WHO cảnh báo sự hồi sinh “chết người” của Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo việc sớm dỡ bỏ những hạn chế đối với người dân trong cuộc chiến chống Covid-19 tiềm ẩn sự hồi sinh “ chết người” của virus.
Theo Guardian, Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus nói rằng tổ chức đang phối hợp với các nước để xem có thể nới lỏng hạn chế như thế nào, nhưng cảnh báo rằng quá vội vàng sẽ đẫn đến rủi ro.
“Vào thời điểm này, một số nước đang lên kế hoạch nới lỏng các quy định về giãn cách xã hội và WHO cũng rất mong đợi điều này. Tuy nhiên, việc dỡ bỏ quá sớm có thể dẫn tới sự hồi sinh chết người của virus”, ông Tedros phát biểu tại cuộc họp báo ở Thụy Sĩ.
Ông Tedros nói quyết định dỡ bỏ các biện pháp hạn chế cần được cân nhắc dựa trên tình hình kiểm soát dịch bệnh, cũng như khả năng ứng phó của lực lượng y tế.
Người dân New York dắt chó đi dạo trong quãng thời gian cách ly xã hội vì dịch Covid-19.
Ông cho rằng, cần phải có các biện pháp đề phòng tại những nơi đông người như ở công sở, trường học hay các địa điểm quan trọng. Ngoài ra, việc nâng cao ý thức của người dân cũng đóng vai trò quan trọng.
Video đang HOT
Các chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ cũng tỏ ra thận trọng với viễn cảnh nới lỏng các quy định giãn cách xã hội. Bác sĩ Anthony Fauci, thành viên nhóm chống Covid-19 của Nhà Trắng, nói rằng “đây chưa phải lúc để nghĩ đến điều đó”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông rất muốn “khôi phục hoạt động của đất nước nhưng chỉ khi biết chắc rằng nước Mỹ đã an toàn”.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Đăng Nguyễn
WHO xác nhận Triều Tiên 'sạch bóng' nCoV
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết Triều Tiên đã xét nghiệm nCoV cho hơn 700 người, tất cả đều âm tính, hơn 500 người đang cách ly.
Tính tới 2/4, Triều Tiên đã xét nghiệm cho 709 người, bao gồm 698 công dân và 11 người nước ngoài, nhưng không ai dương tính với nCoV, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Triều Tiên Edwin Salvador cho biết trong email gửi CNN hôm nay.
Triều Tiên đang cách ly bắt buộc 509 người, gồm 507 công dân và hai người nước ngoài. Gần 25.000 người đã kết thúc thời hạn cách ly 30 ngày.
Tiến sĩ Salvador cho biết Bộ Y tế Triều Tiên cung cấp báo cáo về tình hình đại dịch trong nước hàng tuần và các phòng thí nghiệm tại đây đủ năng lực xét nghiệm nCoV nhờ vật tư được Trung Quốc cung cấp hồi tháng 1.
Nhân viên y tế Triều Tiên (trái) hướng dẫn các biện pháp phòng dịch cho bảo mẫu tại cơ sở chăm sóc trẻ em tại huyện Siwon, tỉnh Bắc Hwanghae ngày 22/3. Ảnh: KCNA.
Dù nằm giáp Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc, những "điểm nóng" Covid-19, Triều Tiên chưa ghi nhận bất cứ ca nhiễm nào. Triều Tiên coi chiến dịch chống Covid-19 là "nhiệm vụ chính trị quan trọng" và yêu cầu toàn bộ dân chúng tuân thủ "các tiêu chuẩn và mệnh lệnh" được cơ quan phòng chống dịch bệnh đưa ra.
Pak Myong-su, người đứng đầu Tổng cục Phòng chống Dịch bệnh Khẩn cấp Triều Tiên, nói "không một người nào nhiễm nCoV" ở nước này nhờ các biện pháp phòng ngừa mang tính khoa học như xét nghiệm và cách ly người nhập cảnh, khử trùng toàn bộ hàng hóa, đóng biên, dừng hoạt động các tuyến đường biển và đường không.
Covid-19 khởi phát từ Trung Quốc vào tháng 12/2019, xuất hiện tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 1,5 triệu người nhiễm nCoV, hơn 88.000 người chết và hơn 330.000 người đã hồi phục.
Nguyễn Tiến
3 lý do chính khiến WHO bị nhiều nước chỉ trích trong dịch COVID-19 Trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump trút cơn giận lên WHO hôm 7-4, hàng loạt quan chức chính phủ, chuyên gia y tế và các nhà phân tích khắp thế giới đã nêu quan ngại về cách tổ chức này phản ứng trước dịch COVID-19. Hiện đã có hơn 750.000 chữ ký gửi đến Liên Hiệp Quốc yêu cầu tổng giám đốc...