WHO cảnh báo về khả năng lây nhiễm của 3 biến thể mới
Trung tâm Y học Genomics (CMG) của Bệnh viện Ramathibodi (Thái Lan) cho biết Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về sự xuất hiện của 3 biến thể dòng phụ của Omicron với nguy cơ lây nhiễm nhanh hơn và ảnh hưởng đến phổi.
Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện Y tế quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
CMG cho biết các biến thể phụ BA.4, BA.5 và BA.2.12.1 có thể khả năng lây nhiễm cao hơn biến thể Omicron gốc. Theo CMG, trong những tuần gần đây, WHO và nhiều nhà khoa học trên thế giới đã theo dõi các diễn biến liên quan 3 biến thể phụ này tại Nam Phi và Mỹ.
Tháng trước, các nhà khoa học Nam Phi đã xác định hai dòng phụ BA.4 và BA.5 tại quốc gia này và tiến hành các thí nghiệm, rút ra kết luận rằng những người đã nhiễm biến thể Omicron vẫn có thể tái mắc COVID-19 do nhiễm các dòng phụ BA.4 và BA.5.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia y tế, sự thay đổi trong đột biến gene của virus là nguyên nhân khiến gia tăng tốc độ lây lan của virus, trong đó lưu ý rằng virus có thể xâm nhập vào tế bào của phổi, gây ra nhiễm trùng tương tự biến thể Delta. Trong khi đó, một số báo cáo khoa học khác có nội dung cho rằng các biến thể phụ này thậm chí có thể né tránh tác dụng của vaccine.
Do tốc độ lây nhiễm cao nên biến thể Omicron có nhiều điều kiện để đột biến, dẫn tới sự xuất hiện hàng loạt dòng phụ hoặc biến thể phụ, mà BA.4 và BA.5 là 2 trong số 5 dòng phụ của Omicron được giới khoa học xác định.
Trong thông báo cập nhật ngày 8/5, Bộ Y tế Thái Lan thông báo, trong 24 giờ qua, quốc gia này đã ghi nhận 8.081 ca mắc mới COVID-19, đánh dấu ngày thứ 7 liên tiếp ghi nhận số mắc mới dưới ngưỡng 10.000 ca.
Nigeria phát hiện biến thể Omicron trong mẫu phẩm tháng 10
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Nigeria ngày 1/12 thông báo đã phát hiện biến thể Omicron trong các mẫu phẩm xét nghiệm từ tháng 10/2021.
Một tấm áp phích tuyên truyền về tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Nigeria. Ảnh: Reuters
Đài Sputnik đưa tin sau khi tiến hành giải trình tự gien của các hành khách bị phát hiện mắc COVID-19 khi nhập cảnh hồi tháng 10, các nhà nghiên cứu nhận thấy dấu vết của Omicron trong một số mẫu phẩm.
Tuần trước, quốc gia này cũng đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đầu tiên là hai hành khách đến từ Nam Phi.
Kể từ khi được ghi nhận lần đầu tại Nam Phi vào tuần trước, cho đến nay, hơn 20 quốc gia đã báo cáo về những trường hợp nhiễm biến thể này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp loại Omicron là biến thể đáng lo ngại với lượng đột biến cao hơn nhiều so với chủng Delta.
Sự xuất hiện của biến chủng này đã khiến hàng loạt quốc gia ban bố lệnh cấm đi lại đối với khu vực phía Nam châu Phi, cũng như tái áp đặt các biện pháp hạn chế để ngăn chặn virus lây lan, trong đó có đóng cửa biên giới và đeo khẩu trang.
Tuy nhiên, WHO cảnh báo việc cấm đi lại đại trà không thể ngăn chặn Omicron lan rộng. Trong thông điệp gửi tới các nước, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: "Chúng tôi kêu gọi tất cả các thành viên áp dụng những biện pháp giảm thiểu rủi ro tương xứng, hợp lý. Phản ứng toàn cầu phải bình tĩnh, phối hợp và chặt chẽ".
Hiện chưa có trường hợp tử vong nào được báo cáo liên quan tới Omicron và phải mất nhiều tuần để biết biến thể này có khả năng kháng vaccine hoặc gây bệnh nghiêm trọng hơn Delta hay không.
15 người mắc COVID-19 sau khi bay từ điểm nóng 'siêu biến thể' Omicron về Hà Lan 15 trong số 110 người bay về từ Nam Phi, nơi là điểm nóng biến thể Omicron, đã xét nghiệm dương tính với COVID-19 tại sân bay Schiphol ở thủ đô Amsterdam, Hà Lan. Sân bay quốc tế Schiphol ở Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: Reuters Theo đài RT, vẫn còn thêm 500 người nữa trên hai chuyến bay từ Nam Phi về Amsterdam...