WHO cảnh báo Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra cảnh báo mới về Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi cho rằng sẽ là sai lầm khi xem nhẹ biến thể này vào tuần trước.
Một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh thế giới trong tuần qua ghi nhận thêm 15 triệu ca nhiễm mới – mức tăng theo tuần cao nhất từ đầu dịch đến nay. WHO khẳng định làn sóng lây nhiễm gia tăng hiện nay là do Omicron dần thay thế Delta trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại nhiều nước. Theo WHO, tính đến ngày 6/1, Omicron đã xuất hiện tại 149 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chia sẻ với báo giới, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: “Omicron dù ít gây triệu chứng nặng so với Delta, nhưng đây vẫn là một biến thể nguy hiểm, đặc biệt đối với người chưa tiêm chủng”. Người đứng đầu WHO nhấn mạnh toàn thế giới không nên chủ quan trước biến thể này, đồng thời bác bỏ những quan điểm cho rằng Omicron có thể là nhân tố tích cực chấm dứt đại dịch.
Video đang HOT
Theo ông Tedros, không nên để biến thể này lây lan tự do, đặc biệt khi vẫn còn nhiều người trên thế giới chưa tiêm chủng. Ông cho rằng việc số đông bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị là người chưa tiêm chủng là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hiệu quả phòng bệnh của các loại vaccine ngừa COVID-19.
Ông nêu rõ mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn sự lây nhiễm, song vaccine đã giúp ngăn ngừa nguy cơ tử vong và diễn tiến nặng của bệnh nhân COVID-19. Nhấn mạnh đến tính nghiêm trọng của dịch bệnh hiện nay, người đứng đầu WHO cho rằng càng nhiều người bị lây nhiễm, càng nhiều người phải nhập viện, kéo theo đó là càng nhiều bệnh nhân tử vong và càng nhiều người không thể đi làm. Ngoài ra, sự lây nhiễm tràn lan sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện những biến thể mới với độ nguy hiểm và khả năng lây lan thậm chí có khả năng vượt Omicron.
Đề cập đến nguy cơ mắc COVID-19 ở thai phụ, ông Tedros cho rằng một khi mắc COVID-19, thai phụ dễ gặp biến chứng nặng. Do đó, ông kêu gọi phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 và tiếp cận các phương pháp điều trị đang được thử nghiệm.
Tổng Giám đốc WHO cho biết trong tuần qua, số bệnh nhân COVID-19 tử vong ổn định ở con số 50.000 ca/tuần. Ông nhấn mạnh: “Học cách sống chung với virus không có nghĩa là chúng ta có thể hoặc nên chấp nhận con số bệnh nhân tử vong nêu trên”.
Trong tuyên bố tuần nay, người đứng đầu WHO một lần nữa kêu gọi phân phối công bằng vaccine. Ông khẳng định thế giới sẽ không thể chấm dứt đại dịch nếu không thể thu hẹp khoảng cách phân phối vaccine. Theo ông, tại châu Phi, hơn 85% dân số chưa được tiêm chủng.
Người đứng đầu WHO từng đặt mục tiêu từng quốc gia có 10% dân số được tiêm chủng vào cuối tháng 9/2021, 40% vào cuối tháng 12/2021 và 70% vào giữa năm nay. Tuy nhiên, đến nay có tới 90 nước chưa hoàn thành mục tiêu 40% và 36 nước trong đó vẫn chưa chạm đến con số 10%. Tuần trước, ông Tedros khẳng định sự bất bình đẳng vaccine là yếu tố khiến nhiều người tử vong và làm suy yếu khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu.
WHO khuyến nghị tạm thời tiêm kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 16/12 đã đưa ra khuyến nghị tạm thời về việc kết hợp các loại vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm khác nhau để tiêm liều thứ 2 và thứ 3.
Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo WHO, tùy thuộc vào số vaccine sẵn có, các loại vaccine được sản xuất theo công nghệ mRNA như vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna có thể được sử dụng để tiêm liều thứ 2 sau khi tiêm mũi 1 là vaccine theo công nghệ vector của hãng AstraZeneca và ngược lại. WHO cho biết vaccine của hãng AstraZeneca và bất kỳ loại vaccine nào được sản xuất theo công nghệ mRNA cũng có thể dùng để tiêm liều thứ 2 sau khi đã tiêm mũi đầu tiên là vaccine bất hoạt của hãng Sinopharm.
WHO đưa ra hướng dẫn trên dựa trên khuyến nghị của Nhóm Chuyên gia cố vấn chiến lược về vaccine của tổ chức này và một nghiên cứu lớn công bố hồi tuần trước cho thấy việc tiêm liều thứ nhất là vaccine của hãng AstraZeneca hoặc Pfizer/BioNTech và sau đó 9 tuần tiêm liều thứ 2 là vaccine của hãng Moderna đã cho thấy phản ứng miễn dịch tốt hơn. Tuy nhiên, WHO cho rằng việc tiêm kết hợp các loại vaccine như vậy cần tính đến nguồn cung vaccine, khả năng tiếp cận cũng như lợi ích và rủi ro của các loại vaccine được sử dụng.
WHO cho biết khuyến nghị trên sẽ được xem xét lại nếu có thêm các dữ liệu. Trước khi WHO đưa ra khuyến nghị trên, nhiều quốc gia đã tiến hành tiêm kết hợp các loại vaccine khi phải đối mặt với số ca nhiễm mới tăng vọt trong khi nguồn cung thấp và tốc độ tiêm chủng chậm vì lo ngại về tính an toàn.
Trong diễn biến liên quan, Văn phòng WHO khu vực châu Âu ngày 16/12 đã kêu gọi người dân thận trọng trong mùa lễ hội này khi châu Âu hiện đang phải đối phó với 2 biến thể có khả năng lây nhiễm cao, có nguy cơ làm tổn hại hệ thống y tế vốn đã bị quá tải.
Trong một tuyên bố, Giám đốc WHO khu vực châu Âu Hans Kluge cho rằng châu Âu đã là tâm điểm của dịch bệnh COVID-19 do biến thể Delta gây ra ngay cả trước khi biến thể Omicron xuất hiện. Văn phòng WHO tại châu Âu nhận định mối đe dọa vẫn nghiêm trọng hơn bao giờ hết khi Delta đang là biến thể lây lan chính trên khắp châu lục trong khi biến thể Omicron cũng bắt đầu lan truyền nhanh chóng.
Ông Kluge nhấn mạnh "hành động thận trọng" cùng với việc áp dụng các biện pháp chống dịch như tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19, tiêm liều tăng cường, xét nghiệm, đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách, vẫn là cách thức chống dịch hiệu quả.
COVID-19 tại ASEAN hết 12/1: Ca mắc mới ở Philippines cao nhất khối; Indonesia tiêm mũi tăng cường Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 12/1, các quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 61.932 ca mắc COVID-19 và 385 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 15.447.290 ca, trong đó 309.073 người tử vong. Nhân viên y tế xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Quezon, Philippines, ngày 10/1/2022. Ảnh: THX/TTXVN Trong...