WHO cảnh báo nguy cơ do biến thể Omicron tại Đông Địa Trung Hải
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Đông Địa Trung Hải ngày 13/1 cho biết một đợt gia tăng “đột biến” số ca nhiễm trong khu vực này đang xuất hiện do biến thể Omicron gây ra, đồng thời cảnh báo nguy cơ khi một số nước tại đây vẫn đang có tỷ lệ tiêm phòng rất thấp.
Nhân viên y tế Afghanistan được điều động kiểm tra thân nhiệt cho người dân nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan tại Kabul. Ảnh: AFP/TTXVN
Giám đốc WHO Đông Địa Trung Hải, Ahmed Al-Mandhari cho biết số ca ghi nhận trong khu vực này tăng 89% trong tuần đầu tiên của tháng 1 so với một tuần trước đó, nhưng số ca tử vong giảm 13%.
Trong số 22 quốc gia ở Trung Đông, có 15 nước đã chính thức ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Ông Al-Mandhari cảnh báo tuy Omicron dường như gây bệnh nhẹ hơn Delta, nhất là ở những người đã tiêm phòng, nhưng cũng không nên đánh giá thấp Omicron vì vẫn có ca phải nhập viện và tử vong.
Quan chức trên cho biết 6 nước trong khu vực, gồm – Afghanistan, Djibouti, Somalia, Sudan, Syria và Yemen – đã tiêm phòng cho 10% dân số dù có đủ vaccine để tiêm cho 40%. Chỉ 36 nước trên thế giới có tỷ lệ tiêm phòng thấp thế này. Theo ông, các chương trình tiêm chủng diễn ra chậm chạp vì nhiều vấn đề, trong đó có việc thiếu sự cam kết chính trị, tình trạng bất ổn và các thách thức hậu cần.
Video đang HOT
* Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, Israel đã nhất trí thông qua một khoản trợ cấp cho các cá nhân tự doanh và lao động hưởng lương bị mất nguồn thu nhập do phải cách ly vì nhiễm COVID-19, với tổng số tiền 250 triệu NIS (80 triệu USD).
Theo đó, người lao động nếu phải cách ly sẽ được nhận 436 NIS/người/ngày, tương đương 138 USD, trong tối đa 4 ngày. Thời gian áp dụng được tính từ ngày 1/1/2022 nhưng có thể truy lĩnh từ tháng 7/2021 với thời gian được hưởng tối đa 3 ngày. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng được nhận hỗ trợ 50-70% mức lương của các lao động phải nghỉ việc vì COVID-19, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp.
Liên quan đến chính sách hỗ trợ, hôm 11/1, Thủ tướng Israel Naftali Bennett khẳng định đợt dịch COVID-19 lần thứ 5 đang trong thời kỳ cao điểm và diễn biến phức tạp, tuy nhiên “Chính phủ Israel sẽ tiếp tục chính sách sống chung với COVID-19 và không phong tỏa xã hội”.
Kể từ ngày 13/1, Israel đã quyết định cắt giảm số ngày cách ly tại nhà bắt buộc từ 10 xuống còn 7 ngày đối với những người bị nhiễm virus SARS-CoV-2, với điều kiện 3 ngày cuối cùng bệnh nhân hết triệu chứng.
Trong những ngày qua số ca mắc mới COVID-19 tại Israel tiếp tục tăng lên các mức kỷ lục mới, gây khó khăn cho các doanh nghiệp khi số nhân viên phải cách ly bắt buộc ngày càng nhiều. Bộ Ytế Israel cho biết trong 24 giờ qua tại nước này đã có trên 48.000 ca mắc mới, và số ca nặng tăng lên 283 ca.
WHO cảnh báo Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tiếp tục đưa ra cảnh báo mới về Omicron đặc biệt nguy hiểm với người chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 sau khi cho rằng sẽ là sai lầm khi xem nhẹ biến thể này vào tuần trước.
Một điểm xét nghiệm nhanh COVID-19 tại Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Cảnh báo trên được đưa ra trong bối cảnh thế giới trong tuần qua ghi nhận thêm 15 triệu ca nhiễm mới - mức tăng theo tuần cao nhất từ đầu dịch đến nay. WHO khẳng định làn sóng lây nhiễm gia tăng hiện nay là do Omicron dần thay thế Delta trở thành biến thể lây nhiễm chủ đạo tại nhiều nước. Theo WHO, tính đến ngày 6/1, Omicron đã xuất hiện tại 149 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Chia sẻ với báo giới, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus khẳng định: "Omicron dù ít gây triệu chứng nặng so với Delta, nhưng đây vẫn là một biến thể nguy hiểm, đặc biệt đối với người chưa tiêm chủng". Người đứng đầu WHO nhấn mạnh toàn thế giới không nên chủ quan trước biến thể này, đồng thời bác bỏ những quan điểm cho rằng Omicron có thể là nhân tố tích cực chấm dứt đại dịch.
Theo ông Tedros, không nên để biến thể này lây lan tự do, đặc biệt khi vẫn còn nhiều người trên thế giới chưa tiêm chủng. Ông cho rằng việc số đông bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị là người chưa tiêm chủng là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hiệu quả phòng bệnh của các loại vaccine ngừa COVID-19.
Ông nêu rõ mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn sự lây nhiễm, song vaccine đã giúp ngăn ngừa nguy cơ tử vong và diễn tiến nặng của bệnh nhân COVID-19. Nhấn mạnh đến tính nghiêm trọng của dịch bệnh hiện nay, người đứng đầu WHO cho rằng càng nhiều người bị lây nhiễm, càng nhiều người phải nhập viện, kéo theo đó là càng nhiều bệnh nhân tử vong và càng nhiều người không thể đi làm. Ngoài ra, sự lây nhiễm tràn lan sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện những biến thể mới với độ nguy hiểm và khả năng lây lan thậm chí có khả năng vượt Omicron.
Đề cập đến nguy cơ mắc COVID-19 ở thai phụ, ông Tedros cho rằng một khi mắc COVID-19, thai phụ dễ gặp biến chứng nặng. Do đó, ông kêu gọi phụ nữ mang thai nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 và tiếp cận các phương pháp điều trị đang được thử nghiệm.
Tổng Giám đốc WHO cho biết trong tuần qua, số bệnh nhân COVID-19 tử vong ổn định ở con số 50.000 ca/tuần. Ông nhấn mạnh: "Học cách sống chung với virus không có nghĩa là chúng ta có thể hoặc nên chấp nhận con số bệnh nhân tử vong nêu trên".
Trong tuyên bố tuần nay, người đứng đầu WHO một lần nữa kêu gọi phân phối công bằng vaccine. Ông khẳng định thế giới sẽ không thể chấm dứt đại dịch nếu không thể thu hẹp khoảng cách phân phối vaccine. Theo ông, tại châu Phi, hơn 85% dân số chưa được tiêm chủng.
Người đứng đầu WHO từng đặt mục tiêu từng quốc gia có 10% dân số được tiêm chủng vào cuối tháng 9/2021, 40% vào cuối tháng 12/2021 và 70% vào giữa năm nay. Tuy nhiên, đến nay có tới 90 nước chưa hoàn thành mục tiêu 40% và 36 nước trong đó vẫn chưa chạm đến con số 10%. Tuần trước, ông Tedros khẳng định sự bất bình đẳng vaccine là yếu tố khiến nhiều người tử vong và làm suy yếu khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu.
Thách thức của châu Âu trên đường coi COVID-19 là bệnh đặc hữu Nhiều quốc gia châu Âu đang bắt đầu coi COVID-19 như một căn bệnh đặc hữu, giống với cúm. Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng chưa cao, sự xuất hiện của Omicron và nhiều điều chưa rõ về biến thể mới, đang đặt ra thách thức lớn cho khu vực này. Ảnh: Bloomberg Theo hãng tin Bloomberg, Tây Ban Nha đang đề xuất...