WHO cảnh báo số ca bệnh lao cao kỷ lục
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo năm 2023 ghi nhận 8,2 triệu ca mắc bệnh lao mới trên toàn thế giới, mức cao nhất kể từ khi căn bệnh này được theo dõi trên toàn cầu năm 1995.
Bệnh lao vẫn là một trong những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh minh hoạ: AFP
Báo cáo toàn cầu về bệnh lao năm 2024, công bố ngày 29/10 cho thấy trong khi số ca t.ử von.g liên quan đến bệnh lao giảm từ 1,32 triệu vào năm 2022 xuống còn 1,25 triệu vào năm ngoái, thì tổng số người mắc căn bệnh truyền nhiễm này lại tăng từ 7,5 triệu lên 8,2 triệu. Tuy nhiên, WHO ước tính rằng con số mắc bệnh thực tế có thể lên tới 10,8 triệu người.
Báo cáo cũng nhấn mạnh vào mức độ tiến triển không đồng đều trong cuộc chiến chống lại bệnh lao toàn cầu. Theo đó, hơn một nửa số ca bệnh lao được ghi nhận tập trung ở 5 quốc gia bao gồm Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc, Philippines và Pakistan. Theo giới tính, 55% người mắc bệnh lao là nam giới, 33% là phụ nữ và 12% là tr.ẻ e.m và thanh thiếu niên. WHO cho biết một số lượng đáng kể các ca bệnh lao mới phát sinh là do 5 yếu tố nguy cơ chính bao gồm suy dinh dưỡng, nhiễm HIV, rối loạn sử dụng rượu, tiểu đường và đặc biệt ở nam giới là hút thuố.c.
Video đang HOT
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện tốt các cam kết cụ thể đã đưa ra để mở rộng việc sử dụng các công cụ ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh nhằm chấm dứt bệnh lao.
Báo cáo cũng cho biết một trong những thách thức dai dẳng đối với việc chấm dứt căn bệnh này là tình trạng thiếu kinh phí. Theo đó, năm 2023, cộng đồng thế giới chỉ đáp ứng 5,7 tỷ USD trong số 22 tỷ USD mục tiêu tài trợ hằng năm toàn cầu cho công tác phòng ngừa và chăm sóc bệnh lao.
WHO nhận gần 1 tỷ USD tài trợ mới
Ngày 14/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông báo đã nhận được gần 700 triệu USD cam kết tài trợ mới, cùng 300 triệu USD tái cam kết từ các quốc gia và tổ chức tại hội nghị tài chính tổ chức tại Berlin (Đức).
Khoản hỗ trợ này mang lại động lực lớn cho nỗ lực cải thiện y tế toàn cầu của WHO.
Biểu tượng của Tổ chức Y tế thế giới tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ ngày 15/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Nguồn tài trợ này nằm trong khuôn khổ cơ chế tài chính mới được WHO khởi động từ tháng 5 vừa qua, với mục tiêu huy động hàng tỷ USD cho ngân sách đến năm 2028. Cơ chế mới giúp tổ chức này triển khai nguồn lực nhanh hơn và linh hoạt hơn, từ đó gia tăng khả năng cứu sống nhiều sinh mạng trong các tình huống khẩn cấp.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ: "Chúng tôi hiểu rằng lời kêu gọi này được đưa ra vào thời điểm các quốc gia phải giải quyết nhiều ưu tiên trong khi nguồn lực hạn hẹp. Tôi kêu gọi tất cả quốc gia thành viên và các đối tác cùng chung tay. Mọi đóng góp, dù lớn hay nhỏ, đều quý báu".
Tại hội nghị, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cam kết tài trợ gần 400 triệu USD trong vòng 4 năm tới, trong đó có hơn 260 triệu USD từ các khoản đóng góp tự nguyện mới. Ông Scholz khẳng định: "Những hoạt động của WHO mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta". Ông đồng thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về một nguồn tài chính bền vững, giúp WHO chủ động lập kế hoạch dài hạn và ứng phó linh hoạt với các thách thức y tế.
Ngoài Đức, nhiều quốc gia và tổ chức khác cũng đưa ra cam kết tài trợ, bao gồm 16 quốc gia châu Phi. Những đóng góp này không chỉ là sự hỗ trợ tài chính mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế trong việc đối phó với các khủng hoảng y tế toàn cầu.
Cho đến nay, WHO chủ yếu dựa vào cam kết tài trợ từ 194 quốc gia thành viên. Tuy nhiên, các khoản tài trợ này thường bị ràng buộc vào những dự án cụ thể, với nhiều điều kiện và thời hạn ngắn, gây khó khăn cho việc triển khai dài hạn.
Cơ chế tài chính mới của WHO đặt mục tiêu huy động 7 tỷ USD trong tổng ngân sách 11,1 tỷ USD cho giai đoạn 2024-2028, giúp tổ chức này có thêm nguồn lực để đối phó hiệu quả với các khủng hoảng.
WHO dự kiến sẽ tiếp tục kêu gọi đóng góp thêm tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) diễn ra vào tháng 11 tới tại Brazil, mở ra cơ hội mới để củng cố tài chính và đảm bảo khả năng phản ứng nhanh trong tương lai.
WHO lo ngại ảnh hưởng từ các vụ nổ thiết bị liên lạc đến hệ thống y tế Lebanon Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các vụ nổ liên quan đến thiết bị liên lạc như bộ đàm và máy nhắn tin ở Lebanon trong những ngày gần đây đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống y tế của quốc gia này. Xe cứu thương đến chở người bị thương đi điều trị trong vụ việc các máy...