WHO: Chính trị ‘đầu độc’ điều tra nguồn gốc Covid-19
Quan chức WHO cảnh báo nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc Covid-19 đang bị cản trở bởi chính trị, đồng thời khẳng định các nhà khoa học cần không gian để giải quyết bí ẩn.
“Chúng tôi sẽ yêu cầu tách biệt khoa học với chính trị và để tiếp tục tìm kiếm câu trả lời mà chúng ta cần trong một bầu không khí tích cực, thích hợp”, giám đốc mảng phản ứng khẩn cấp của WHO Michael Ryan nói với các phóng viên tại Thụy Sĩ ngày 28/5.
“Toàn bộ quá trình này đang bị chính trị đầu độc”, ông nói thêm.
Giám đốc mảng phản ứng khẩn cấp của WHO Michael Ryan tại Thụy Sĩ tháng 5/2019. Ảnh: Reuters .
Một nhóm nghiên cứu do WHO dẫn đầu đã dành 4 tuần ở Trung Quốc, làm việc với các nhà nghiên cứu nước này. Họ cho biết trong một báo cáo vào tháng ba rằng virus có thể đã truyền từ dơi sang người thông qua một loài động vật khác. Họ nói rằng “giả thiết nCoV bị rò rỉ do sự cố trong phòng thí nghiệm rất khó xảy ra”.
Nhưng nhiều chính trị gia và một số nhà khoa học không hài lòng. Hôm 26/5 Biden ra lệnh cho các cơ quan tình báo Mỹ báo cáo trong vòng 90 ngày liệu nCoV xuất phát từ động vật hay sự cố phòng thí nghiệm. Mỹ hôm 27/5 kêu gọi WHO thực hiện cuộc điều tra thứ hai. Tuy nhiên, WHO nói hôm 28/5 rằng họ chưa có kế hoạch.
Malaysia sẽ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc đầu tiên trong hơn một năm khi nước này đối mặt với đợt bùng phát Covid-19 đang lây lan nhanh chóng, đè nặng lên hệ thống y tế.
Video đang HOT
Sau khi ghi nhận ca mới trong một ngày cao kỷ lục 8.290 trường hợp vào 28/5, văn phòng Thủ tướng Muhyiddin Yassin thông báo toàn bộ đất nước sẽ “phong tỏa” kể từ 1/6 đến 14/6, “đóng cửa hoàn toàn tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội”, chỉ những cơ sở kinh doanh được coi là thiết yếu mới được phép hoạt động.
Malaysia đã tránh được đợt bùng phát nghiêm trọng vào năm ngoái bằng cách thực hiện các biện pháp hạn chế cứng rắn, bao gồm phong tỏa. Nhưng ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh vào đầu năm nay, khiến chính phủ dần thắt chặt các hạn chế và áp đặt tình trạng khẩn cấp.
Giới chức cam kết đẩy mạnh triển khai tiêm chủng, chương trình vốn bị chỉ trích là chậm chạp và hỗn loạn, đồng thời cung cấp hỗ trợ tài chính cho những người bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa. Malaysia, đất nước 32 triệu người, ghi nhận tổng cộng 549.514 trường hợp và 2.552 ca tử vong.
Thế giới đã ghi nhận 159.221.296 ca nhiễm nCoV và 3.380.076 ca tử vong, tăng lần lượt 460.503 và 11.044, trong khi 141.693.939 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers .
Theo AFP , số ca Covid-19 mới trên toàn thế giới đã giảm tuần thứ 4 liên tiếp, nhờ tình trạng cải thiện ở châu Âu. Cụ thể, số ca mới trong một ngày tuần qua giảm 13% xuống còn 554.200.
Ca nhiễm ở châu Âu tuần qua giảm 24%. Mức giảm mạnh nhất được ghi nhận ở Thụy Điển, giảm 51% xuống còn 1.900 ca mới mỗi ngày, tiếp theo là Ba Lan (giảm 47%), Đức (41%), Ukraine (33%) và Thụy Sĩ (33%).
Đại dịch cũng chậm lại ở châu Á khi ca mới tuần qua giảm 19%, Mỹ và Canada cũng giảm 15%. Nhưng châu Phi đi ngược với xu hướng này khi ca nhiễm tăng 10%, trong khi Trung Đông tăng 5% còn Mỹ Latinh và Caribe tăng 4%.
Mặc dù tình hình dịch ở châu Âu nói chung cải thiện, Anh là quốc gia chứng kiến đại dịch tăng tốc nhanh nhất, với số ca mới tăng 74% lên mức 2.600 ca mỗi ngày. Tiếp theo là Bahrein (55%), Bangladesh (50%), Kuwait (46%) và Malaysia (43%).
Theo số liệu chính thức, Ấn Độ, nơi số ca mắc mới giảm 23% trong tuần này, vẫn là quốc gia ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm nhất, với trung bình 228.100 ca mỗi ngày. Tiếp theo là Brazil với 64.000 ca, giảm 3%, Argentina (30.900, tăng 5%), Mỹ (22.500, giảm 23%) và Colombia (20.300, tăng 30%).
Tính theo bình quân đầu người, các quốc gia ghi nhận nhiều ca nhất trong tuần này là Maldives với 2.042 trên 100.000 dân, Seychelles (1.404 ca) và Bahrain (1.148 ca). Điều đáng lo ngại là cả ba đều là những nước đang dẫn đầu về chiến dịch tiêm chủng, đã tiêm cho hơn một nửa dân số.
Ấn Độ cũng tiếp tục ghi nhận số ca tử vong cao nhất, với 4.016 người mỗi ngày, tiếp theo là Brazil (1.797), Mỹ (661), Colombia (494) và Argentina (491).
Thủ tướng Hun Sen quyết "sờ gáy" những ông trùm tai tiếng ở Campuchia
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đang báo hiệu các biện pháp cứng rắn đối với những ông trùm kinh doanh được phong danh hiệu Hoàng gia sau hàng loạt vụ bê bối đáng xấu hổ, báo Asia Times nhận định.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: AFP).
Duong Chhay, con trai một gia đình tài phiệt và là một ông trùm kinh doanh bất động sản, đã bị bắt giữ hồi đầu năm nay khi đánh đập vợ dã man. Người vợ sau đó đã đệ đơn ly hôn và tố cáo các hành động của chồng.
Vào đầu tháng 5, tranh cãi bùng nổ khắp Campuchia khi Mean Pich Rita, một sinh viên đại học và từng là thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Miss Grand Campuchia, bị bắt sau khi Heng Sear, một tài phiệt nổi tiếng ở nước này, cáo buộc cô về tội ăn cắp. Tuy nhiên, Pich Rita sau đó đã phát trực tiếp trên Facebook cáo buộc chính ông Heng Sear đã cưỡng hiếp cô và cô chỉ tự vệ vì bị tấn công tình dục.
Trong một vụ bê bối khác ít được chú ý hơn, người dân Campuchia trong những tháng gần đây đã chứng kiến sự sụp đổ của một công ty đầu tư theo "mô hình Ponzi". Điều gây chú ý là công ty này do một gia đình tài phiệt nổi tiếng điều hành. Các ông trùm kinh doanh cũng bị bắt vì vi phạm lệnh phong tỏa, cách ly trong đại dịch Covid-19.
Tòa phúc thẩm của Campuchia trong tháng này đã trả tự do cho doanh nhân Kith Theang - anh trai của tài phiệt quyền lực Kith Meng. Hai năm trước, doanh nhân Kith Theang đã bị kết án 4 năm tù vì tội cầm đầu một đường dây phân phối ma túy ở thủ đô Phnom Penh. Kith Theang được giảm xuống còn 2 năm trong tháng này và bất ngờ được thả tự do.
Nhiều nhà tài phiệt được chính quyền Campuchia phong danh hiệu oknha (nghĩa là quý tộc), một danh hiệu được cấp theo sắc lệnh Hoàng gia cho những thường dân đóng góp ít nhất 500.000 USD cho chính phủ.
Trong động thái được xem là báo hiệu sự cứng rắn đối các ông trùm kinh doanh được phong danh hiệu Hoàng gia, ngày 17/5, Thủ tướng Hun Sen đã ra lệnh thành lập một nhóm liên bộ thanh tra cách thức trao các danh hiệu cao quý. Theo các nguồn tin, chiến dịch này có thể sẽ diễn ra trong những tuần tới hoặc tháng tới trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực siết lại giới tinh hoa kinh tế.
Việc các nhà tài phiệt cư xử không phù hợp hầu như không phải là điều mới lạ ở Campuchia. Họ từng xuất hiện trên các bản tin vì ẩu đả, vướng vào những cuộc tình ngoài luồng hoặc bị buộc tội vì liên quan đến những vụ tai nạn chết người.
Asia Times cho rằng, có thể chính phủ của ông Hun Sen hiện đang bắt đầu sờ gáy những ông trùm tai tiếng trong bối cảnh người dân phải hứng chịu nhiều khó khăn do đại dịch. Hàng trăm nghìn người Campuchia đã mất kế sinh nhai và nền kinh tế suy thoái lần đầu tiên vào năm ngoái sau nhiều thập niên. Trong bối cảnh hiện tại, người dân không muốn chấp nhận chuyện người giàu không bị sờ tới.
Tuy nhiên, động thái của Thủ tướng Hun Sen cho thấy xu thế lớn hơn: các ông trùm không còn ảnh hưởng lớn đối với giới chính trị Campuchia. Asia Times cho rằng đây là sự thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa giới chính trị và giới kinh doanh kể từ những năm 1990.
Năm 1994, chính phủ Campuchia yêu cầu bất kỳ doanh nhân nào quyên góp 100.000 USD cho nhà nước sẽ nhận được danh hiệu Hoàng gia oknha. Vào thời điểm đó, đối với giới chức chính quyền Campuchia, các tài phiệt đóng vai trò đầu tàu trong quá trình phát triển của đất nước, khi GDP của Campuchia quá thấp và chính phủ gần như hoàn toàn dựa vào viện trợ nước ngoài. Từ nguồn tiền của các nhà tài trợ quốc tế cũng như các tài phiệt trong nước, chính phủ Campuchia đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng trong những năm 2000, với nhiều trường học, bệnh viện hoặc cầu đường.
Truyền thông địa phương dẫn các nguồn tin báo cáo cho biết, trong khi vào năm 2004 chỉ có 20 oknha thì con số này tăng lên khoảng 200 vào năm 2008 và hơn 700 vào năm 2014. Ba năm sau, chính phủ ra quyết định mới: các doanh nhân phải quyên góp 500.000 USD, chứ không phải 100.000 USD, để có được danh hiệu này.
Giờ đây, động lực phát triển đã thay đổi ở Campuchia. Các tài phiệt của Campuchia không còn ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị nước này. Thủ tướng Hun Sen giờ đây tỏ rõ sự không hài lòng đối với những hành vi không tử tế của họ. Và chính phủ Campuchia có thể tận dụng các biện pháp cứng rắn với các ông trùm tai tiếng để củng cố niềm tin của người dân - đặc biệt là khi nền kinh tế vẫn còn yếu trong đại dịch - cũng như chứng tỏ nỗ lực giải quyết nạn tham nhũng và bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng.
Con bạc hoàn lương lo 'tái nghiện' vì xổ số vaccine Mỹ Khi biết tin bang Maryland khởi động chương trình xổ số để khuyến khích tiêm chủng vaccine Covid-19, Michael Aretz, từng là con bạc "khát nước", cảm thấy lo lắng. Aretz, kỹ sư xây dựng 58 tuổi và là người từng nghiện cờ bạc, gần hai năm qua tránh xa trò chơi đầy may rủi này. Nhưng vì đã tiêm vaccine, ông nghiễm...