WHO cảnh báo nguy cơ bệnh dịch ở Dải Gaza
Ngày 28/11, người phát ngôn Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Margaret Harris cảnh báo nguy cơ nhiều người tại Dải Gaza tử vong do bệnh tật hơn là do bom đạn nếu hệ thống y tế tại vùng lãnh thổ này không nhanh chóng hoạt động trở lại.
Chuyển nạn nhân bị thương trong vụ không kích của Israel xuống thành phố Khan Younis, Dải Gaza, ngày 7/11/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Trả lời trong một cuộc họp báo tại Geneva (Thụy Sĩ), bà Harris nhấn mạnh nếu không thể khôi phục lại hoạt động tại các cơ sở y tế, thì rốt cuộc nhiều người dân nơi đây sẽ thiệt mạng do bệnh tật hơn là do bom đạn.
Bà cũng một lần nữa bày tỏ quan ngại về thực trạng bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là bệnh tiêu chảy. Dẫn một báo cáo mới đây về điều kiện sống của người dân tại miền Bắc Gaza, người phát ngôn WHO cho biết tại đó không có thuốc men, vaccine, người dân không tiếp cận được với nước sạch, vệ sinh hay thực phẩm. Đáng quan ngại hơn, số trẻ sơ sinh mắc bệnh tiêu chảy đang ở mức cao. Theo bà, sự sụp đổ của bệnh viện Al Shifa ở miền Bắc Gaza là một “thảm kịch”.
Video đang HOT
Trong khi đó, giới chức cấp cao Mỹ cho biết phía Mỹ đang yêu cầu Israel cần bảo vệ dân thường hơn tại Dải Gaza, hạn chế thiệt hại về cơ sở hạ tầng nếu tiến hành một chiến dịch tại miền Nam vùng lãnh thổ này, qua đó mới có thể tránh các cuộc di tản khác vốn sẽ cản trở nỗ lực cứu trợ nhân đạo.
Theo một quan chức Mỹ, Washington đã nhiều lần nói rõ với Israel rằng việc tiến hành chiến dịch quân sự xuống phía Nam Dải Gaza phải được tiến hành theo một cách mà có thể hạn chế tối đa nguy cơ dẫn tới các cuộc di tản của người dân. Quan chức này nhấn mạnh đến việc không để tái diễn tình trạng người dân di tản như ở miền Bắc hồi tháng trước tại miền Nam Gaza, bởi điều này sẽ “vượt xa khả năng của mọi mạng lưới hỗ trợ nhân đạo nào, vượt xa tình trạng rối loạn”. Bên cạnh đó, kế hoạch quân sự của Israel cũng phải tránh xa các mục tiêu như cơ quan hỗ trợ nhân đạo, cơ sở cung cấp điện, nước và bệnh viện tại miền Trung và miền Nam Dải Gaza.
Xung đột Hamas - Israel: WHO thông báo 20 bệnh viện tại Dải Gaza ngừng hoạt động
Ngày 10/11, người phát ngôn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Margaret Harris cho biết 20 bệnh viện ở Dải Gaza đã ngừng hoạt động hoàn toàn, đồng thời cảnh báo bệnh viện Al Shifa - bệnh viện lớn nhất ở Dải Gaza, có nguy cơ bị tấn công.
Người dân hoảng loạn sau vụ tấn công của Israel nhằm vào bệnh viện ở thành phố Gaza ngày 1/11/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, bà Harris không đề cập thêm chi tiết về thông tin trên, nhưng cho biết tình hình bạo lực đang leo thang nghiêm trọng ở khu vực. Bệnh viện Al Shifa nằm ở thành phố Gaza, hiện là nơi trú ẩn của nhiều gia đình người Palestine ở Dải Gaza. Israel cho rằng đây là nơi đặt trụ sở của lực lượng Hồi giáo Hamas kiểm soát Gaza và đã kêu gọi người dân ở vùng lãnh thổ này sơ tán về phía Nam.
Cũng tại cuộc họp báo trên, người phát ngôn của Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo Liên hợp quốc (OCHA), ông Jens Laerke, cho biết có một số khó khăn trong việc tiếp nhận hàng viện trợ nhân đạo thông qua cửa khẩu Rafah của Ai Cập vào Gaza. Theo ông, trong ngày 8/10, có 65 xe tải chở lương thực, thuốc men, bộ dụng cụ vệ sinh và nước sạch cùng 7 xe cứu thương vào Gaza qua cửa khẩu Rafah. Tuy nhiên, đoàn xe viện trợ này không thể đến được khu vực phía Bắc do địa hình khó tiếp cận.
Rafah là cửa khẩu do Ai Cập kiểm soát và là lối ra duy nhất từ Gaza mà không dẫn đến lãnh thổ của Israel.
Cùng ngày, Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga cho biết nước này đã gửi 25 tấn hàng viện trợ nhân đạo đến Ai Cập để đưa vào Dải Gaza.
Trên trang mạng xã hội, bộ trên đăng hình ảnh nhân viên chất hàng hóa viện trợ lên máy bay Il-76 tại sân bay ở thành phố Kazan, miền Trung nước Nga. Thông báo cho biết lô hàng này bao gồm thực phẩm, các sản phẩm vệ sinh, quần áo và bếp xách tay. Hàng hóa nhân đạo đã được bàn giao cho đại diện của Hiệp hội Trăng lưỡi liềm Đỏ Ai Cập để gửi đến người dân ở Dải Gaza. Đây là chuyến hàng viện trợ thứ 5 của Nga đến Gaza.
Cũng trong ngày 10/11, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết nước này đã điều một tàu bệnh viện dã chiến, vận chuyển các trang thiết bị, xe cứu thương và máy phát điện tới Ai Cập để hỗ trợ người bị thương trong cuộc xung đột ở Gaza.
Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ Fahrettin Koca nêu rõ một tàu chở tổng cộng 51 container vật tư y tế, máy phát điện và 20 xe cứu thương đã rời cảng Alsancak ở thành phố Izmir và khởi hành đến Ai Cập. Bệnh viện này là một phần của gói viện trợ của Thổ Nhĩ Kỳ dành cho người dân Dải Gaza, được trang bị đầy đủ công năng gồm các phòng mổ và phòng chăm sóc đặc biệt.
Theo Bộ trưởng Koca, con tàu dự kiến sẽ cập cảng Al Arish của Ai Cập vào ngày 11/11. Các bệnh viện dã chiến và xe cứu thương sẽ được triển khai tới Gaza hoặc các điểm gần cửa khẩu Rafah với sự phối hợp của chính quyền Ai Cập.
Liên quan đến hoạt động sơ tán ở Gaza, truyền thông Ba Lan cùng ngày cho biết nước này đã bắt đầu tiến hành sơ tán công dân khỏi vùng lãnh thổ này.
Quân đội Israel bắt giám đốc bệnh viện lớn nhất Dải Gaza Theo các bác sĩ, quân đội Israel đã bắt giữ Giám đốc Bệnh viện Al-Shifa, tổ hợp y tế lớn nhất ở Dải Gaza. Binh lính Israel kiểm tra bệnh viện Al-Shifa ngày 15/11. Ảnh: JPost.com Theo hãng tin AFP, ông Khalid Abu Samra, một trưởng khoa của bệnh viện Al-Shifa, cho biết Giám đốc Muhammad Abu Salmiya đã bị bắt ngày 23/11...