WHO cảnh báo virus SARS-CoV-2 sẽ không bao giờ biến mất
Ngày 13/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ không bao giờ biến mất và người dân trên thế giới sẽ phải học cách sống chung với virus này.
Hình ảnh quét qua kính hiển vi điện tử cho thấy một tế bào (màu đỏ) bị virus SARS-COV-2 (màu vàng) xâm nhập, lấy từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
WHO đưa ra lời cảnh báo trên trong bối cảnh một số nước trên thế giới bắt đầu dần nới lỏng các biện pháp hạn chế và lệnh phong tỏa từng áp đặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến ở Geneva, người đứng đầu chương trình các tình trạng khẩn cấp của WHO Michael Ryan nêu rõ khó có thể dự đoán thời điểm con người tiêu diệt được loại virus mới xuất hiện này. Ông cảnh báo cùng với thời gian, SARS-CoV-2 sẽ trở thành một virus đặc hữu trong cộng đồng và sẽ không bao giờ biến mất.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quan chức WHO bày tỏ tin tưởng các nước có thể biến thảm họa này thành cơ hội cho tương lai, đồng thời kêu gọi các nước hợp tác cùng giải quyết các vấn đề với sự đoàn kết, tin tưởng và một hệ thống đa phương có thể mang lại lợi ích thực sự cho loài người. Ông nhấn mạnh, để đi đến thành công, điều này đòi hỏi sự hỗ trợ về mặt chính trị, tài chính, kỹ thuật cũng như nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế.
Virus SARS-CoV-2 bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, hồi cuối năm ngoái và đến nay đã lây lan trên toàn thế giới. Nhiều nước trên thế giới đã áp đặt các biện pháp hạn chế và phong tỏa nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, trong bối cảnh một số nước bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế và lệnh phong tỏa, WHO cảnh báo không có gì đảm bảo rằng việc nới lỏng các hạn chế sẽ không gây ra làn sóng lây nhiễm thứ hai.
Trong khi đó, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khuyến cáo các nước vẫn nên duy trì cảnh giác và ở mức cao nhất có thể.
Theo worldometers.info, đến 14h ngày 14/5 (giờ Việt Nam), thế giới hiện ghi nhận tổng cộng 4.430.806 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 298.201 ca tử vong và 1.662.043 ca đã hồi phục. Mỹ là quốc gia chịu tác động mạnh nhất với 1.430.348 bệnh nhân, trong đó 85.197 người đã tử vong.
WHO nói nCoV có thể không bao giờ biến mất
Quan chức cấp cao WHO cảnh báo người dân toàn cầu sẽ phải học cách sống chung với nCoV vì nó có thể tồn tại mãi.
"Chúng ta đang chứng kiến một loại virus lần đầu tiên xâm nhập loài người. Do đó, rất khó dự đoán khi nào chúng ta sẽ chiến thắng nó", Michael Ryan, giám đốc phụ trách tình huống khẩn cấp của WHO, ngày 13/5 nói trong cuộc họp báo trực tuyến từ Geneva.
Mike Ryan (trái) tại một cuộc họp của WHO ở Thụy Sĩ hồi tháng hai. Ảnh: Reuters.
"Virus này có thể trở thành một loại virus thường thấy trong cộng đồng và nó có thể không bao giờ biến mất", ông nói thêm. "HIV chưa biến mất, nhưng chúng ta phải chấp nhận sống chung với nó".
Nhưng ông nhấn mạnh việc tìm ra cách đánh bại virus là cơ hội để nhân loại tiến một bước lớn, bằng cách tìm ra vaccine và cung cấp rộng rãi. "Đây là cơ hội lớn cho thế giới", Ryan nói.
Covid-19 khởi phát từ Vũ Hán, Trung Quốc tháng 12/2019, xuất hiện ở 212 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 4,4 triệu người nhiễm, gần 298.000 người tử vong và khoảng 1,6 triệu người bình phục.
Hơn một nửa dân số thế giới đã bị áp lệnh phong tỏa kể từ khi khủng hoảng bắt đầu. Nhưng WHO cảnh báo không có cách nào để đảm bảo nới lỏng các hạn chế sẽ không gây ra làn sóng lây nhiễm thứ hai.
"Nhiều quốc gia muốn gỡ bỏ các biện pháp", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói. "Nhưng khuyến nghị của chúng tôi vẫn là bất kỳ quốc gia nào cũng cần cảnh giác ở mức cao nhất".
WHO cảnh báo miễn dịch cộng đồng 'nguy hiểm' WHO lên án việc áp dụng khái niệm miễn dịch cộng đồng đối với Covid-19 là "nguy hiểm", cảnh báo rằng "không ai an toàn". "Đây là một dịch bệnh nguy hiểm, là kẻ thù số một của cộng đồng. Chúng tôi đã nhắc đi nhắc lại điều này rất nhiều lần", Tiến sĩ Mike Ryan, giám đốc chương trình y tế khẩn...