WHO chiêu mộ chuyên gia tìm kiếm nguồn gốc Covid-19
WHO tiếp tục kêu gọi chuyên gia trong nhiều lĩnh vực ứng tuyển vào ủy ban tìm kiếm nguồn gốc Covid-19.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm nay cho biết đang tìm kiếm thêm chuyên gia trong lĩnh vực khoa học xã hội, nhân chủng học, đạo đức, khoa học chính trị và an toàn sinh học để tham gia vào ủy ban nghiên cứu nguồn gốc Covid-19. Thời hạn nộp đơn ứng tuyển đến 3/11.
Các chuyên gia WHO tại Vũ Hán hồi tháng 2. Ảnh: AFP
WHO hồi tháng 10 đề xuất thành lập Nhóm Cố vấn Khoa học về Nguồn gốc các Mầm bệnh mới (SAGO) gồm 26 chuyên gia dẫn đầu cuộc tìm kiếm nguồn gốc Covid-19 và những dịch bệnh khác sau cuộc điều tra gây tranh cãi hồi đầu năm. WHO sẽ tham vấn trong hai tuần để quyết định danh sách cuối cùng.
Giới chức WHO coi nhóm điều tra mới là sự điều chỉnh để đối phó vấn đề chính trị hóa nguồn gốc Covid-19. Các chuyên gia cho rằng thế giới cần tìm hiểu nguồn gốc của đại dịch, không phải vì mục đích đổ lỗi mà để đảm bảo không có thêm dịch bệnh quái ác tấn công toàn cầu lần nữa. SAGO được xem là công cụ để thực hiện mục tiêu này.
Hồi đầu năm nay, nhóm chuyên gia do WHO dẫn đầu dành 4 tuần cùng các nhà khoa học Trung Quốc tìm hiểu nguồn gốc của đại dịch ở Vũ Hán và khu vực lân cận. Báo cáo chung vào tháng 3 kết luận nCoV có thể đã lây truyền từ dơi sang người qua vật trung gian, nhưng cần nghiên cứu thêm.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích Trung Quốc cản trở nỗ lực tìm hiểu nguồn gốc Covid-19, còn Bắc Kinh cáo buộc Washington và các đồng minh cố tìm cách đổ lỗi về đại dịch khiến hơn 5 triệu người tử vong.
Mỹ tuần trước công bố báo cáo giải mật kết luận nCoV không phải vũ khí sinh học và nhiều nhà phân tích Mỹ cho rằng nó không bị biến đổi gene. Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ nhận định không thể đưa ra kết luận cuối cùng về nguồn gốc nCoV nếu Trung Quốc không hợp tác.
Tình báo Mỹ công bố báo cáo chi tiết về nguồn gốc Covid-19
Cơ quan tình báo Mỹ ngày 29/10 công bố bản báo cáo chi tiết hơn về cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19, trong đó đánh giá các giả thuyết có thể xảy ra.
Viện Virus học Vũ Hán ở Trung Quốc, nơi thực hiện nhiều nghiên cứu các mầm bệnh từ loài dơi.
Những giả thuyết nguồn gốc Covid-19
Theo Reuters, trong báo cáo công bố ngày 29/10, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia Mỹ (ODNI) nói rằng, cả hai giả thuyết rằng virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19 có nguồn gốc tự nhiên và giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn bất đồng về việc liệu giả thuyết nào nhiều khả năng xảy ra hơn hay liệu có thể đưa ra khẳng định chắc chắn hay không.
Báo cáo cũng bác bỏ giả thuyết virus SARS-CoV-2 được tạo ra với mục đích làm vũ khí sinh học. "Chúng tôi vẫn hoài nghi về giả thuyết SARS-CoV-2 là một vũ khí sinh học bởi vì giả thuyết đó thiếu các căn cứ khoa học, những người ủng hộ giả thuyết này không được tiếp cận trực tiếp Viện Virus học Vũ Hán và bị cáo buộc phát tán thông tin lệch lạc", báo cáo nêu.
Viện Virus học Vũ Hán ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vốn là tâm điểm của những đồn đoán rằng virus gây đại dịch Covid-19 có thể thoát ra từ đây. Báo Wall Street Journal hồi tháng 3 năm nay dẫn nguồn thạo tin cho biết, một số nhân viên tại Viện Virus học Vũ Hán đã phải nhập viện với triệu chứng giống Covid-19 hồi tháng 11 năm ngoái, không lâu trước khi Trung Quốc xác nhận các ca bệnh Covid-19 đầu tiên.
Mặc dù cộng đồng tình báo Mỹ cho rằng, không có dấu hiệu nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán liên quan đến SARS-CoV-2 hay một virus có họ hàng gần gũi, nhưng không loại trừ khả năng các nhà khoa học ở đây phơi nhiễm mầm bệnh trong quá trình lấy mẫu thí nghiệm. "Các tài liệu học thuật chỉ ra, các nhà nghiên cứu của Viện Virus học Vũ Hán có thể đã tiến hành nghiên cứu virus corona ở dơi hoặc thu thập mẫu từ các loài có họ hàng gần của SARS-CoV-2", báo cáo cho biết.
Bản báo cáo công bố hôm qua là bản cập nhật báo cáo của giới tình báo Mỹ đưa ra hồi tháng 8 sau thời hạn 90 ngày điều tra và đưa ra đánh giá rõ ràng hơn về nguồn gốc đại dịch Covid-19. Bắc Kinh nhiều lần đưa ra giả thuyết rằng, mầm bệnh Covid-19 có nguồn gốc từ Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm Fort Detrick ở Maryland của Mỹ.
Ngoài ra, báo cáo cũng chỉ trích Trung Quốc đưa ra giả thuyết virus SARS-CoV-2 bắt nguồn từ bên ngoài Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh cản trở những nỗ lực mở rộng điều tra đại dịch.
Phản ứng của Trung Quốc
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc virus SARS-CoV-2 có liên quan đến Viện Virus học Vũ Hán. Trong ảnh: Các nhân viên làm việc tại Viện Virus học Vũ Hán, Trung Quốc năm 2017 .
Trung Quốc đã ngay lập tức lên tiếng chỉ trích báo cáo của giới tình báo Mỹ. Người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington Liu Pengyu cho biết trong thông cáo phát đi cùng ngày: "Việc Mỹ dựa vào bộ máy tình báo thay vì các nhà khoa học để truy nguồn gốc Covid-19 là một trò hề".
Ông Liu bình luận thêm: "Cho dù có cập nhật bao nhiêu lần đi nữa, thì cái gọi là bản đánh giá nguồn gốc Covid-19 của cộng đồng tình báo Mỹ cũng không hề mang tính khoa học. Điều đó sẽ chỉ làm suy yếu nghiên cứu nguồn gốc đại dịch dựa trên khoa học và cản trở nỗ lực toàn cầu tìm ra nguồn gốc của virus".
Nhà ngoại giao Trung Quốc cũng cáo buộc Mỹ phớt lờ nghi vấn liên quan đến Viện nghiên cứu Fort Detrick và hơn 200 căn cứ của Mỹ ở nước ngoài dùng để thực hiện các thí nghiệm sinh học.
Đại dịch Covid-19 khởi phát từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc cuối năm 2019. Đến nay, đại dịch đã khiến hơn 246 triệu người nhiễm bệnh, lấy đi sinh mạng của hơn 5 triệu người, nhưng nguồn gốc đại dịch vẫn còn là một bí ẩn.
Đầu năm nay, một nhóm chuyên gia quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tập hợp và dẫn đầu đã đến Vũ Hán để điều tra. Theo báo cáo của nhóm chuyên gia, SARS-CoV-2 nhiều khả năng truyền sang người thông qua một vật chủ trung gian, có thể là dơi hoặc một loại động vật khác. Ngược lại, giả thuyết virus có nguồn gốc từ phòng thí nghiệm "rất khó xảy ra".
Mặc dù vậy, WHO khẳng định vẫn cần mở rộng điều tra để xác định nguồn gốc thực sự của Covid-19 nhằm ngăn chặn những đại dịch trong tương lai. Tuần trước, WHO đã công bố danh sách dự kiến 26 thành viên nhóm chuyên gia sẽ tham gia cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn hai. Nhóm này gồm các chuyên gia về virus, dịch tễ học, động vật học, an toàn sinh học và các lĩnh vực khác đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
Giới chức WHO nhiều lần đề nghị Trung Quốc minh bạch hơn nữa và chia sẻ thêm dữ liệu thô về các ca bệnh Covid-19 đầu tiên ở nước này. WHO cũng đề nghị tiến hành điều tra nguồn gốc Covid-19 giai đoạn hai ở Trung Quốc và một số nơi khác. Tuy vậy, Bắc Kinh nói, họ đã minh bạch và chia sẻ những dữ liệu cần thiết với các chuyên gia quốc tế, do đó, giai đoạn hai nên chuyển hướng tập trung sang những nơi khác.
WHO nói về "cơ hội cuối cùng" tìm ra nguồn gốc Covid-19 Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, nhóm cố vấn mới thành lập nhằm điều tra nguồn gốc các mầm bệnh nguy hiểm có thể là "cơ hội cuối cùng" tìm ra nguồn gốc virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19. Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng cuộc điều tra nguồn gốc Covid-19 đang...