WHO cảnh báo sốc về số người nhiễm Covid-19 ở châu Phi
Tính tới 17/4, 54 quốc gia ở châu Phi ghi nhận dưới 20.000 ca nhiễm Covid-19 nhưng trong khoảng từ 3-6 tháng tới, con số này có thể tăng gấp 500 lần, theo cảnh báo từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Theo Reuters, con số 20.000 ca nhiễm Covid-19 ở các nước châu Phi chỉ là một phần nhỏ trong tổng số hơn 2 triệu ca nhiễm trên toàn thế giới. Tuy nhiên, WHO cảnh báo con số này sẽ là 10 triệu ca nhiễm Covid-19 trong khoảng 3-6 tháng nữa.
“Để bảo vệ và xây dựng hướng tới sự thịnh vượng chung, châu Phi cần ít nhất 100 tỷ USD để chuẩn bị cho các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội và sức khỏe”, Ủy ban kinh tế châu Phi của Liên Hợp Quốc (UNECA) tuyên bố.
UNECA cũng ủng hộ lời kêu gọi của Bộ trưởng Tài chính các nước châu Phi về khoản kích cầu kinh tế 100 tỷ USD khác. Cơ quan này đề xuất 4 kịch bản dựa trên mức độ các biện pháp phòng ngừa được đưa ra bởi chính phủ các nước châu Phi.
Trong trường hợp không có sự can thiệp như trên, nghiên cứu ước tính hơn 1,2 tỷ người châu Phi sẽ bị nhiễm Covid-19 và 3,3 triệu người có thể chết vì dịch bệnh này trong năm 2020. Tổng dân số ở châu Phi khoảng 1,3 tỷ người.
Hầu hết quốc gia ở châu Phi đã áp dụng bắt buộc các biện pháp giãn cách xã hội, từ giới nghiêm cho tới phong tỏa toàn quốc. Tuy nhiên, ngay cả trong viễn cảnh tốt nhất khi chính phủ các nước châu Phi duy trì nghiêm ngặt giãn cách xã hội, châu Phi vẫn sẽ có số ca nhiễm và tử vong vì Covid-19 lớn, lần lượt là 122 triệu và 300.000 người, theo UNECA.
Đối phó với đại dịch Covid-19 ở châu Phi sẽ vô cùng phức tạp bởi thực tế 36% người dân lục địa đen không có khu vực tắm rửa trong nhà. Thiếu thốn giường bệnh cũng trở thành vấn đề nhức nhối ở đây. Theo thống kê, chỉ có 1,8 giường bệnh/1.000 người ở châu Phi, thấp hơn so với tỷ lệ 6 giường bệnh/1.000 người ở Pháp.
Một người bị thương do đám đông tranh nhau tới nhận đồ hỗ trợ của chính phủ Kenya. Ảnh: AP
Đặc điểm dân số trẻ, khoảng 60% dân số châu Phi dưới 25 tuổi, theo lý thuyết có thể giúp lục địa đen phần nào thoát được ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh. Nhưng 56% người dân thành thị tập trung tại các khu ổ chuột đông đúc và nhiều người bị mắc AIDS, lao hoặc suy dinh dưỡng.
Châu Phi đang nhập khẩu 94% lượng dược phẩm và ít nhất 71 quốc gia châu Phi đã cấm hoặc hạn chế xuất khẩu nhiều mặt hàng thiết yếu để chống dịch trong nước.
“Trong viễn cảnh tốt nhất, châu Phi vẫn cần 44 tỷ USD để làm xét nghiệm, mua trang thiết bị bảo hộ và điều trị cho những người nhập viện”, báo cáo của UNECA cho hay.
Nhưng đó là số tiền mà châu Phi không thể tự đáp ứng khi dịch Covid-19 khiến nền kinh tế ở lục địa đen bị giảm 2,6% tốc độ phát triển.
Video đang HOT
“Chúng tôi ước tính khoảng 5 đến 29 triệu người sẽ bị rơi vào cảnh nghèo đói với số tiền kiếm được chưa đầy 2 USD/ngày do ảnh hưởng của dịch bệnh”, UNECA ước tính.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Nguyễn Thái
Các nước châu Phi áp dụng bài học từ dịch Ebola sang chống Covid-19
Uganda điều chuyển các nguồn lực truy vết các ca Ebola sang cho các bệnh nhân Covid-19, nhưng không phải nước nào cũng được chuẩn bị tốt như vậy.
Nhân viên Bộ Y tế tiến hành xét nghiệm Covid-19 ở một nhà dân ở Goma, Congo, ngày 31/3/2020.
Các nước châu Phi đã từng bị dịch Ebola tấn công hiện đang áp dụng những bài học cũ để chống lại đại dịch Covid-19, vì họ biết làm thế nào để nhanh chóng lần ra các dấu vết, sàng lọc và phong tỏa những người có thể trở thành bệnh nhân.
Bác sĩ Mary Stephen - cán bộ kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Brazzaville, Congo - nhận định khi một đợt bùng phát qua đi, họ thu nhận được kiến thức, năng lực để dựa vào đó phát triển hoặc thích ứng. Điều này đúng với tình hình chiến đấu với Covid-19 hiện nay hoặc một vấn đề nào khác sẽ xảy đến trong tương lai".
Trong khi toàn thế giới đến nay có hơn 1,6 triệu người nhiễm virus corona mới thì châu Phi chỉ chiếm chưa đầy 15.000 người (số liệu của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát bệnh tật châu Phi). Để tránh được thảm họa này, giới chức y tế châu Phi đang chạy đua để bù lại sự yếu kém của hệ thống y tế quốc gia bằng cách nỗ lực hết mức ở mọi lĩnh vực.
Sau khi giữ cho đợt bùng phát Ebola kéo dài 2 năm ở Congo không vượt ra khỏi biên giới, nước hàng xóm là Uganda hiện nay đang điều chuyển các nguồn lực của mình sang chống chọi với đại dịch Covid-19.
Người phát ngôn của Bộ Y tế Uganda, ông Emmanuel Ainebyoona cho biết các biện pháp sàng lọc ngay tại biên giới và sân bay đã được cho phép tiến hành để phát hiện trường hợp nhiễm virus corona. Điều duy nhất chúng tôi tính toán nhầm là không nhận định Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất là nước có nguy cơ cao ngay từ đầu, vì thế đã để lọt một số người từ nước này vào Uganda. Những người này đã được phát hiện và hiện chúng tôi đang lần theo những người có tiếp xúc với họ. Trong số 54 ca xác nhận dương tính thì chưa có ca nào phải điều trị tích cực. Chúng tôi thực sự rút ra được bài học từ Trung Quốc. Chúng tôi xem xét các kịch bản lây lan virus ở Italia, học hỏi kinh nghiệm của các nước khác để có thể đi trước và tránh một số lỗi họ đã mắc phải hoặc những cách tiếp cận mà họ đã áp dụng nhưng không có kết quả.
Bà Mary Stephen - cán bộ kỹ thuật của WHO - cũng cho biết các nước châu Phi đang chia sẻ những kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất với nhau.
Một ứng dụng di động đã có hiệu quả trong phòng ngừa lây lan virus Ebola ở Nigeria hiện đang được cập nhật để dùng cho Covid-19 ở một số nước khác nữa. Ứng dụng này kết nối những người nghi nhiễm virus với các nhân viên y tế, giám sát triệu chứng của họ và tìm kiếm dịch vụ cứu thương để đưa họ đến nơi cách ly.
Các tình nguyện viên của Hội Chữ thập Đỏ đang làm thủ tục đăng ký nhận hỗ trợ thực phẩm của chính phủ cho những người bị ảnh hưởng do lệnh phong tỏa ở Kampala, Uganda, ngày 4/4/2020.
Khi bắt đầu bùng phát đại dịch, 47 nước châu Phi có WHO hoạt động thì chỉ có 2 phòng thí nghiệm đủ năng lực xét nghiệm virus corona mới, nhưng đến nay đã có hàng chục phòng thí nghiệm như thế ở 43 nước. Những nước nào còn thiếu thiết bị có thể gửi mẫu đến những nước đủ năng lực để tiến hành xét nghiệm.
Các nước đang nỗ lực tìm địa điểm làm nơi điều trị cho số lượng lớn bệnh nhân, ví dụ như sân vận động thể thao ở Nigeria. Biện pháp phong tỏa ở cấp khu vực hoặc quốc gia cũng đang được thực hiện trước tình hình các ca bệnh mới tiếp tục được ghi nhận trên khắp lục địa này.
Bà Mary nói rằng nhiều nước có hệ thống y tế nghèo nàn nên họ đang cố gắng để không phải gây thêm áp lực cho những hệ thống này vốn đã phải căng mình lên hết sức.
Những nỗ lực giáo dục cộng đồng dựa vào các chiến dịch trong đợt bùng phát Ebola cũng đang được tiếp tục. Giáo sư vi sinh vật học phân tử của Trường đại học Vệ sinh và Y học nhiệt đới London, ông Martin Antonio, hiện đang làm việc tại Gambia, cho biết các chương trình giáo dục này giúp người dân địa phương biết cách phòng ngừa sự lây lan của virus corona và biết tìm kiếm giúp đỡ nếu họ có triệu chứng. Các hướng dẫn này đang được dịch sang tiếng địa phương.
Phong tỏa cũng giúp làm chậm lại sự lây lan của căn bệnh, giúp cho chính phủ các nước có thêm thời gian chuẩn bị, nhưng biện pháp này cũng gây ra những khó khăn mà chỉ riêng châu Phi mới gặp phải. Giáo sư Antonio nói rằng hầu hết người dân ở đây rất nghèo, và phụ nữ thường đi chợ hàng ngày để mua thức ăn. Nếu phong tỏa kéo dài đến 45 ngày như ở Gambia, thì một điều đáng lo ngại là làm sao để người dân có lương thực thực phẩm để ăn hàng ngày. Ngay cả khi áp dụng phong tỏa, những khu nhà ổ chuột chen chúc người và sự tiếp cận hạn chế với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh cũng khiến cho virus lây lan nhanh chóng.
Ở các vùng nông thôn, biên giới giữa các nước rất mờ nhạt, chỉ có điểm thông quan ở những trục đường lớn, có nghĩa là virus có thể lây từ nước này sang nước khác mà không ai hay biết. Và một số người quay sang sử dụng các cách chữa truyền thống chứ không dùng thuốc tây khi họ bị ốm, có nghĩa là sẽ có thêm nhiều ca bệnh không được để ý đến.
Một nhân viên y tế đo thân nhiệt của một người đàn ông khi ông nhập cảnh ở Gatumba, Burundi tại biên giới với Congo, ngày 18/3/2020
Mặc dù giáo sư Antonio tin rằng những nỗ lực hiện nay sẽ ngăn chặn được rất nhiều cái chết, nhưng nhiều chuyên gia khác thì không dám chắc như vậy. Ông Deemi Dearzrua, một y tá ở Monrovia, thủ đô của Libi đã nói với phóng viên kênh Tin tức NBC rằng "tôi phải nói thật là chúng tôi còn xa mới được gọi là đã chuẩn bị sẵn sàng". Ông Dearzrua cũng là trợ lý tổng thư ký của Liên hiệp hội Nhân viên Y tế quốc gia Libi. Ông biết rất rõ hậu quả sẽ là gì. Ông nhớ lại cái chết của nhiều đồng nghiệp vào những ngày đầu bùng phát dịch Ebola, dịch bệnh đã cướp đi 11.300 mạng sống trên khắp vùng Tây Phi. "Điều đó rất đáng sợ, hồi đó rất đáng sợ" - ông nói.
Theo ông Dearzrua, trang bị cho nhân viên y tế các thiết bị bảo vệ chính là biện pháp tốt nhất, bên cạnh đó là hướng dẫn cách xác định, cách ly và điều trị cho bệnh nhân.
Mặc dù đã có những bài học kinh nghiệm, hệ thống y tế của Libi vẫn thiếu nguồn lực để có thể giảm được mức độ trầm trọng của đợt bùng phát tiếp theo. Không lâu sau khi virus corona mới được phát hiện ở Trung Quốc, 3 bệnh nhân ở một bệnh viện ở vùng Bong của Libi đã chết do những căn bệnh khác, vì không có oxygen để trợ thở cho họ. Ông Dearzrua nói rằng "bạn cứ đi đến những cơ sở y tế ở trong và xung quanh Monrovia mà xem, chúng tôi thậm chí còn không có cả paracetamol để giảm đau hạ sốt. Chúng tôi cũng không có điện, không có cả nước nữa."
Nhân viên kỹ thuật của WHO, bà Mary Stephen cho biết các nước đang xúc tiến mua máy thở và các thiết bị y tế khác để chữa cho bệnh nhân Covid-19, nhưng tình hình khan hiếm hiện nay trên toàn cầu là mối lo ngại lớn. "Đó là lý do vì sao ngay từ đầu, chúng tôi đã khuyên sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân một cách hợp lý. Chúng tôi đang kêu gọi sự đoàn kết toàn cầu để giúp các nước châu Phi có được điều kiện cơ bản tối thiểu." - bà nói.
Mỹ và các nước châu Âu tự mình chiến đấu với đại dịch và ông Dearzrua sợ rằng viện trợ y tế thông thường trước đây các nước này vẫn dành cho châu Phi, từ thiết bị đến chuyên gia, sẽ bị cắt. Ông nói "chúng tôi đồng cảm trước tình hình đang xảy ra ở Mỹ và châu Âu, nhưng chúng tôi vẫn kêu gọi giúp đỡ, bởi vì như tôi đã nói, hệ thống của chúng tôi chưa sẵn sàng, vì thế chúng tôi vẫn tiếp tục đề nghị họ giúp đỡ về trang thiết bị, về bất cứ thứ gì họ có thể giúp".
Trước tình hình đó, một số cơ quan nhân đạo đang nỗ lực hết sức để hỗ trợ cho những vùng dễ bị tổn hại nhất. Ủy ban Cứu trợ quốc tế (IRC) đã kêu gọi hỗ trợ 30 triệu đô-la Mỹ để chống lại sự lây lan của căn bệnh bằng việc áp dụng những bài học rút ra từ kinh nghiệm của Congo.
Bà Kate Moger, Phó chủ tịch khu vực châu Phi của IRC nói rằng chấm dứt dịch Ebola ở một khu vực hiện đang xảy ra xung đột dường như là một nhiệm vụ không thể thực hiện được, nhưng thực tế là đang đạt được". Nhưng bà Moger vừa nói như vậy vào ngày 10/4 thì sau đó thêm một ca bệnh Ebola được xác nhận, khiến cho các quan chức nước này mất đi hy vọng chấm dứt được đợt bùng phát.
Theo bà Moger, cuộc chiến đấu với virus Ebola đã góp phần đáng kể vào sự phát triển, như là sự cải thiện của các chính sách y tế, cơ sở hạ tầng và nhận thức về sức khỏe cộng đồng của người dân. Lúc này, cộng đồng quốc tế, các cơ quan cứu trợ và nhà tài trợ phải đầu tư vào những hiểu biết đã gây dựng được này và đặt toàn bộ sức lực để đánh bại đại dịch mới này.
Phạm Hường
WHO cảnh báo châu Phi có thể là tâm dịch Covid-19 tiếp theo Có khả năng đại dịch Covid-19 sẽ cướp đi sinh mạng của ít nhất 300.000 người tại châu Phi và đẩy gần 30 triệu người vào cảnh nghèo đói. Giám đốc khu vực châu Phi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Matshidiso Moeti cho biết, châu Phi tuần qua đã chứng kiến số trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng nhanh. Đã...