WHO cảnh báo thế giới đang bước vào làn sóng Covid-19 thứ 3
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo thế giới đang bước vào làn sóng Covid-19 thứ 3 khi biến thể virus bùng phát ở nhiều quốc gia.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Getty).
“Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của làn sóng thứ ba”, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói trong bài phát biểu khai mạc cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban Khẩn cấp IHR về Covid-19 hôm 14/7.
Người đứng đầu WHO cho biết trong tuần qua số ca mắc Covid-19 gia tăng trên toàn cầu và các trường hợp tử vong bắt đầu tăng trở lại. Ông Tedros nói rằng, “số người chết đang tăng trở lại” sau 10 tuần giảm.
Theo tổng giám đốc WHO, một trong những nguyên nhân chính khiến tình trạng lây nhiễm gia tăng tại nhiều quốc gia là “biến thể Delta”, cùng với đó là việc người dân tăng cường đi lại, triển khai không nhất quán các biện pháp xã hội và y tế cộng đồng.
Ông Tedros cho biết biến thể Delta hiện đã xuất hiện ở “hơn 111 quốc gia”. Biến thể này được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ và gây ra cuộc khủng hoảng dịch bệnh tại nước này hồi tháng 4 và tháng 5. WHO dự đoán, “biến thể Delta sẽ sớm trở thành chủng Covid-19 chủ đạo, lây lan toàn thế giới”.
Video đang HOT
Người đứng đầu WHO cũng nhấn mạnh “sự chênh lệch đáng kinh ngạc trong việc phân phối vắc xin trên toàn cầu”. Ông Tedros nhắc lại rằng “nhiều quốc gia vẫn chưa nhận được liều vắc xin nào và hầu hết các quốc gia vẫn chưa nhận đủ vắc xin”.
Theo ông Tedros, sự thiếu công bằng trong việc phân phối vắc xin đã tạo ra hai xu hướng trên thế giới, trong đó một bên là các quốc gia với khả năng tiếp cận tốt nhất với vắc xin, cho phép họ dỡ bỏ các biện pháp hạn chế và mở cửa lại đất nước; bên còn lại là các quốc gia chưa được tiếp cận vắc xin và đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.
Trong bối cảnh đó, ông Tedros nhắc lại lời kêu gọi của WHO về việc thúc đẩy mạnh mẽ việc tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số của tất cả các quốc gia trước tháng 9, ít nhất 40% vào cuối năm 2021 và ít nhất 70% vào giữa năm 2022.
Tổng giám đốc WHO cũng lưu ý rằng chỉ riêng vắc xin sẽ không ngăn chặn được đại dịch, do vậy ông kêu gọi các quốc gia kiên trì thực hiện “cách tiếp cận phù hợp và nhất quán”. Điều này đồng nghĩa với việc thực thi đầy đủ các biện pháp xã hội và y tế cộng đồng, đồng thời kiểm soát các hoạt động tụ tập đông người.
Gần 3 triệu ca nhiễm mới trong một tuần
Các chuyên gia của WHO ngày 14/7 cho biết, gần 3 triệu ca mắc Covid-19 và hơn 55.000 ca tử vong đã được ghi nhận trên khắp thế giới trong tuần qua. Tỷ lệ nhiễm bệnh tăng 10% so với 7 ngày trước đó và tỷ lệ tử vong tăng 3%.
Hầu hết các ca nhiễm mới trong tuần qua được ghi nhận ở Brazil (333.030), cũng như ở Ấn Độ (291.789), Indonesia (243.119), Anh (210. 277) và Colombia (174.320).
Tỷ lệ nhiễm bệnh đã giảm trong tuần qua ở châu Mỹ (3%), trong khi tăng ở khu vực Đông Địa Trung Hải (25%), châu Âu (20%), Đông Nam Á (16%), khu vực Tây Thái Bình Dương (15%) và châu Phi (5%).
Tỷ lệ tử vong tăng mạnh ở châu Phi (50%) và Đông Nam Á (26%), trong khi giảm ở châu Mỹ (11%).
Người chết vì Covid-19 tăng trở lại, thế giới ở giai đoạn "rất nguy hiểm"
Số ca nhiễm và tử vong toàn cầu tăng trở lại do sự xuất hiện của biến chủng SARS-CoV-2 làm tiêu tan hy vọng trở lại cuộc sống bình thường của nhiều quốc gia.
Biến chủng Delta khiến dịch Covid-19 bùng phát mạnh trở lại ở Indonesia và nhiều nước trên thế giới (Ảnh: Reuters).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 14/7 cho biết, trong tuần qua, số ca tử vong vì Covid-19 toàn cầu đã tăng trở lại sau 9 tuần giảm. Cụ thể, thế giới ghi nhận thêm hơn 55.000 ca tử vong trong tuần qua, tăng 3% so với tuần trước đó. Số ca nhiễm cũng tăng 10% lên gần 3 triệu ca, trong đó nhiều nhất ở Brazil, Ấn Độ, Indonesia và Anh.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói: "Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của làn sóng Covid-19 thứ ba".
Indonesia hiện là vùng dịch nóng nhất ở châu Á. Chỉ riêng trong ngày 14/7, Indonesia có thêm hơn 54.500 người mắc Covid-19, đánh dấu lần đầu tiên số ca nhiễm mới trong ngày vượt mốc 50.000. Số người chết vì Covid-19 tại quốc gia này cũng dao động quanh ngưỡng 1.000 ca/ngày thời gian gần đây. Tại Indonesia, các nhà hỏa táng đều đang hoạt động hết công suất cả ngày lẫn đêm. Đến nay, Indonesia đã có tổng cộng gần 2,7 triệu người mắc Covid-19 và hơn 69.000 ca tử vong.
Số ca nhiễm và tử vong tăng mạnh khiến nhiều nước, trong đó có Australia, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, buộc phải hoãn kế hoạch mở cửa trở lại và phải siết chặt thêm các biện pháp hạn chế.
Theo WHO, số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 toàn cầu tăng trở lại là do tỷ lệ tiêm chủng vắc xin còn thấp, nhiều nước vội vã nới lỏng các biện pháp phòng dịch và ngoài ra cũng do sự xuất hiện của biến chủng Delta dễ lây lan hơn. Biến chủng Delta được phát hiện lần đầu ở Ấn Độ và hiện đã lan ra 111 quốc gia và vùng lãnh thổ. WHO dự đoán, Delta sẽ trở thành chủng trội toàn cầu trong những tháng tới.
Sarah McCool, một giáo sư về y tế cộng đồng tại Đại học bang Georgia, cho biết sự kết hợp của những yếu tố này là công thức cho một đợt "bùng nổ" Covid-19 mới.
WHO cho rằng, nhiều nước đang phải đối mặt với sức ép cực lớn trong việc dỡ bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế nhằm mở cửa kinh tế. Tuy nhiên, WHO cảnh báo, việc nới lỏng hay dỡ bỏ quá sớm và thiếu thận trọng sẽ tạo điều kiện cho virus lan rộng hơn và nguy cơ xuất hiện các biến chủng nguy hiểm khác.
Đầu tháng này, Tổng giám đốc WHO Tedros cảnh báo, đại dịch Covid-19 toàn cầu đang bước vào một "giai đoạn mới và rất nguy hiểm". Ông Tedros nhấn mạnh, cách tốt nhất để đối phó với đại dịch Covid-19 là hỗ trợ các quốc gia trong việc phân phối công bằng vắc xin, cùng các thiết bị bảo vệ cá nhân, xét nghiệm, vật tư y tế khác, đảm bảo các biện pháp xã hội và y tế công như phát hiện sớm ca bệnh, giám sát, xét nghiệm, cách ly và chăm sóc lâm sàng.
"Tôi đã kêu gọi các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới làm việc cùng nhau để đảm bảo rằng vào thời điểm này năm sau, 70% người dân ở mọi quốc gia đều được tiêm chủng", Tổng giám đốc WHO nói.
Các nước giàu đừng gom vắc xin nữa! Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa nhắn nhủ các nước giàu: đừng gom vắc xin COVID-19 để tiêm mũi tăng cường, trong khi nhiều nước chưa có vắc xin và cũng chưa có bằng chứng khoa học cho thấy cần tiêm liều bổ sung. Người dân rồng rắn chờ tiêm ngừa COVID-19 ở Jakarta, Indonesia, ngày 26-6 - Ảnh: Reuters Đến...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk

Thái Lan hợp pháp hóa sòng bạc để hút khách du lịch

Sống sót sau 60 giờ mắc kẹt dưới đống đổ nát sau động đất ở Myanmar

Tỷ phú Bill Gates cảnh báo AI thay thế nhiều bác sĩ, giáo viên

Ông Trump ra "hạn chót tâm lý" cho Nga đồng ý ngừng bắn ở Ukraine

F-16 Ukraine lập kỷ lục chiến đấu: Nga phải đổi chiến thuật

Chuột, gián trong thức ăn, chuỗi cơm bò Nhật Bản đóng cửa gần 2.000 quán

Tướng Kiev nêu điều châu Âu có thể làm thay vì gửi quân tới Ukraine

Thái Lan khẩn cấp điều tra vụ sập công trình 30 tầng do động đất

Học giả Anh khẳng định Việt Nam đã sẵn sàng thúc đẩy khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trung Quốc quyết dẫn đầu công nghệ hạt nhân với lò phản ứng lai độc nhất thế giới

Tajikistan, Uzbekistan và Kyrgyzstan ký kết thỏa thuận lịch sử chấm dứt tranh chấp biên giới
Có thể bạn quan tâm

Chuyển hồ sơ dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 tới Bộ Công an
Tin nổi bật
06:56:08 01/04/2025
MC đám cưới cùng vợ dùng clip nhạy cảm tống tiền nhân tình
Pháp luật
06:53:04 01/04/2025
Quỳnh Lương đăng bài có tên ViruSs, thái độ căng giữa lùm xùm tình ái hot nhất hiện nay
Sao việt
06:36:04 01/04/2025
Bất ngờ với tựa game miễn phí siêu độc lạ trên Steam, ra mắt cùng ngày vẫn được chú ý hơn loạt bom tấn
Mọt game
06:26:15 01/04/2025
"Pam yêu ơi" cho bố ra rìa vì 1 nhân vật, bố con Lê Dương Bảo Lâm xuất hiện độc lạ
Tv show
06:14:48 01/04/2025
Tác dụng của quả và lá đu đủ với bệnh ung thư
Sức khỏe
06:09:46 01/04/2025
Cho dù cháo đậu xanh hay đậu đỏ, hãy thêm một bước này trước khi nấu, đảm bảo cháo ngon không thể chê!
Ẩm thực
06:04:17 01/04/2025
Cặp mẹ chồng - nàng dâu gây tranh cãi nhất hiện nay xuất hiện ở sự kiện, nhìn ảnh không ai dám tin
Hậu trường phim
05:58:47 01/04/2025
Phim Hàn hay nhức nhối có rating tăng 130% chỉ sau 1 tập, nữ chính U50 mà đáng yêu như thiếu nữ mới tài
Phim châu á
05:57:58 01/04/2025
Nhiều anh em game thủ ước được hóa phản diện khi chứng kiến phiên bản người nhện "Pi tơ" nóng bỏng này
Cosplay
05:53:24 01/04/2025