WHO cảnh báo Omicron đang lây lan với ‘tốc độ chưa từng thấy’
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 14/12 cảnh báo biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 đang lây lan với mức độ chưa từng thấy, đồng thời hối thúc các nước sớm hành động.
Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus phát biểu tại cuộc họp báo ở Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus, tính đến nay, Omicron đã xuất hiện tại 77 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ông cho rằng biến thể “có thể” đã lan rộng đến hầu hết các quốc gia mà không bị phát hiện “với tốc độ chưa từng thấy” ở bất kỳ biến thể nào của SARS-CoV-2.
WHO hối thúc các nước cần nhanh chóng có hành động để hạn chế sự lây lan, bảo vệ hệ thống y tế, tránh tâm lý chủ quan. Chuyên gia của WHO, ông Bruce Aylward cảnh báo không nên có suy nghĩ rằng “đây chỉ là căn bệnh nhẹ” bởi điều này có thể đẩy con người vào tình huống đặc biệt nguy hiểm.
Cùng ngày, Pfizer thông báo các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho thấy thuốc Paxlovid điều trị COVID-19 của hãng có khả năng làm giảm tới 90% nguy cơ nhập viện và nguy cơ tử vong ở những người có nguy cơ cao. Pfizer cũng khẳng định loại thuốc này có khả năng chống lại biến thể Omicron trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
Omicron lần đầu tiên được phát hiện tại Nam Phi và báo cáo lên WHO vào ngày 24/11. Các dữ liệu ban đầu cho thấy biến thể này có khả năng kháng các loại vaccine ngừa COVID-19 hiện có và thậm chí có khả năng lây nhiễm dễ dàng hơn biến thể Delta, được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ và đang là biến thể lây nhiễm chủ đạo trên toàn thế giới. Hiện giới khoa học đang nỗ lực tìm hiểu thêm về Omicron để có những khuyến cáo chính xác về nguy cơ lây nhiễm cũng như độc lực của biến thể này.
WHO: Số người hút thuốc lá trên toàn thế giới có xu hướng giảm
Số người hút thuốc lá trên toàn thế giới đã giảm đều đặn trong những năm gần đây.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết như vậy trong báo cáo công bố ngày 16/11, đồng thời kêu gọi các quốc gia đẩy mạnh triển khai các biện pháp kiểm soát để loại bỏ tình trạng nghiện thuốc lá.
Người dân hút thuốc lá tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo báo cáo, trong năm 2020, trên toàn thế giới có khoảng 1,3 tỷ người hút thuốc lá, giảm so với 1,32 tỷ người trong năm 2018. Con số này dự kiến giảm xuống 1,27 tỷ người vào năm 2025, tương đương mức giảm khoảng 50 triệu người trong giai đoạn 7 năm, ngay cả khi dân số toàn cầu gia tăng. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá ở người từ 15 tuổi trở lên trên thế giới dự kiến giảm xuống còn 20% vào năm 2025, so với mức hơn 30% ghi nhận vào năm 2000.
Trong một tuyên bố, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhận định xu hướng giảm này là rất "đáng khích lệ". Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn còn nhiều việc phải làm để kiểm soát thuốc lá.
Số liệu của WHO cho thấy mỗi năm trên thế giới có hơn 8 triệu người tử vong vì thuốc lá, trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong do tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động.
Trong báo cáo mới công bố, WHO cảnh báo số người tử vong do thuốc lá mỗi năm sẽ tiếp tục gia tăng ngay cả khi tình trạng sử dụng thuốc lá có xu hướng giảm dần. WHO đồng thời hoan nghênh việc 60 quốc gia trên thế giới đang trên tiến trình hướng tới mục tiêu 30% số người hút thuốc lá từ năm 2010 đến năm 2025. Khi tổ chức này công bố số liệu cách đây hai năm, con số này chỉ là 32 quốc gia.
WHO kêu gọi các quốc gia mở rộng quy mô triển khai các biện pháp đã được công nhận là có thể giảm tình trạng sử dụng thuốc lá, như thực thi lệnh cấm quảng cáo, dán nhãn cảnh báo về sức khỏe trên bao bì thuốc lá, tăng thuế thuốc lá và cung cấp hỗ trợ cho những người muốn bỏ thuốc lá.
Chủ nghĩa dân tộc về vaccine sẽ khiến thế giới gặp rủi ro Phát biểu tối 24/10 tại lễ khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Y tế thế giới tổ chức ở Berlin (Đức), các nhà lãnh đạo thế giới đã đề cập việc phân phối vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu, cảnh báo chủ nghĩa dân tộc về vaccine sẽ khiến thế giới gặp rủi ro. Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng...