WHO cảnh báo nguy cơ dịch Ebola lây lan từ Congo sang Đông Phi
Các quốc gia Đông Phi, đăc biêt là Uganda, Rwanda, Burundi và Nam Sudan, đang khẩn trương triên khai các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola từ Cộng hòa Dân chủ (CHDC) Congo.
Nhân viên y tế làm việc tại khu điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus ebola tại Bwera , Uganda, gần biên giới với Cộng hòa dân chủ Congo ngày 12/12/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi ngay 28/1, động thái trên được các nước Đông Phi đưa ra sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo các nước có chung biên giới với CHDC Congo cần khẩn trương tăng cường hệ thống giám sát và cảnh báo để phát hiện sớm cung như ứng phó kịp thời, hiệu quả với virus nguy hiêm nay. WHO đưa ra cảnh báo cao về lây lan Ebola đối với 9 quốc gia láng giềng của CHDC Congo theo mức độ từ cao xuống thấp, trong đo nhóm 1 gồm 4 nước Rwanda, Uganda, Nam Sudan và Burundi va nhóm 2 gồm 5 nước Angola, Congo, CH Trung Phi, Tanzania và Zambia.
Các nước Đông Phi đã và đang áp dụng hệ thống kiểm tra thường xuyên đối với tất cả khách du lịch tại các cửa khẩu và cảnh báo công dân cần cảnh giác trước diễn biến của dịch do virus Ebola gây ra. Ngoài ra, các nước này cũng đã triển khai chiến dịch tiêm chung vaccine phòng virus Ebola cho các nhân viên y tế và những người làm việc ở khu vực giáp biên giới với CHDC Congo, cung như chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để kịp thời ứng phó với dịch bệnh.
Theo Phó Tổng giám đốc về phòng ngừa và ứng phó khẩn cấp WHO Peter Salama, môi ngay có khoảng 30.000 thương nhân và người dân thường xuyên qua lại giữa biên giới Uganda và CHDC Congo. Trong khi đo, Hội Chữ thập đỏ cho biết số người qua lại giữa CHDC Congo với Rwanda khoảng 60.000/ngày, với Burundi hơn 24.000 người/tháng, với Nam Sudan khoảng 3.000 người/tháng. Số lượng lớn người dân thường xuyên qua lại giữa CHDC Congo và các quốc gia láng giềng gây rất nhiều khó khăn đối với công tác phòng chống dịch Ebola tại Đông Phi.
Video đang HOT
Theo WHO, tính đến ngày 15/1, đã có 663 trường hợp mắc Ebola (614 ca được xác nhận và 49 trường hợp đang nghi nhiêm), trong đó có 407 ca tử vong (chiếm 61% số trường hợp nhiễm bệnh) và 237 người được xuất viện.
Kể từ khi được phát hiện vào năm 1976, dịch Ebola gây hậu quả lớn nhất vào năm 2014 khi bùng phát Tây Phi, cướp đi sinh mạng của hơn 11.300 người và lây nhiễm khoảng 28.600 người khi dịch bệnh quét qua Liberia, Guinea và Sierra Leone.
Đình Lượng
Theo TTXVN
Đà Nẵng: Không để dịch sốt xuất huyết bùng phát trên diện rộng
UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Y tế về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, trong đó tăng cường công tác giám sát, phát hiện, khoanh vùng, xử lý ca bệnh, ổ dịch kịp thời, đúng quy định không để dịch lây lan và bùng phát trên diện rộng.
UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu ngành y tế tăng cường hệ thống giám sát các ca bệnh tại cộng đồng và thông qua phần mềm ghi nhận tại các cơ sở y tể để xác định sớm ca bệnh, khoanh vùng ổ dịch kịp thời, xác định vùng nguy cơ cao để từ đó phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng kế hoạch xử lý, tuyên truyền, vận động các tổ chức đoàn thể, tổ dân phố phối hợp với ngành y tế trong công tác xử lý dịch.
Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, chuyển tuyến kịp thời, điều trị đúng phác đồ, hạn chế tối đa trường hợp biến chứng nặng gây tử vong do bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng)
Bên cạnh đó, đảm bảo đủ nhu cầu về thuốc, vật tư, hóa chất, trang thiết bị phòng hộ cá nhân... để triển khai các hoạt động phòng, chống dịch chủ động đạt hiệu quả; kiện toàn và duy trì các đội cơ động phòng chống dịch để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có yêu cầu.
Phối hợp chặt chẽ với UBND quận, huyện và các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; kịp thời báo cáo về các đơn vị, địa phương chưa thực hiện quyết liệt công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết theo chỉ đạo của UBND thành phổ.
UBND các quận, huyện có trách nhiệm tập trung nhân lực, huy động sự tham gia của hệ thống chính trị cho công tác phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết.
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với ngành y tế tổ chức tuyên truyền tại các trường học về biện pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết; thông báo ngay cho các cơ sở y tế khi phát hiện có trường hợp mắc bệnh để phối hợp xử lý.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật, bệnh sốt xuất huyết đang vào mùa cao điểm, bình quân mỗi tuần có khoảng 180 - 200 ca bệnh.
Tại Khoa Y học nhiêt đới (Bệnh viện Đà Nẵng) những ngày này luôn trong tình trạng quá tải vì bệnh nhân nhập viện điều trị bệnh sốt xuất huyết tăng đột biến. Bệnh viện phải tăng cường thêm các bác sĩ, điều dưỡng ở các khoa khác đến hỗ trợ cho khoa Y học nhiệt đới, đồng thời phải kê thêm các giường bệnh ngoài hành lang để có nơi điều trị cho các bệnh nhân.
Khánh Hồng
Theo Dân trí
Đại dịch Ebola tiếp tục hoành hành ở Congo Tại Congo, giới chức xác nhận 78 ca mắc virus Ebola, trong đó 44 người đã tử vong. Theo CNN, số liệu trên do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố hôm nay 20/8. Trong số 78 bệnh nhân có 10 nhân viên y tế. Toàn bộ bệnh nhân được phát hiện ở phía Bắc Kivu và Ituri thuộc Cộng hòa...