WHO cảnh báo đình trệ trong nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong ở sản phụ và trẻ sơ sinh
Tiến bộ trong nỗ lực giảm tỷ lệ tử vong ở sản phụ trong thời gian mang thai và khi sinh, cũng như ở trẻ sơ sinh, đã bị đình trệ kể từ năm 2015, trong đó khoảng 60 quốc gia có thể không đạt được mục tiêu đã đề ra cho năm 2030.
Đây là kết luận trong báo cáo do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 9/5.
Biểu tượng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ở Geneva, Thuỵ Sĩ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thông báo chính thức, WHO cho biết đại dịch COVID-19, tình trạng nghèo đói và các cuộc khủng hoảng nhân đạo đã gây sức ép nghiêm trọng đối với hệ thống y tế các nước.
Theo báo cáo, kể từ năm 2015, mỗi năm thế giới ghi nhận khoảng 290.000 trường hợp sản phụ tử vong, 1,9 triệu trường hợp thai lưu và 2,3 triệu trẻ sơ sinh tử vong trong 1 tháng kể từ khi chào đời. Ước tính cứ 7 giây thì xảy ra một trường hợp tử vong như vậy, hầu hết do các nguyên nhân hoàn toàn có thể được phòng, tránh và điều trị nếu được chăm sóc y tế đầy đủ.
Video đang HOT
Giám đốc WHO về sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người cao tuổi Anshu Banerjee kêu gọi các nước cầng tăng cường đầu tư cho chăm sóc sức khỏe ban đầu nhằm tạo ra hiệu quả rõ rệt.
Hơn 190 quốc gia ủng hộ kế hoạch được công bố năm 2014 nhằm giảm tỷ lệ thai lưu và phòng tình trạng tử vong ở trẻ sơ sinh, nhất trí thực hiện mục tiêu chung nhằm giảm tỷ lệ tử vong xuống còn dưới 70 ca/100.000 trẻ sơ sinh. Các dữ liệu trong báo cáo cho thấy cần tăng tốc nỗ lực để đạt được mục tiêu trên, theo đó có thể cứu sống ít nhất 7,8 triệu trường hợp vào năm 2030.
Báo cáo cho biết tiến bộ trong nỗ lực này được thúc đẩy mạnh nhất trong khoảng thời gian từ năm 2000-2010, song cho rằng đình trệ xảy ra phần lớn do thiếu hụt kinh phí cho chăm sóc y tế. Chỉ 12% trong số 106 quốc gia trong báo cáo này có kế hoạch tài chính đáp ứng mục tiêu chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Trong khi đó, báo cáo cho thấy chỉ có 61% các quốc gia trong báo cáo có hệ thống ghi nhận các trường hợp thai lưu.
Cũng theo báo, 10 nước có tỷ lệ tử vong ở sản phụ và trẻ sơ sinh, cũng như thai lưu cao nhất chiếm 60% tổng số các ca tử vong như vậy trên toàn thế giới.
WHO nêu lý do không thể xóa sổ COVID-19
Mặc dù tuyên bố đại dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khẳng định sẽ không thể xóa sổ virus SARS-CoV-2.
Trung Quốc: Tiếp tục theo dõi, tăng cường tiêm chủng ngừa COVID-19 Số ca mắc COVID-19 cao nhất trong hơn nửa năm qua WHO tuyên bố dịch COVID-19 không còn là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu COVID-19 là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 tại Mỹ năm 2022
Người dân đeo khẩu trang khi di chuyển trên đường phố Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 10/2022. Ảnh: Reuters
Giám đốc khẩn cấp của WHO, Tiến sĩ Mike Ryan, ngày 6/5 cho hay COVID-19 sẽ không bao giờ bị loại bỏ hoặc tiêu diệt tận gốc, vì nó có thể lây từ người sang động vật và ngược lại.
Phát biểu một ngày sau khi Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus chính thức hạ cấp tình trạng của dịch bệnh này từ tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu thành "mối đe dọa sức khỏe toàn cầu", ông Ryan nhấn mạnh rằng các cơ quan y tế công cộng vẫn cần phải cảnh giác.
Khi được hỏi liệu rằng virus SARS-COV-2 có bao giờ bị xóa sổ hay không, Tiến sĩ Ryan trả lời điều đó là không thể.
"Những gì chúng ta thấy ở đây là một loại virus phát triển nhanh chóng. Nó có thể di chuyển từ người sang động vật và từ động vật sang người, vì vậy nó có thể ẩn náu ở những không gian khác nhau... không chỉ ở con người. Rất khó để nghĩ về việc loại bỏ hoặc loại bỏ", ông giải thích thêm.
Ông Mike Ryan khẳng định vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị có thể loại bỏ mối đe dọa sức khỏe cộng đồng liên quan đến virus SARS-CoV-2, nhưng việc loại bỏ hoàn toàn virus đó trên toàn cầu rất khó xảy ra, nếu không muốn nói là không thể.
Ông Ryan dự đoán các ca mắc COVID-19 sẽ tiếp tục gia tăng vào mỗi mùa đông ở bán cầu Bắc, giống như bệnh cúm hoặc bất kỳ bệnh theo mùa nào khác. Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng các biến thể mới của virus có thể xuất hiện trong mùa hè, đồng thời gây lây lan rộng rãi.
Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đã bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch từ đầu năm ngoái, Mỹ vẫn áp dụng tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và sẽ hết hiệu lực cho đến tuần sau. Hơn 1,1 triệu người đã tử vong vì COVID-19 ở Mỹ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác dựa trên thống kê của WHO.
Trên toàn cầu, hơn 765 triệu trường hợp mắc COVID-19 đã được ghi nhận và gần 7 triệu người đã tử vong sau khi nhiễm bệnh. Tính đến cuối tháng 4, tổng cộng 13 tỷ liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm.
Cảnh báo Haiti đang đối mặt khủng hoảng nhân đạo chưa từng có Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, điều kiện sống ở Haiti đang xấu đi nhanh chóng và quốc gia vùng Caribe này đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có. Trẻ em tị nạn tại Port-au-Prince, Haiti, ngày 30/7/2022. Ảnhtư liệu: AFP/ TTXVN Trong một tuyên bố, Giám đốc của tổ chức phi chính phủ Plan...