WHO cảnh báo “sóng thần” Covid-19 càn quét thế giới
Tổng giám đốc WHO cảnh báo các biến chủng Omicron và Delta đang gây ra “cơn sóng thần” Covid-19 trên thế giới.
Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus (Ảnh: Getty).
“Biến chủng Delta và Omicron đang là hai mối đe dọa khiến số ca nhiễm tăng kỷ lục, dẫn đến số ca nhập viện và tử vong tăng đột biến”, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết trong cuộc họp báo hôm 29/12.
“Tôi rất lo ngại Omicron, có khả năng lây nhiễm cao và lây lan cùng lúc với Delta, đang dẫn đến một trận sóng thần về số ca nhiễm”, ông Tedros cảnh báo.
Tổng giám đốc WHO một lần nữa kêu gọi các quốc gia chia sẻ vaccine một cách công bằng hơn, đồng thời cảnh báo việc chú trọng vào mũi vaccine tăng cường ở các nước giàu có thể khiến các quốc gia nghèo hơn thiếu hụt vaccine.
Ông Tedros cho biết WHO đang vận động để mọi quốc gia đạt được tỷ lệ tiêm chủng 70% vào giữa năm 2022. Mục tiêu này sẽ giúp thế giới chấm dứt giai đoạn cấp tính của đại dịch.
Video đang HOT
Sự xuất hiện của biến chủng Omicron với số lượng đột biến nhiều chưa từng thấy được cho là nguyên nhân chính dẫn đến đợt bùng phát dịch Covid-19 mạnh nhất từ trước đến nay ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong ngày 28/12, hàng loạt quốc gia ghi nhận số ca mắc mới cao chưa từng thấy kể từ đầu dịch.
Mặc dù mới được phát hiện lần đầu tiên hồi tháng trước ở phía nam châu Phi, nhưng Omicron đã trở thành biến chủng trội ở nhiều nước như Mỹ, Đan Mạch, Anh, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thụy Sĩ. Các chuyên gia cảnh báo Omicron có thể trở thành chủng thống trị ở châu Âu vào đầu tháng tới.
Mọi người xếp hàng tại một địa điểm xét nghiệm Covid-19 ở New York, Mỹ ngày 3/12 (Ảnh: Reuters).
Bất chấp số ca mắc mới tăng mạnh cùng với sự xuất hiện của Omicron, hầu hết các nước ghi nhận tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do Covid-19 trong đợt bùng phát này thấp hơn nhiều so với các làn sóng trước kia. Số liệu thực tế cho thấy, các bệnh nhân nhiễm Omicron có triệu chứng nhẹ hơn so với các chủng virus trước, nhưng giới khoa học nhấn mạnh, còn quá sớm để khẳng định mức độ nghiêm trọng của nó.
Trong báo cáo cập nhật hàng tuần công bố hôm 29/12, WHO cho biết nguy cơ tổng thể từ biến chủng Omicron vẫn “rất cao”. WHO nhận định tốc độ gia tăng số ca nhiễm nhanh chóng có thể do “sự kết hợp của cả khả năng né tránh miễn dịch và tính chất dễ lây lan hơn của biến chủng Omicron”.
“Bằng chứng nhất quán cho thấy biến chủng Omicron có khả năng gia tăng lớn hơn Delta, với thời gian tăng gấp đôi chỉ từ 2-3 ngày”, WHO cho biết.
Giới chức WHO cảnh báo Omicron có thể khiến các hệ thống y tế quá tải bất kể chủng virus này chỉ gây triệu chứng nhẹ hơn. WHO kêu gọi các nước cần chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực để tránh nguy cơ hệ thống y tế sụp đổ.
Bà Catherine Smallwood, quan chức cấp cao của WHO tại châu Âu, cho biết “sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Omicron vẫn có thể kéo theo số bệnh nhân Covid-19 nhập viện gia tăng, nhất là ở những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19″. Quan chức WHO nhấn mạnh, tình trạng này sẽ gây ra sự gián đoạn trên diện rộng trong hệ thống y tế cũng như các dịch vụ quan trọng khác.
AstraZeneca 'khoe' liều thứ 3 chống được Omicron
Hãng dược AstraZeneca của Anh dẫn nghiên cứu của phòng thí nghiệm Đại học Oxford cho biết liều vắc xin thứ 3 của hãng này có thể giúp chống lại biến thể Omicron.
AstraZeneca cho biết 3 liều vắc xin của mình giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron - Ảnh: REUTERS
Ngày 23-12, AstraZeneca dẫn nghiên cứu (hiện chưa được công bố và bình duyệt) cho biết vắc xin của hãng giúp tăng mạnh mức kháng thể chống lại biến thể Omicron sau khi được tiêm liều thứ 3.
"Việc tiêm vắc xin tăng cường liều thứ ba đã vô hiệu hóa biến thể Omicron ở mức độ tương tự... sau liều thứ hai đối với biến thể Delta", Hãng tin AFP dẫn tuyên bố của AstraZeneca. Theo đó, mức độ kháng thể trung hòa sau liều thứ 3 cũng cao hơn ở người mắc và tự khỏi bệnh.
Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford, là tổ chức đã giúp AstraZeneca phát triển vắc xin vào năm ngoái và dựa trên phân tích các mẫu máu lấy từ những người bị nhiễm COVID-19, những người được tiêm ngừa 3 liều vắc xin. Trong số này có 41 người được tiêm 3 liều vắc xin AstraZeneca.
"Thật đáng khích lệ khi các loại vắc xin hiện tại có khả năng chống lại Omicron sau khi tiêm liều thứ 3. Những kết quả này củng cố quan điểm đưa liều thứ 3 thành một phần của chiến lược vắc xin quốc gia, đặc biệt là để hạn chế sự lây lan của các biến thể đáng lo ngại, bao gồm cả Omicron", giáo sư John Bell của Đại học Oxford, một trong những người tham gia nghiên cứu, cho biết.
Trước đó, các hãng dược Pfizer và Moderna cũng đã khẳng định vắc xin của mình có thể giúp bảo vệ khỏi biến thể Omicron khi tiêm liều bổ sung.
Theo kết quả thử nghiệm của Moderna công bố ngày 20-12, liều thứ 3 của hãng này với liều lượng 50 mcg giúp tăng lượng kháng thể lên 37 lần, và liều 100 mcg tăng lượng kháng thể tới 80 lần để chống Omicron.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vẫn khuyến cáo các nước giàu không thu gom vắc xin để tiêm liều bổ sung khiến các nước nghèo không đủ nguồn cung, góp phần làm virus càng lây lan mạnh và biến đổi.
Đến nay, các dữ liệu ban đầu cho thấy Omicron không gây bệnh nặng như các biến thể trước, nhưng có khả năng lây lan rất nhanh và vẫn có thể làm tăng số ca tử vong.
Bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà 'cháy hàng' ở Mỹ dịp lễ cuối năm Thời điểm du lịch cuối năm cùng sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron khiến người Mỹ phải tranh nhau mua bộ xét nghiệm COVID-19 tại nhà, buộc các nhà phân phối lớn phải giới hạn số bộ xét nghiệm mỗi người được mua. Nhu cầu mua bộ xét nghiệm COVID-19 cao tại Mỹ, các công ty như Amazon và Walgreens...