WHO cảnh báo nguy cơ lây lan dịch bệnh truyền nhiễm ở Sudan
Khủng hoảng nhân đạo do cuộc nội chiến ở Sudan đang làm trầm trọng thêm tình hình lây lan các căn bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh tả.
Người tị nạn chờ lấy nước sinh hoạt tại Gedaref, Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu họp báo ngày 16/8, quan chức Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Margaret Harris cho biết bệnh tả đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 người ở Sudan trong số 11.327 ca mắc bệnh. Trong khi đó, số ca mắc bệnh sốt xuất huyết và viêm màng não cũng đang gia tăng.
Người dân Sudan đang hứng chịu cùng lúc nhiều cuộc khủng hoảng do tác động của nội chiến đang xảy ra. Đầu tuần này, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) nhận định Sudan đang ở “điểm bùng phát” thảm họa, với hàng chục nghìn người đối diện với nguy cơ thiệt mạng do nhiều cuộc khủng hoảng.
Theo IOM, nạn đói và lũ lụt đang làm tăng thêm những thách thức mà hàng triệu người dân ở đất nước bị chiến tranh tàn phá này phải đối mặt, dẫn tới nguy cơ về cuộc khủng hoảng di dời lớn nhất thế giới.
Xung đột tại Sudan bùng phát từ tháng 4/2023 khi giao tranh giữa quân đội Sudan và Lực lượng Hỗ trợ nhanh (RSF) bán quân sự bùng phát ở thủ đô Khartoum và nhanh chóng lan rộng về phía Tây ra khắp Darfur. Kể từ khi xung đột nổ ra, hàng chục nghìn người đã thiệt mạng, khoảng 25 triệu người dân Sudan phải đối mặt với nạn đói và cần viện trợ nhân đạo.
Đàm phán hòa bình Sudan bắt đầu tại Thụy Sĩ dưới hình thức họp kín
Ngày 14/8, các cuộc đàm phán ngừng bắn tại Sudan, được Mỹ bảo trợ, đã bắt đầu tại Thụy Sĩ dù không có sự tham gia của đại diện Chính phủ Sudan.
Người tị nạn được đưa tới căn cứ hải quân ở Jeddah, Saudi Arabia, sau khi phải rời bỏ nhà cửa tránh xung đột tại Sudan ngày 29/4/2023. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Đàm phán diễn ra trong bối cảnh Sudan đang hứng chịu một trong những cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới kể từ khi xung đột nổ ra hồi tháng 4/2023 giữa quân đội Chính phủ Sudan và Lực lượng hỗ trợ nhanh bán quân sự (RSF).
Người phát ngôn của phái bộ Mỹ tại Geneva xác nhận cuộc đàm phán đã bắt đầu theo đúng kế hoạch kể cả khi không có sự tham dự của đại diện Chính phủ Sudan. Các cuộc đàm phán có thể kéo dài tới 10 ngày, với hình thức họp kín tại địa điểm không được tiết lộ ở Thụy Sĩ. Các cuộc đàm phán do Saudi Arabia và Thụy Sĩ đồng tổ chức, và Liên minh châu Phi (AU), Ai Cập, Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) và Liên hợp quốc (LHQ) đóng vai trò là nhóm điều hướng.
Trong khi RSF nhất trí tham gia các cuộc đàm phán thì Lực lượng vũ trang Sudan (SAF) không hài lòng với định dạng đàm phán do Washington sắp xếp. Trước khi đàm phán diễn ra, Bộ trưởng Truyền thông Sudan Graham Abdelkader cho biết chính phủ nước này không chấp nhận có thêm quan sát viên hoặc bên tham gia mới sau khi Washington thông báo UAE tham gia với tư cách là quan sát viên.
Quân đội Sudan nhiều lần cáo buộc UAE ủng hộ RSF. Tuy nhiên, Đặc phái viên Mỹ tại Sudan Tom Perriello tuyên bố việc Ai Cập và UAE tham gia vào quá trình đàm phán sẽ đóng vai trò quan trọng, bởi hai quốc gia này có thể trở thành những nước bảo lãnh cho việc thực thi thỏa thuận.
Không có SAF, các bên tham dự khác vẫn thực hiện đúng kế hoạch để thúc đẩy chương trình nghị sự của các cuộc đàm phán.
Đến nay, giao tranh đã khiến khoảng 20% dân số Sudan phải rời bỏ nhà cửa, trong khi hàng chục nghìn người đã thiệt mạng. Hơn 25 triệu người trên khắp đất nước - tương ứng hơn 50% dân số - đối mặt với nạn đói nghiêm trọng.
Giao tranh tại Sudan: Trên 130.000 người sơ tán lánh nạn Người dân từ bang Sinnar ở miền Trung Sudan đang ồ ạt sơ tán sang bang Gedaref ở miền Đông nước này để tránh cuộc xung đột vũ trang leo thang giữa quân đội và Lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF). Người dân tại trại tị nạn ở bang Gedaref, miền Đông Sudan ngày 13/7/2024. Ảnh: Getty Images/TTXVN Ông Mohamed Adam Mohamed thuộc...