WHO cảnh báo về cuộc khủng hoảng y tế lan rộng ở Bờ Tây
Ngày 14/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo cuộc khủng hoảng y tế đang gia tăng tại Bờ Tây trong bối cảnh vòng xoáy bạo lực, các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở y tế cùng với nhiều hạn chế đang cản trở người dân nơi đây tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Những ngôi nhà bị phá hủy trong vụ đụng độ tại trại tị nạn Jenin ở Bờ Tây ngày 26/1/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ quan y tế của LHQ nhấn mạnh bạo lực gia tăng ở Bờ Tây, trong đó có cả Đông Jerusalem, kể từ khi xung đột giữa phong trào Hồi giáo Hamas và Israel bùng phát vào ngày 7/10/2023. Tính đến nay tại Bờ Tây, cuộc xung đột này đã cướp đi sinh mạng của 521 người Palestine, trong đó có 126 trẻ em. Con số này theo thống kê của giới chức Palestine còn cao hơn.
WHO cho biết các cuộc xung đột tại khu vực này cũng đã khiến hơn 5.200 người, trong đó có 800 trẻ em, bị thương. Thực tế này làm gia tăng nhu cầu cứu chữa khẩn cấp tại các cơ sở y tế vốn đang gặp nhiều khó khăn.
Bờ Tây – khu vực bị Israel chiếm đóng từ năm 1967, chứng kiến bạo lực gia tăng trong hơn một năm, đặc biệt kể từ khi xung đột giữa Hamas – Israel nổ ra hơn 8 tháng trước.
Video đang HOT
Từ ngày 7/10/2023 đến 28/5/2024, WHO ghi nhận 480 vụ tấn công ở Bờ Tây, trong đó có các các cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở y tế và xe cứu thương, giam giữ nhân viên y tế và bệnh nhân.
Ngoài ra, việc đóng cửa các trạm kiểm soát, tình trạng mất an ninh ngày càng gia tăng, cũng như các cuộc bao vây và đóng cửa toàn bộ cộng đồng dân cư đang khiến việc di chuyển trong Bờ Tây ngày càng bị hạn chế, việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
WHO cảnh báo cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài trở nên tồi tệ hơn kể từ ngày 7/10/2023 khi Israel tăng cường khấu trừ nguồn thu thuế dành cho lãnh thổ Palestine, cũng đang gây thiệt hại cho lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Theo WHO, nhân viên y tế chỉ nhận được một nửa tiền lương trong gần một năm qua và 45% số thuốc thiết yếu đã không còn. Hiện các bệnh viện chỉ hoạt động với công suất khoảng 70%.
Việc tìm kiếm dịch vụ chăm sóc y tế bên ngoài Bờ Tây cũng trở nên khó khăn hơn đối với bệnh nhân, với 44% yêu cầu đến các cơ sở ở Đông Jerusalem và Israel bị từ chối hoặc đang chờ xử lý kể từ ngày 7/10 năm ngoái.
WHO kêu gọi ngay lập tức bảo vệ dân thường và củng cố hệ thống chăm sóc sức khỏe tại Bờ Tây.
WHO chật vật tìm nguồn hỗ trợ ứng phó khẩn cấp
Trong bối cảnh thế giới trải đang qua nhiều cuộc khủng hoảng y tế cùng lúc, bộ phận ứng phó khẩn cấp của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt nguồn tài chính cần thiết cho các hoạt động ứng phó và xử lý khủng hoảng cũng như trả lương cho nhân viên.
Trụ sở Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Vấn đề trên được đưa ra trong báo cáo do một ủy ban giám sát độc lập thực hiện và công bố trước thềm cuộc họp thường niên của WHO tại Geneva (Thụy Sĩ) trong tuần này.
Báo cáo chỉ ra rằng trong năm 2023, bộ phận ứng khó khẩn cấp của WHO đã phải huy động nguồn lực để xử lý 72 tình huống khẩn cấp, bao gồm động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, xung đột ở Sudan, Ukraine và Dải Gaza cũng như một đợt bùng phát dịch tả quy mô lớn trên toàn cầu.
Trong khi đó, hiện nay đã nổi lên nhiều thảm họa thiên tai và xung đột, đặt ra mối đe dọa hiện hữu đối với hoạt động của chương trình ứng phó khẩn cấp của WHO.
Trong bối cảnh như vậy, báo cáo cho rằng WHO cần cải thiện quá trình chuyển giao nhiệm vụ cho các quốc gia trong quá trình ứng phó. Bên cạnh đó, các nước cũng cần tăng cường năng lực ứng phó của riêng mình. Nếu các nước không tăng cường năng lực của riêng mình, báo cáo cho rằng các hoạt động của chương trình ứng phó khẩn cấp của WHO có thể sẽ bị thu hẹp.
Báo cáo cũng đưa ra những đề xuất nhằm củng cố vai trò của WHO trong việc quản lý và ứng phó với các tình huống khẩn cấp về nhân đạo kéo dài.
Hồi năm 2023, WHO đã tuyên bố dịch COVID-19 không còn được coi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng gây quan ngại quốc tế. Thế nhưng, hiện WHO đang phải ứng phó với ngày càng nhiều trường hợp khẩn cấp khác, từ xung đột và thiên tai đến bùng phát các bệnh truyền nhiễm.
WHO cảnh báo khủng hoảng y tế tại Yemen Nhân Ngày Y tế Thế giới, ngày 7/4, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo xung đột vũ trang kéo dài ở Yemen đã làm tê liệt nghiêm trọng hệ thống y tế của nước này, khiến 17,8 triệu người cần được hỗ trợ y tế. Bệnh nhân bị thương do xung đột được điều trị tại bệnh viện ở Saada,...