WHO châu Âu kêu gọi các nước cân nhắc kỹ các biện pháp hạn chế đi lại phòng dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Ngày 10/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực châu Âu nhận định làn sóng COVID-19 hiện nay ở Trung Quốc ít có khả năng tác động đáng kể tới tình hình dịch bệnh tại khu vực này.

WHO châu Âu kêu gọi các nước cân nhắc kỹ các biện pháp hạn chế đi lại phòng dịch COVID-19 - Hình 1
Hành khách tại sân bay Heathrow, London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

Cụ thể, phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Hans Kluge, Giám đốc WHO khu vực châu Âu, cho biết ở thời điểm hiện tại cơ quan này không nhận thấy làn sóng dịch bệnh ở Trung Quốc có thể gây ảnh hưởng đáng kể tới hình hình tại châu Âu. Quan chức này cũng kêu gọi các nước khi thực hiện biện pháp hạn chế đi lại để phòng ngừa nguy cơ dịch bệnh cần căn cứ vào các cơ sở khoa học, triển khai một cách cân đối và không phân biệt đối xử.

Trong khi đó, quan chức khẩn cấp của WHO châu Âu Catherine Smallwood cũng cho rằng dựa trên tình hình lây lan dòng phụ XBB.1.5 của biến thể Omicron hiện nay tại Mỹ, cơ quan này khuyến nghị áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại một cách phù hợp, tránh phân biệt đối xử. WHO châu Âu không khuyến khích xét nghiệm với hành khách đến từ Mỹ trong giai đoạn hiện nay. Thay vào đó, các quốc gia cần đánh giá dựa trên các thông tin xét nghiệm trước khi khởi hành của hành khách. Bên cạnh đó, hành khách nên được khuyến nghị đeo khẩu trang trong những điều kiện có nguy cơ cao như các chuyến bay đường dài. Đây là khuyến nghị nên có với tất cả những hành khách đến từ những nơi mà dịch bệnh đang lây lan phức tạp.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp tại Trung Quốc và số ca mắc dòng phụ XBB.1.5 tại Mỹ ngày càng tăng, WHO tiếp tục kêu gọi nâng cao cảnh giác trước dịch bệnh. Theo người phát ngôn của WHO Carla Drysdale, Ủy ban khẩn cấp chuyên cố vấn cho Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus sẽ họp trong ngày 27/1 để thảo luận về việc có tiếp tục duy trì tình trạng khẩn cấp toàn cầu do bùng phát đại dịch COVID-19 hay không. Hiện một số nhà khoa học hàng đầu và các chuyên gia WHO cho rằng còn quá sớm để tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp.

Trong diễn biến liên quan, Bộ Y tế Malaysia thông báo thiết lập các làn đường đặc biệt tại các cửa khẩu, do Cục quản lý xuất nhập cảnh quản lý, dành cho khách du lịch Trung Quốc nhập cảnh Malaysia trong nỗ lực giảm thiểu sự lây lan của COVID-19.

Phóng viên TTXVN tại Malaysia dẫn lời Phó Tổng thư ký Bộ Y tế, Norhayati Rusli, cho biết những người nghi nhiễm COVID-19 sẽ được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và xét nghiệm nhanh kháng nguyên (RTK). Nếu du khách có kết quả dương tính và mắc bệnh ở thể nhẹ sẽ được lựa chọn tự cách ly tại nhà hoặc khu nhà đã đăng ký lưu trú. Những người mắc bệnh nặng hơn sẽ được chuyển đến điều trị thêm ở bệnh viện công hoặc bệnh viện tư. Bên cạnh đó các tiếp viên hàng không và nhân viên mặt đất cũng sẽ hỗ trợ các quan chức Bộ Y tế theo dõi du khách đến có biểu hiện COVID-19 như ho, hắt hơi và sốt.

Kể từ khi Trung Quốc mở cửa biên giới trở lại vào ngày 8/1 vừa qua đã có 4.096 khách du lịch đến từ Trung Quốc nhập cảnh Malaysia nhưng chưa có trường hợp dương tính nào được ghi nhận.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng 'Omicron tàng hình'

Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 1,47 triệu ca mắc COVID-19 và 4.194 ca tử vong, nâng tổng số người chết lên 6.109.785 ca.

Châu Âu rơi vào làn sóng "Omicron tàng hình" do dỡ bỏ các hạn chế quá nhanh.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 1
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Medellin, Colombia. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 23/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 473.745.028 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.109.785 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.472.677 và 4.194 ca tử vong mới.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 409.649.301 người, 57.985.942 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 60.815 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 353.725 ca; Đức đứng thứ hai với 268.357 ca; tiếp theo là Pháp (180.777 ca). Mỹ đứng đầu về số ca tử vong mới, với 502 người chết trong ngày; tiếp theo là Nga 472 ca và Brazil với 333 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 81.463.362 người, trong đó có 999.536 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.010.971 ca nhiễm, bao gồm 516.574 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 29.682.615 ca bệnh và 657.696 ca tử vong.

Video đang HOT

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với gần 172 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 133,48 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận trên 96,1 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 55,74 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,66 triệu ca và châu Đại Dương trên 4,77 triệu ca nhiễm.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 2
Người dân chờ xét nghiệm tại Đức. Ảnh: AFP/TTXVN

Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình

Ngày 22/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một số nước châu Âu, trong đó có Đức, Pháp, Italy và Vương quốc Anh đã dỡ bỏ các hạn chế phòng chống dịch COVID-19 một cách quá mạnh tay và do vậy, những nước này đang chứng kiến số ca mắc gia tăng có thể do biến thể phụ BA.2 của Omicron (còn gọi là "Omicron tàng hình").

Phát biểu họp báo, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge đã bày tỏ sự lạc quan song vẫn cảnh giác về tiến triển của dịch bệnh tại châu Âu. Theo ông, số ca mắc COVID-19 đang trên đà gia tăng tại 18 trong số 53 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc khu vực châu Âu theo cách phân chia của WHO. Theo ông, nguyên nhân khiến số ca mắc gia tăng có thể là do biến thể Omicron tàng hình dễ lây lan hơn, song không gây nguy hiểm so với những biến thể khác. Ngoài ra, việc một số nước châu Âu quá mạnh tay trong việc dỡ bỏ các hạn chế phòng dịch cũng là nguyên nhân gây ra tình hình này.

Theo cơ sở dữ liệu của WHO, số ca mắc mới COVID-19 tại châu Âu đã giảm mạnh so với mức đỉnh ghi nhận vào cuối tháng 1, song hiện đang trên đà gia tăng trở lại kể từ đầu tháng 3. Trong 7 ngày qua, hơn 5,1 triệu ca mắc mới và 12.496 ca tử vong do COVID-19 đã được ghi nhận tại khu vực châu Âu theo cách phân chia của WHO, nâng tổng số ca mắc từ đầu mùa dịch đến nay lên gần 194,4 triệu ca và số ca tử vong lên hơn 1,92 triệu ca.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 3
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Dayton, Ohio, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Xét nghiệm nước bọt nhanh hơn xét nghiệm dịch mũi họng

Một nghiên cứu được công bố ngày 21/3 trên tạp chí Microbiology Spectrum của Tổ chức Vi sinh vật học của Mỹ cho thấy xét nghiệm gene qua nước bọt phát hiện virus SARS-CoV-2 nhanh hơn xét nghiệm dịch mũi họng.

Đồng tác giả nghiên cứu, Giáo sư Donald K. Milton thuộc Viện Y tế môi trường ứng dụng của Đại học Y tế cộng đồng bang Maryland (Mỹ), cho biết: "Kết quả nghiên cứu trên rất quan trọng vì mọi người có thể lây truyền virus trước khi biết rằng mình đã nhiễm virus. Phát hiện virus sớm hơn có thể giúp giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh".

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 4
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 16/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Phát hiện trên đã giúp tăng số người chấp nhận đi xét nghiệm, giảm chi phí và tăng mức đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm vì tránh tiếp xúc gần giữa họ với bệnh nhân hơn so với xét nghiệm bằng dịch mũi họng, đồng thời tránh trường hợp bệnh nhân ho hoặc hắt hơi khi đang lấy mẫu xét nghiệm.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 5
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Seoul, Hàn Quốc, ngày 16/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Bệnh nhân COVID-19 có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2

Những người mắc COVID-19 có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng một năm cao hơn những người không mắc. Đây là kết quả một nghiên cứu vừa được các nhà khoa học Mỹ công bố mới đây.

Nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Chăm sóc y tế St.Louis của Bộ Cựu chiến binh Mỹ (VA) đã đánh giá hồ sơ bệnh án của 181.000 bệnh nhân thuộc bộ trên được chẩn đoán mắc COVID-19 trong giai đoạn từ ngày 1/3/2020-30/9/2021. Theo đó, ngay cả những người mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hoặc hoàn toàn không triệu chứng cũng có thể phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Nguy cơ này gia tăng tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COVID-19.

Nhóm nghiên cứu cũng so sánh số liệu hồ sơ bệnh án của hơn 4,1 triệu bệnh nhân VA không mắc COVID-19 trong cùng giai đoạn và khoảng 4,28 triệu bệnh nhân được cơ quan này chăm sóc y tế trong các năm 2018 và 2019. Dù nghiên cứu nói trên không thể chứng minh được nguyên nhân và hệ quả, song bước đầu đã cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa hai căn bệnh này.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 6
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Tehran, Iran. Ảnh: IRNA/TTXVN

Các nhà nghiên cứu ước tính người mắc COVID-19 có tới 46% khả năng phát triển tiểu đường tuýp 2 lần đầu tiên hoặc phải được kê thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu. Theo đó, cứ 100 bệnh nhân COVID-19 thì có 2 người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin, hoặc cả hai. Tiểu đường tuýp 2 có thể gây tổn thương thận, dây thần kinh, mạch máu và tim, cùng nhiều tác động khác.

Các nhà khoa học đánh giá kết quả nghiên cứu sẽ có ảnh hưởng đến hơn 471 triệu người mắc COVID-19 được ghi nhận đến nay trên toàn thế giới, trong đó có gần 80 triệu người ở Mỹ, và đặc biệt với người có các triệu chứng của hội chứng COVID kéo dài.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 7
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc, ngày 19/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

Trung Quốc phong tỏa thành phố hơn 9 triệu dân

Đêm 21/3, Trung Quốc đã phong tỏa thành phố Thẩm Dương thuộc tỉnh Liêu Ninh, Đông Bắc nước này, sau khi số ca mắc COVID-19 tại đây tăng.

Theo thông báo, nhà chức trách đã tiến hành kiểm soát chặt toàn bộ các khu dân cư, đồng thời cấm người dân rời khỏi nhà mà không có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 48 giờ. Với khoảng 9 triệu dân, Thẩm Dương là trụ sở công nghiệp của nhiều nhà máy, trong đó có hãng sản xuất ô tô BMW. Trong ngày 22/3, thành phố này đã ghi nhận 47 ca mắc COVID-19 mới.

Nhờ việc kết hợp giữa chính sách kiểm soát biên giới chặt chẽ, cách ly trong thời gian dài và phong tỏa có trọng điểm, Trung Quốc - quốc gia ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 trên thế giới - đã kiểm soát tương đối tốt dịch bệnh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron có khả năng lây lan nhanh đang đặt ra những thách thức lớn đối với nước này. Trong hai tuần qua, Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp phong tỏa, xét nghiệm quy mô lớn nhằm ngăn chặn các ổ dịch COVID-19 tại nhiều địa phương. Trong ngày 21/3, Trung Quốc đại lục đã ghi nhận 2.281 ca nhiễm mới trong cộng đồng, trong đó phần lớn ở tỉnh Cát Lâm ở vùng Đông Bắc.

Lào: Ca mắc mới COVID-19 cao kỷ lục từ đầu dịch

Bộ Y tế Lào ngày 22/3 cho biết trong 24 giờ qua, nước này đã ghi nhận 2.328 ca mắc mới COVID-19, mức cao nhất từ trước đến nay, trong đó riêng thủ đô Viêng Chăn có tổng cộng 1.331 ca.
Trước tình hình trên Bộ Y tế Lào kêu gọi người tự xét nghiệm nhanh tại nhà có thể đăng ký trên kênh tư vấn của Trung tâm thông tin y học để được hỗ trợ cách thức theo dõi sức khoẻ phù hợp. Việc đăng ký này được kỳ vọng sẽ giúp cơ quan chức năng thu thập dữ liệu chính xác hơn về số trường hợp đang tự chăm sóc tại nhà thay vì đến điều trị tại bệnh viện.

Bên cạnh đó, Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Lào cũng đề nghị người tự xét nghiệm COVID-19 liên hệ với nhà chức trách qua đường dây nóng 164 để được lấy mã bệnh nhân, phối hợp kịp thời với bác sĩ trong trường hợp triệu chứng chuyển nặng.

Bộ Y tế Lào cũng kêu gọi người có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có biểu hiện triệu chứng nên tự cách ly ít nhất 10 ngày và người có triệu chứng nên theo dõi thêm 3-13 ngày trước khi trở lại cuộc sống bình thường.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 8
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 11/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN

"Chìa khóa" cải thiện các triệu chứng COVID-19 kéo dài

Nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu y sinh Pennington (Mỹ) chỉ ra rằng tập thể dục đều đặn giúp làm giảm các triệu chứng trầm cảm và bệnh tiểu đường liên quan đến hội chứng COVID kéo dài (Long COVID).

Theo nghiên cứu được đăng tải trên tập san khoa học Exercise and Sports Science Reviews, các bằng chứng hiện có về COVID kéo dài cho thấy tình trạng viêm do nhiễm virus SARS-CoV-2 có thể gây ra một loạt tác dụng phụ ở một số người bệnh hậu COVID-19, như sức khỏe tâm thần sa sút hay các mức insulin bị gián đoạn gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Candida Rebello tại Trung tâm Pennington, cho rằng điều này có thể tạo ra "vòng luẩn quẩn" dẫn đến các vấn đề về rối loạn chức năng tế bào. Tuy nhiên, việc tập thể dục có thể giúp cải thiện từng vấn đề từ căng thẳng tâm lý, tình trạng viêm cho đến khắc phục chứng rối loạn insulin.

Nhật Bản bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm trên toàn quốc

Ngày 22/3, Chính phủ Nhật Bản đã chính thức dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch COVID-19 trọng điểm trên toàn quốc. Đây là lần đầu tiên kể từ ngày 9/1 năm nay, không có địa phương nào ở Nhật Bản phải áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt.

Song song với việc dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ nới lỏng dần các biện pháp hạn chế nhằm bình thường hóa các hoạt động kinh tế-xã hội, đồng thời củng cố hệ thống y tế, tăng cường năng lực xét nghiệm và dự trữ thuốc để chuẩn bị đối phó với các làn sóng lây nhiễm khác trong tương lai. Bên cạnh đó, theo Đài truyền hình NHK, Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ khuyến khích việc sử dụng giấy chứng nhận tiêm chủng ở các nhà hàng, quán bar, các sự kiện thể thao, giải trí quy mô lớn và hoạt động đi lại.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 9
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản, ngày 28/2/2022. Ảnh: Kyodo/ TTXVN

Cuối tuần trước, chính quyền của Thủ tướng Kishida Fumio đã quyết định dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch trọng điểm ở 18 tỉnh, thành kể từ ngày 22/3. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 có dấu hiệu lắng dịu ở nước này. Trong tuần từ ngày 14-20/3, Nhật Bản chỉ ghi nhận 328.303 ca nhiễm mới, giảm 49.805 ca so với 1 tuần trước đó.

Hãng Pfizer bán 4 triệu liệu trình thuốc uống Paxlovid cho UNICEF

Ngày 22/3, hãng dược Pfizer Inc của Mỹ cho biết đã đồng ý bán tới 4 triệu liệu trình thuốc điều trị COVID-19 Paxlovid dạng uống cho Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) để cung cấp cho 95 nước có thu nhập thấp.

Thỏa thuận này chỉ chiếm 3% sản lượng mà hãng đề ra trong năm nay là 120 triệu liệu trình thuốc Paxlovid. Theo Pfizer, 95 nước tiếp nhận thuốc Paxlovid của UNICEF lần này chiếm khoảng 53% dân số thế giới. Tuy nhiên, Pfizer không tiết lộ khía cạnh tài chính của thỏa thuận.

Trong một tuyên bố, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla cho biết thỏa thuận với UNICEF là một phần quan trọng trong chiến lược của hãng hướng tới sự tiếp cận bình đẳng thuốc điều trị COVID-19 cho mọi người dân trên thế giới. Theo hãng, những nước có thu nhập thấp, thấp hơn và trung bình sẽ được cung cấp thuốc với giá phi lợi nhuận trong khi những nước có thu nhập trung bình cao sẽ phải trả với mức giá cao hơn. Pfizer dự kiến sẽ có thể hoàn tất một số đơn đặt hàng mua thuốc từ những nước này vào tháng 4, đồng thời cho biết nguồn cung có thể tiếp tục trong cả năm nay.

COVID-19 tới 6h sáng 23/3: Dỡ hạn chế quá nhanh, châu Âu rơi vào làn sóng Omicron tàng hình - Hình 10
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Bogota, Colombia ngày 19/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Paxlovid là thuốc kháng virus dạng uống điều trị COVID-19, chứa 2 thành phần thuốc nirmatrelvir và ritonavir. Chế phẩm này dự kiến là công cụ quan trọng trong cuộc chiến chống COVID-19 sau khi kết quả một cuộc thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc giảm khoảng 90% tỷ lệ nhập viện ở những bệnh nhân có nguy cơ cao.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Tổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân MỹTổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân Mỹ
13:27:54 20/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Mỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhânMỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhân
10:56:00 21/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025
Thủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái LanThủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan
14:29:24 20/02/2025

Tin đang nóng

Nhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của Lâm Tâm Như khiến 70 triệu người sốc nặng
06:23:47 22/02/2025
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?
06:25:29 22/02/2025
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!
06:33:46 22/02/2025
Ngay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơmNgay khi biết chồng được thăng chức tăng lương, tôi làm một bữa thịnh soạn ăn mừng, nào ngờ anh tức giận hất đổ mâm cơm
06:57:53 22/02/2025
Những đạo diễn thành công ngay phim đầu tayNhững đạo diễn thành công ngay phim đầu tay
06:24:28 22/02/2025
Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!Sao nam Vbiz đang bị truy lùng chỉ vì 1 phát ngôn: Hot tới mức dính tin hẹn hò đồng giới lẫn yêu Hoa hậu!
08:09:58 22/02/2025
Sao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡSao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡ
08:20:40 22/02/2025
Xe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vongXe khách va chạm ô tô đầu kéo, 6 người tử vong
08:19:02 22/02/2025

Tin mới nhất

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế

07:32:53 22/02/2025
Hầu hết đại diện các nước phát biểu đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, coi đó là nền tảng vững chắc để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và xây dựng một hệ thống đa phương vững mạnh, có khả năng ứng phó hiệu quả với các vấn đề...
Tàu container tự hành của Trung Quốc mở rộng thử nghiệm trên biển

Tàu container tự hành của Trung Quốc mở rộng thử nghiệm trên biển

07:30:01 22/02/2025
Trong khu vực thử nghiệm, tàu tự hành đã hoàn thành hơn 3.000 lượt thử nghiệm mô phỏng tránh va chạm trong điều kiện khí tượng phức tạp, với tỷ lệ lỗi chỉ 0,02%.
Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

06:28:25 22/02/2025
Năm nay, địa điểm này đã được trang bị ghế dài, bàn cà phê và con đường ngắm cảnh được trang trí bằng các họa tiết hoa anh đào và một bãi cỏ để du khách nghỉ ngơi và dã ngoại.
Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

06:25:40 22/02/2025
Các quan chức Mỹ cho rằng Ukraine cần nhanh chóng hợp tác với phía Washington để hoàn tất thỏa thuận này. Theo đề xuất, Mỹ sẽ sở hữu 50% cổ phần trong các mỏ đất hiếm chiến lược của Ukraine, một nguồn tài nguyên có giá trị lên đến hàng ...
Chủ tịch Hạ viện Mỹ tuyên bố 'không còn hứng thú' với dự luật viện trợ mới cho Ukraine

Chủ tịch Hạ viện Mỹ tuyên bố 'không còn hứng thú' với dự luật viện trợ mới cho Ukraine

06:22:43 22/02/2025
"Chúng ta phải kết thúc cuộc chiến này. Và tôi có thể nói với bạn rằng các đồng minh châu Âu của chúng ta cũng hiểu sự cần thiết đó. Cuộc chiến đã kéo dài quá lâu", ông Johnson nói thêm.
Tỷ phú Elon Musk có thể sắp làm được điều không tưởng với mạng xã hội X

Tỷ phú Elon Musk có thể sắp làm được điều không tưởng với mạng xã hội X

06:20:26 22/02/2025
Việc ông Musk được bổ nhiệm làm nhân viên chính phủ đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump đã trao cho tỷ phú giàu nhất thế giới quyền lực lớn đối với các hoạt động của chính phủ liên bang.
Quan chức Mỹ đề nghị Tổng thống Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản

Quan chức Mỹ đề nghị Tổng thống Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản

06:17:24 22/02/2025
Các đồng minh của Ukraine tại Washington khẳng định rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky có thể cải thiện mối quan hệ với Tổng thống Donald Trump nếu chấp nhận một thỏa thuận khai thác đất hiếm do Mỹ đề xuất, điều mà Kiev đến nay vẫn từ c...
Sau tháng đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump, các thị trường phản ứng ra sao?

Sau tháng đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump, các thị trường phản ứng ra sao?

06:09:38 22/02/2025
Giới quan sát đã lý giải rằng thị trường đã đẩy giá đồng USD lên cao trước khi ông Trump nhậm chức, khiến hoạt động chốt lời sau đó có thể kéo đồng bạc xanh suy giảm.
Thừa nhận cay đắng của Ukraine liên quan viện trợ vũ khí của Mỹ

Thừa nhận cay đắng của Ukraine liên quan viện trợ vũ khí của Mỹ

06:08:47 22/02/2025
Khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đàm phán với phía Liên bang Nga, người Ukraine lo sợ rằng họ sẽ bị loại khỏi các cuộc thương lượng và bị cắt đứt nguồn hỗ trợ từ Mỹ, bao gồm cả viện trợ vũ khí.
EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

05:59:32 22/02/2025
"Thay vì sử dụng tiền thuế của người dân để mua khí đốt, và số tiền đó lại chảy vào quỹ chiến tranh của Nga, chúng ta cần đảm bảo rằng EU tự sản xuất năng lượng của mình", ông Jorgensen nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn chung với truyề...
Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

00:15:09 22/02/2025
Hiện tại, sự sống đang phát triển mạnh mẽ trong điều kiện giàu oxy, nhưng theo dự báo, khí quyển Trái Đất sẽ trở nên đầy methane và thiếu oxy.
Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

00:08:07 22/02/2025
Phái đoàn của Nga và Mỹ được cho là đã bí mật đàm phán về cuộc chiến Ukraine vài tháng gần đây tại Thụy Sĩ, nguồn thạo tin cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án

Vụ tai nạn 6 người chết ở Sơn La: Khởi tố vụ án

Pháp luật

10:44:40 22/02/2025
Công an tỉnh Sơn La đã khởi tố vụ án hình sự, giữ người trong trường hợp khẩn cấp với tài xế xe khách gây ra vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng trên quốc lộ 6, khiến 6 người chết, 8 người bị thương.
Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Loại vi khuẩn gây ung thư dễ dàng lây trong cả gia đình

Sức khỏe

10:41:55 22/02/2025
Bác sĩ kết luận bé H. bị viêm dạ dày - loét hành tá tràng, HP dương tính. Ngay lập tức, trẻ được yêu cầu nhập viện nội trú và điều trị theo phác đồ. Bác sĩ tư vấn cả gia đình của bé H. nên làm test vi khuẩn HP để có kế hoạch điều trị ph...
Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Kỳ lạ 1km đường có... 23 biển báo cấm đỗ xe

Tin nổi bật

10:38:20 22/02/2025
Thời gian gần đây, cơ quan chức năng lắp đặt các biển báo giao thông trên quốc lộ 27, đoạn đi qua xã Lạc Lâm, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng. Đáng chú ý, trên 1km đường trước UBND xã Lạc Lâm có đến 23 biển báo cấm đỗ xe ngày chẵn.
Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ

Messi dập tắt hoài nghi lớn nhất đời cầu thủ

Sao thể thao

10:35:15 22/02/2025
Liệu một cầu thủ bị coi chân yếu tay mềm như Lionel Messi có thể làm nên chuyện trong một đêm lạnh giá đến phi nhân tính ở Kansas City không? Tất nhiên là có.
Thực đơn 3 món ngày cuối tuần hao cơm phải biết: Có món vừa giúp tăng sức đề kháng lại hỗ trợ chống ung thư

Thực đơn 3 món ngày cuối tuần hao cơm phải biết: Có món vừa giúp tăng sức đề kháng lại hỗ trợ chống ung thư

Ẩm thực

10:29:18 22/02/2025
Hãy cùng khám phá và chuẩn bị cho bữa cơm cuối tuần thêm phần ngon miệng, dinh dưỡng và tràn ngập tiếng cười trong bài viết này nhé!
Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh

Người đàn ông tay không bắt sống "quái thú" dài 6m ẩn nấp trong nhà vệ sinh

Lạ vui

10:27:50 22/02/2025
Một con trăn dài 6m được một nhân viên dọn dẹp khu chung cư phát hiện khi thò đuôi qua lỗ nhỏ trong nhà vệ sinh. Người này đã nhanh chóng báo tin cho lực lượng chức năng tới xử lý.
Bậc thầy phong thủy hé lộ: Cuối tháng 2, 3 con giáp trúng "mánh lớn", công danh bùng nổ, tiền về túi ào ào

Bậc thầy phong thủy hé lộ: Cuối tháng 2, 3 con giáp trúng "mánh lớn", công danh bùng nổ, tiền về túi ào ào

Trắc nghiệm

10:24:24 22/02/2025
Những con giáp này hứa hẹn sẽ vượng tài vượng lộc , đón vận may bùng nổ, tài lộc thi nhau gõ cửa vào cuối tháng.3 năm tới, 3 con giáp này bội thu may mắn: Gặt hái được nhiều thành quả to lớn trong sự nghiệ
Clip vượt mức đáng yêu thu về 5 triệu view: "Nghiệp vụ sư phạm quá đỉnh"

Clip vượt mức đáng yêu thu về 5 triệu view: "Nghiệp vụ sư phạm quá đỉnh"

Netizen

10:22:15 22/02/2025
Nhiều bố mẹ cứ thắc mắc không biết sao ở lớp con ngoan thế, lúc nào cũng ăn hết suất, dễ thương, nghe lời mà về nhà cứ như biến thành người khác
Nai lưng dọn dẹp nhưng nhà tắm vẫn hôi rình, sau khi phát hiện "thủ phạm" tôi ngớ người

Nai lưng dọn dẹp nhưng nhà tắm vẫn hôi rình, sau khi phát hiện "thủ phạm" tôi ngớ người

Sáng tạo

09:58:38 22/02/2025
Chắc hẳn không ít người gặp tình huống nhà vệ sinh nhìn thì sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí vừa kỳ cọ lau xong mà vẫn cứ phảng phất mùi hôi khó chịu
Trần Nghiên Hy - Cô gái vàng trong làng bê bối: 4 lần dính scandal làm "tiểu tam", 3 lần bị tố "cắm sừng" chồng

Trần Nghiên Hy - Cô gái vàng trong làng bê bối: 4 lần dính scandal làm "tiểu tam", 3 lần bị tố "cắm sừng" chồng

Sao châu á

09:29:01 22/02/2025
Hóa ra hình ảnh cô gái thanh thuần của Trần Nghiên Hy chỉ là bức màn che đi sự thật về cuộc sống cá nhân đầy rẫy tai tiếng giật bồ, ngoại tình của cô.
Chuyện gì đang xảy ra khiến Hoa hậu Thuỳ Tiên bị phản đối?

Chuyện gì đang xảy ra khiến Hoa hậu Thuỳ Tiên bị phản đối?

Tv show

08:26:18 22/02/2025
Sau khi phát sóng 2 mùa khá thành công, chương trình Running Man được khán giả nhiệt tình chấm hóng khi thông báo trở lại.