WHO cảnh báo dịch viêm phổi cấp do virus corona còn lâu mới chấm dứt
Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng cần phải có thêm cảnh báo cao nữa về virus corona và dịch viêm phổi cấp có thể sẽ còn lâu mới kết thúc.
Tiến sĩ Gauden Galea tới từ WHO nhấn mạnh việc dự đoán về căn bệnh này là không thể.
“Vào thời điểm hiện tại, thay vì đưa ra các dự đoán, chúng ta nên cảnh giác với dịch bệnh”, ông cho hay.
Cũng theo ông này, theo quan sát của WHO, những người mắc các bệnh mãn tính dễ mắc bệnh hơn so với các đối tượng khác.
Tiến sĩ Gauden cũng vinh danh bác sỹ Lý Văn Lượng, 1 trong 8 bác sỹ đầu tiên thông báo về virus corona, người qua đời hôm 6/2.
Tiến sĩ Gauden Galea. (Ảnh: AP)
“Tôi nghĩ rằng chúng ta cần phải vinh danh bác sỹ Lý. Tôi chưa gặp anh ấy, chỉ hay tin qua các bài đăng trên mạng xã hội. Nhưng tôi có thể nói với các bạn rằng sự ra đi của anh ấy ảnh hưởng tới nhóm của chúng tôi. Sự ra đi của anh ấy không chỉ là mất mát của gia đình và người thân mà còn là biểu tượng của các nhân viên y tế đang chiến đấu ở tiền tuyến”, ông cho hay.
Video đang HOT
Theo số liệu mới nhất của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc, dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới đã làm hơn 34.500 người nhiễm bệnh tại nước này, trong đó 722 trường hợp thiệt mạng. Ngoài ra, hơn 300 ca nhiễm bệnh khác được xác nhận tại gần 30 nước và vùng lãnh thổ, trong đó 2 trường hợp thiệt mạng tại Đặc khu hành chính Hong Kong (Trung Quốc) và Philippines.
Theo TS Jyoti Somani và GS Paul Tambyah (Singapore), số ca nhiễm virus corona có thể giảm mạnh vào tháng 5, khi nhiệt độ ở Trung Quốc ấm lên. Tuy nhiên, từ nay đển tháng 5 là một khoảng thời gian dài và không ai rõ số người thiệt mạng có thể chạm tới mốc nào.
SONG HY (Nguồn: Reuters)
Theo vtc.vn
Các nước triển khai kế hoạch sơ tán công dân khỏi tâm dịch Vũ Hán
Ngày 28/1, nhiều nước đã công bố kế hoạch sơ tán công dân khỏi Vũ Hán - tâm điểm dịch viêm phổi cấp do virus corona ở Trung Quốc hiện nay, mặc dù không có khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Hành khách đeo khẩu trang phòng dịch viêm phổi do virus corona tại nhà ga tàu hỏa tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 27/1/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Y tế Pháp cho biết máy bay sơ tán công dân nước này sẽ có mặt tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 30/1 và có thể trở về Pháp 1 ngày sau đó. Chuyến bay này sẽ chỉ chở những hành khách không có bất kỳ triệu chứng nhiễm virus nào.
Ngoài ra, Pháp đã bố trí 1 chuyến bay khác chở những người có nguy cơ nhiễm virus, song lịch trình cụ thể chưa được ấn định.
Tối đa số công dân Pháp sơ tán trong 2 đợt này có thể lên tới 1.000 người. Những đối tượng sơ tán sẽ bị cách ly 14 ngày để theo dõi và xác định không nhiễm virus.
Trong khi đó, Ấn Độ và Bangladesh thông báo chuẩn bị sơ tán công dân khỏi Vũ Hán, đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm tra y tế tại một số sân bay của những thành phố lớn.
Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Raveesh Kumar cho biết chính phủ nước này đã bắt đầu quá trình chuẩn bị sơ tán công dân Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi tình hình bùng phát dịch bệnh virus corona ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Hiện Đại sứ quán Ấn Độ tại Bắc Kinh đã thiết lập các đường dây nóng và địa chỉ email cho những người muốn liên lạc với sứ quán về vấn đề liên quan.
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết máy bay của hãng hàng không Air India đã chuẩn bị sẵn sàng sơ tán 250 công dân khỏi Vũ Hán.
Trong khi đó, Bangladesh cân nhắc việc đưa về nước 400 công dân, phần lớn là sinh viên, đang sống tại Vũ Hán. Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ trường hợp nhiễm bệnh nào được phát hiện ở cả hai nước này.
Hiện nhiều nước và vùng lãnh thổ đã phong tỏa đường biên giới và các hoạt động đi lại với Trung Quốc.
Ba khu vực của Nga ở vùng Viễn Đông đã đóng cửa biên giới với Trung Quốc đến ngày 7/2. Tại thủ đô Moskva, cơ quan chức năng Nga đã triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn tại các khách sạn và điểm du lịch.
Chính quyền khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 28/1 thông báo ngừng dịch vụ đường sắt cao tốc và dịch vụ phà tới Trung Quốc Đại lục. Chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) tiếp tục nâng cao cảnh báo yêu cầu người dân không tới đại lục trong trường hợp không cấp thiết.
Một loạt các công ty như Facebook và nhiều công ty đa quốc gia như LG Electronics Inc. và HSBC đều hạn chế việc nhân viên tới Trung Quốc.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, các doanh nghiệp Hàn Quốc đang tích cực đối phó với sự lây lan của virus corona chủng mới. Ngày 28/1, công ty điện tử Samsung cho biết đã thành lập nhóm chuyên trách để rà soát tình hình sức khỏe của nhân viên tại Trung Quốc, hạn chế cử nhân viên đi công tác. Samsung có nhà máy tại nhiều khu vực ở Trung Quốc, trong đó có nhà máy chíp bán dẫn ở thành phố Tây An thuộc tỉnh Thiểm Tây.
Trong khi đó, hãng SK Hynix cũng thông báo đã lập nhóm chuyên trách đối phó với virus vào trung tuần tháng 1, xây dựng và thực hiện phương án đối phó theo từng mức độ nguy hiểm của dịch bệnh, cấm nhân viên công tác tại khu vực tỉnh Hồ Bắc và khuyến cáo hạn chế công tác Trung Quốc.
Công ty hóa chất SK còn ra thông báo nội bộ, yêu cầu nhân viên nào từng thăm Trung Quốc trong 2 tuần gần đây có triệu chứng nghi nhiễm virus thì không đi làm mà phải báo cáo ngay, dù không có triệu chứng cũng phải đeo khẩu trang khi tới nơi làm việc. Công ty này có nhà máy tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. Khoảng 10 nhân viên của hãng đều đã về nước và đang được kiểm tra tình trạng sức khỏe, không đi làm.
Về phần mình, công ty LG International đã quyết định đưa toàn bộ nhân viên và gia đình họ tại Trung Quốc về nước. Các tập đoàn khác như Hanwha cũng đang tăng cường các biện pháp đối phó với dịch bệnh, trong đó có việc tạm thời cấm làm việc tại Trung Quốc.
Theo Lan Phương - Mạnh Hùng - Huy Lê (TTXVN)
Chia sẻ nhói lòng của mẹ bác sỹ Lý Văn Lượng Mẹ bác sỹ Lý Văn Lượng nói điều bà và chồng đau đớn, nuối tiếc nhất là không được nhìn mặt con trai lần cuối. Lý Văn Lượng, 1 trong 8 bác sỹ đầu tiên cảnh báo về virus corona qua đời hôm 6/2 tại Bệnh viện trung ương Vũ Hán. Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Pear Video, mẹ của bác...