WHO cảnh báo thảm họa y tế ở Gaza do thiếu nhiên liệu trầm trọng
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 4/7 cảnh báo tình trạng thiếu nhiên liệu trầm trọng ở Dải Gaza có thể gây tác động thảm họa đối với dịch vụ y tế vốn đã bị tàn phá ở đây.
Trẻ em bị thương được điều trị tại bệnh viện ở thành phố Khan Younis, Dải Gaza ngày 19/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trên mạng xã hội X, ông Tedros nhấn mạnh thiếu nhiên liệu trầm trọng sẽ tiếp tục gây gián đoạn hoạt động y tế tại Gaza.
WHO cảnh báo chỉ có 90.000 lít nhiên liệu được vận chuyển vào Dải Gaza trong ngày 3/7, trong khi chỉ riêng lĩnh vực y tế cần 80.000 lít mỗi ngày.
Video đang HOT
Theo ông Tedros, điều này buộc WHO và các đối tác hoạt động tại Gaza phải đưa ra các lựa chọn khó khăn.
Hiện nhiên liệu được ưu tiên để giữ cho máy phát điện của các bệnh viện, cũng như xe cấp cứu hoạt động.
WHO cho biết các đối tác đang chuyển các nguồn cung nhiên liệu hạn chế cho các bệnh viện quan trọng, gồm Khu liên hợp y tế Nasser, bệnh viện Al Amal ở Khan Yunis và bệnh viện Kuwaite ở Rafah.
Ông Tedros lưu ý bệnh viện European Gaza ở Khan Yunis đã dừng hoạt động từ ngày 3/7, đồng thời cảnh báo việc dừng hoạt động thêm bất cứ bệnh viện nào ở Gaza cũng sẽ là thảm họa.
WHO cảnh báo nguy cơ thảm họa tại Gaza
Tổng giám đốc Tổ chức y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus ngày 1/5 hối thúc tất cả các bên nỗ lực hướng tới thỏa thuận ngừng bắn và kiến tạo hòa bình lâu dài.
Lều trại dành cho người tị nạn Palestine sơ tán tránh xung đột ở thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza ngày 27/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bài viết đăng trên mạng xã hội X được phóng viên TTXVN tại Geneva trích dẫn, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng Israel sẽ gây ra một thảm họa nhân đạo nếu tiếp tục chiến dịch quân sự ở thành phố Rafah của Gaza. Ông viết: "Một chiến dịch toàn diện vào Rafah sẽ là một thảm họa nhân đạo. Chúng tôi kêu gọi Israel không tiến hành chiến dịch này và tất cả các bên nỗ lực để đạt được lệnh ngừng bắn và hòa bình lâu dài".
Tình hình ở Trung Đông ngày càng leo thang sau vụ tấn công và bắt giữ con tin của Hamas từ Gaza vào Israel ngày 7/10 năm ngoái, và chiến dịch quân sự đáp trả mà Tel Aviv tiến hành nhắm vào dải đất hẹp này trong 6 tháng qua.
Theo giới chức y tế tại Dải Gaza, cuộc xung đột giữa Hamas và Israel tính đến hết tháng 4 vừa qua đã khiến hơn 34.000 người Palestine thiệt mạng và hơn 77.000 người khác bị thương. Trong khi đó, phía Israel ghi nhận hơn 1.200 người thiệt mạng kể từ khi căng thẳng với Phong trào Hồi giáo Hamas leo thang trở lại.
Xung đột cũng đã tàn phá hạ tầng trên quy mô lớn, bao gồm hơn một nửa số nhà cửa, 65% hệ thống đường bộ và 60% lượng phương tiện giao thông tại dải Gaza, đồng thời gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng trong khu vực. Liên hợp quốc ước tính số gạch vụn, mảnh vỡ từ hạ tầng bị phá hủy tại mảnh đất hẹp ven biển này là 37 triệu tấn và sẽ cần 14 năm để dọn dẹp.
Liên hợp quốc và cộng đồng quốc tế đã nhiều lần cảnh báo về một thảm họa nhân đạo nếu quân đội Israel tấn công vào Rafah, nơi "trú ẩn cuối cùng" của khoảng 1,4 triệu người Palestine trong tổng số 2,3 triệu dân của Gaza.
Liên hợp quốc cảnh báo thành phố biên giới của Gaza là 'nồi áp suất' Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên hợp quốc (OCHA) ngày 2/2 đã mô tả thị trấn biên giới Rafah ở phía Nam Gaza là "nồi áp suất của tuyệt vọng". Trẻ tị nạn Palestine tại một lớp học ở Rafah, Dải Gaza, ngày 24/1. Ảnh: AFP/TTXVN Hãng thông tấn Reuters (Anh) đưa tin OCHA cũng bày tỏ lo...