WHO cảnh báo dịch sởi ở châu Âu
Theo phóng viên TTXVN tại Thụy Sĩ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 23/1 cho biết số ca mắc sởi được báo cáo đã tăng vọt lên trên 30.000 ca ở châu Âu trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm ngoái, cao gấp 30 lần so với năm 2022.
Tiêm chủng phòng bệnh sởi tại Berlin, Đức. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông báo của WHO cho biết: “Chúng tôi ghi nhận trong khu vực châu Âu không chỉ số ca mắc sởi tăng gấp 30 lần mà còn có gần 21.000 ca nhập viện và 5 ca tử vong liên quan đến sởi. Điều này rất đáng quan ngại”.
Theo thông báo, các ca mắc sởi được báo cáo ở 40 trong tổng số 53 nước ở khu vực châu Âu. Nga và Kazakhstan có nhiều ca nhất, với 10.000 trường hợp mỗi nước. Ở khu vực Tây Âu, Anh có nhiều ca nhiễm nhất với 183. WHO cho rằng tỷ lệ tiêm chủng ngừa căn bệnh này đã giảm trong đại dịch COVID-19 và “cần có những nỗ lực tiêm chủng khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan thêm”.
Ước tính có khoảng 1,8 triệu trẻ sơ sinh ở khu vực châu Âu không được chủng ngừa bệnh sởi trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022. WHO đánh giá thêm: “Điều quan trọng là tất cả các quốc gia phải chuẩn bị để nhanh chóng phát hiện và ứng phó kịp thời với các đợt bùng phát bệnh sởi, điều này có thể gây nguy hiểm cho tiến trình loại trừ bệnh sởi”.
Thời gian qua, tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh sởi đã giảm trên toàn cầu. Vào năm 2022, WHO thông báo rằng, 83% trẻ em được tiêm vaccine phòng sởi đầu tiên trong năm đầu đời, tăng so với tỷ lệ bao phủ 81% vào năm 2021, nhưng giảm so với mức 86% trước đại dịch COVID-19. Báo cáo của WHO cũng cho biết, vào năm 2021, ước tính có khoảng 128.000 ca tử vong do bệnh sởi trên toàn thế giới, chủ yếu là ở trẻ em dưới 5 tuổi chưa được tiêm chủng.
WHO hối thúc các nước châu Âu thúc đẩy tiêm chủng phòng sởi
Văn phòng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu ngày 10/2 đã hối thúc các quốc gia trong khu vực ngay lập tức phát triển các chiến lược thúc đẩy tiêm chủng phòng sởi.
Kể từ đầu năm 2022, số trường hợp mắc sởi tại khu vực do Văn phòng WHO ở châu Âu phụ trách đã gia tăng đều đặn, sau giai đoạn ở mức rất thấp năm 2021. Theo WHO, tỷ lệ bao phủ vaccine theo thường lệ tối thiểu là 95% với 2 liều vaccine là đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus gây bệnh sởi và phòng ngừa các đợt bùng phát dịch sởi quy mô lớn tái diễn. Tuy nhiên, những chênh lệch về miễn dịch trong đại dịch COVID-19 và việc bỏ lỡ các mũi tiêm chủng phòng sởi đã khiến nhiều người có nguy cơ mắc căn bệnh này, trong đó số trẻ em mắc bệnh đã gia tăng.
Văn phòng WHO ở châu Âu hối thúc các quốc gia trong khu vực tăng cường giám sát bệnh sởi để phát hiện và điều tra sớm các trường hợp nghi mắc bệnh.
Thống kê của WHO cho thấy sau đợt bùng phát dịch sởi quy mô lớn trong các năm 2018 và 2019 với gần 200.000 trường hợp được ghi nhận, các ca mắc bệnh được báo cáo tại châu Âu đã giảm xuống còn hơn 12.000 ca năm 2020. Trong năm 2021, số ca mắc bệnh tiếp tục giảm và chỉ còn 159 ca tại 22 quốc gia, song con số này đã tăng lên trong năm 2022, với 904 ca được báo cáo ở 27 quốc gia cho đến nay.
WHO cảnh báo sự gia tăng số ca mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp ở châu Âu Ngày 16/1, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kêu gọi nâng cao cảnh giác trong bối cảnh gia tăng số ca mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp ở châu Âu. WHO cảnh báo sự gia tăng số ca mắc bệnh liên quan đến đường hô hấp ở châu Âu. Ảnh minh họa: Shutterstock.com Phát biểu với báo giới tại...