WHO cảnh báo tình hình khẩn cấp về y tế ở Liban
Ngày 2/10, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo hệ thống y tế của Liban đang phải chật vật đối phó với số lượng lớn bệnh nhân sau khi Israel tăng cường các cuộc không kích và tiến hành chiến dịch tấn công trên bộ vào nước này.
Cảnh đổ nát sau cuộc không kích của Israel tại Beirut, Liban, ngày 2/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trên trang mạng X, ông Ghebreyesus cho biết các bệnh viện ở Liban đang trở nên quá tải do số người bị thương và thiệt mạng gia tăng. Ông cảnh báo hệ thống y tế của nước này đã bị suy yếu do các cuộc khủng hoảng liên tiếp và hiện phải chật vật đáp ứng nhu cầu khẩn cấp, đồng thời cho biết WHO đang tăng cường nỗ lực ứng phó với tình hình.
Tháng trước, Israel đã chuyển trọng tâm từ cuộc xung đột ở Dải Gaza, bùng phát sau các cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10/2023, sang việc bảo vệ biên giới phía Bắc giáp với Liban. Hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc không kích của Israel vào thủ đô Beirut và các vùng ngoại ô phía Nam.
Trong cuộc họp với các đại sứ của Liên đoàn Arập tại Geneva, Thụy Sĩ, ông Tedros nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả bệnh nhân, nhân viên y tế và dân thường, bao gồm cả người tị nạn, ở Liban. Ông cho biết WHO đang phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế Liban để đảm bảo các bệnh viện có đủ vật tư và nhân lực để ứng phó. Tuy nhiên, người đứng đầu WHO cũng cho rằng “điều mà người dân Liban, Gaza, Israel và khắp Trung Đông cần là hòa bình”. Ông cảnh báo bất kỳ sự leo thang nào trong cuộc xung đột sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho khu vực.
Video đang HOT
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, Thủ tướng Syria Muhammad Ghazi al-Jalali đã có cuộc gặp Đại sứ Iran tại nước này Hussein Akbari, thảo luận các cách thức hợp tác để hỗ trợ người tị nạn Liban.
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, tại cuộc gặp, hai bên đã xem xét các cơ chế hợp tác để đáp ứng các nhu cầu và hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ và trợ giúp y tế cho công dân Liban. Thủ tướng Al-Jalali nhấn mạnh Chính phủ Syria nỗ lực đảm bảo nhu cầu cho những người tị nạn Liban và sửa đổi một số thủ tục để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận họ. Ông Al-Jalali khẳng định Syria sẵn sàng đón nhận bất kỳ sáng kiến nào góp phần hỗ trợ người tị nạn Liban. Về phần mình, Đại sứ Iran bày tỏ nước này sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng Syria hỗ trợ người tị nạn Liban.
Trong khi đó, 9 tổ chức phi chính phủ của Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch điều một tàu chở hàng cứu trợ nhân đạo đến Liban để hỗ trợ người dân nước này. Con tàu đầu tiên sẽ chở khoảng 80 container bao gồm 1.300 tấn hàng viện trợ nhân đạo và dự kiến sẽ đến Liban sau một tuần.
Tại sao Iran vẫn 'án binh bất động' khi xung đột Israel - Hezbollah leo thang?
Bất chấp vai trò quan trọng của Hezbollah là lực lượng đại diện khu vực của Iran, Tehran vẫn ngần ngại can thiệp khi Israel đang làm suy yếu nhóm này - các yếu tố kinh tế, chính trị và chiến lược giải thích lý do tại sao.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi ngày 29/9/2024 tuyên bố sẽ đáp trả việc một phó chỉ huy Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) thiệt mạng trong cuộc không kích mới đây do Israel tiến hành tại thủ đô Beirut của Liban. Ảnh: IRNA/TTXVN
Bình luận trên tờ Jerusalem Post (Israel) ngày 30/9, Farhad Rezaei, học giả và là nghiên cứu viên cao cấp tại Dự án Philos, cho rằng khi căng thẳng giữa Israel và Hezbollah gia tăng, vai trò của Iran như một đồng minh chính của Hezbollah càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, Tehran lại tỏ ra thận trọng trong việc can thiệp mặc dù Israel đang tiến hành một loạt các cuộc tấn công nhằm vào phong trào này. Nhiều yếu tố, từ kinh tế đến chính trị và chiến lược, đã ảnh hưởng đến quyết định của Iran trong bối cảnh trên.
Gần đây, quân đội Israel đã thực hiện các "cuộc tấn công có mục tiêu" nhằm vào Hezbollah, khiến thủ lĩnh Hassan Nasrallah cùng với nhiều chỉ huy cấp cao khác của Hezbollah thiệt mạng. Các cuộc tấn công này không chỉ gây thiệt hại về nhân sự mà còn làm suy yếu nghiêm trọng cơ sở hạ tầng và kho vũ khí của Hezbollah, bao gồm việc phá hủy hệ thống chỉ huy và kiểm soát cũng như kho tên lửa tầm ngắn và tầm trung của nhóm này.
Hezbollah không chỉ là một lực lượng vũ trang mà còn là một nhóm dân quân thân Iran và có vai trò chiến lược với Tehran trong khu vực, đặc biệt trong trường hợp Israel tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra là: Tại sao Iran lại "tê liệt" trước những cuộc tấn công từ Israel này? Phải chăng Tehran đang từ bỏ đồng minh quan trọng của mình, hay có những tính toán sâu xa hơn đằng sau sự do dự của họ?
Theo ông Rezaei, một trong những lý do quan trọng cho sự do dự của Iran có lẽ là tình hình kinh tế mà quốc gia này đang phải đối mặt. Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân vào năm 2018, nền kinh tế Iran đã rơi vào khủng hoảng, với nợ quốc gia lên đến 30% GDP, lạm phát đạt mức 49,5%, đồng tiền mất 80% giá trị trong vòng chưa đầy hai năm và tỷ lệ thất nghiệp gần 10%. Iran cũng đã phải đối mặt với nhiều biểu tình và tình trạng bất ổn xã hội.
Phản ứng của người dân Iran cũng xuất phát từ việc chính phủ không chú ý đầy đủ đến nhu cầu của họ, trong khi lại tiếp tục đầu tư vào các hoạt động quân sự và hỗ trợ cho các nhóm như Hezbollah. Tình hình chính trị tại Iran đang ở mức thấp nhất kể từ Cách mạng Hồi giáo năm 1979, với tỷ lệ cử tri tham gia bầu cử giảm xuống chỉ còn 41%. Do đó, một quốc gia đang phải vật lộn với vấn đề kinh tế và xã hội sẽ rất khó khăn để huy động sự ủng hộ cho một cuộc xung đột trực tiếp với Israel.
Bên cạnh vấn đề kinh tế và chính trị, sự chênh lệch về sức mạnh quân sự giữa Israel và Iran cũng là một yếu tố đáng kể. Israel đã thể hiện rõ ưu thế quân sự với khả năng không chiến và công nghệ tiên tiến. Trong khi đó, lực lượng không quân của Iran lại đang phải đối mặt với nhiều hạn chế.
Các tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV) của Iran chưa thể xâm nhập không phận Israel, trong khi không phận Iran lại hoàn toàn mở cho các cuộc tấn công của Israel.
Trong bối cảnh đó, Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã tuyên bố rằng họ không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh trực tiếp, điều này phản ánh sự thận trọng trong chính sách đối ngoại của nước này. Các quan chức Iran đã từ chối yêu cầu từ Hezbollah về việc tấn công Israel, cho rằng "thời điểm chưa thích hợp". Điều này cho thấy rằng Iran đang cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định can thiệp vào cuộc xung đột.
Trên thực tế, trong các sự cố trước đây, chẳng hạn như vụ tấn công được cho là của Israel vào các đường ống dẫn khí đốt chính của Iran vào tháng 3/2024, gây gián đoạn nghiêm trọng các dịch vụ quan trọng, các nhà lãnh đạo Iran đã vô cùng lo ngại rằng các cuộc không kích tăng cường của Israel có thể làm mất ổn định thêm đất nước và làm tê liệt nền kinh tế vốn đã mong manh.
Tehran cũng hiểu rằng việc tham gia vào một cuộc chiến tranh trực tiếp với Israel có thể sẽ kéo Mỹ vào cuộc xung đột. Một số nhà lãnh đạo Iran tin rằng sự leo thang của Israel là "một cái bẫy do Thủ tướng Benjamin Netanyahu thiết kế để khiêu khích Iran vào một cuộc xung đột trực tiếp với Mỹ" và họ nên thận trọng để tránh rơi vào cái bẫy này.
Tóm lại, ông Rezaei lưu ý sự do dự của Iran trong việc can thiệp vào tình hình căng thẳng với Israel không phải là một quyết định ngẫu hứng, mà là kết quả của nhiều yếu tố phức tạp. Cuộc khủng hoảng kinh tế, tình hình chính trị không ổn định, và sự chênh lệch về sức mạnh quân sự đã khiến Tehran phải tính toán kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Iran có thể tiếp tục hỗ trợ Hezbollah từ xa, nhưng một cuộc xung đột trực tiếp với Israel trong thời điểm này có lẽ là điều không khả thi.
Dư luận phản đối chiến dịch tấn công trên bộ của Israel tại Liban Dư luận quốc tế đang kêu gọi ngăn chặn xung đột giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah leo thang thành một cuộc chiến tranh quy mô lớn hơn. Xe tăng quân sự Israel tuần tra gần biên giới với Liban, ngày 30/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN Liên hợp quốc (LHQ) lên tiếng phản đối chiến dịch trên bộ của Israel tại Liban. Người...