chỗ con ngồi... Mấy ngày nay, học sinh của tôi liên tục share những bộ hình đối lập giữa các du học sinh ưa kêu ca và các thanh niên tình nguyện. Những tấm hình chụp ở cùng một khu...