WHO cảnh báo đậu mùa khỉ vẫn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu
Ngày 11/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo đậu mùa khỉ (Mpox) vẫn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu, đồng thời bày tỏ mối quan ngại đặc biệt trước sự bùng phát mạnh của một chủng Mpox mới ở Cộng hòa Dân chủ Congo.
Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
WHO cho biết chỉ trong một tháng qua, cơ quan này đã nhận được báo cáo về các trường hợp nhiễm bệnh từ 26 quốc gia.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết Mpox vẫn là mối đe dọa sức khỏe toàn cầu. Ông đề cập đến tình hình dịch Mpox tại Nam Phi khi nước này gần đây đã báo cáo có 20 trường hợp mắc bệnh, trong đó có 3 trường hợp tử vong. Đây là những ca tử vong đầu tiên do Mpox tại nước này kể từ khi dịch bệnh này xuất hiện tại Nam Phi năm 2022.
Người đứng đầu WHO khẳng định không có trường hợp nào trong số đó có lịch sử du lịch quốc tế và điều này cho thấy các trường hợp được xác nhận mắc bệnh chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số ca mắc thực tế và đang diễn ra sự lây nhiễm trong cộng đồng.
Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết tình hình dịch bệnh Mpox đang đặc biệt đáng quan ngại ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi phát hiện một chủng virus mới đã lây lan kể từ tháng 9 năm ngoái. Đợt bùng phát tại Congo không có dấu hiệu thuyên giảm khi có tới 11.000 trường mắc bệnh đã được báo cáo trong năm nay, trong đó có 445 trường hợp tử vong và trẻ em là đối tượng bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Mpox lần đầu tiên được phát hiện ở người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo, với sự lây lan của chủng Clade I ở một số quốc gia Tây và Trung Phi. Người bệnh chủ yếu bị lây nhiễm từ động vật bị nhiễm bệnh, do các hoạt động như khi ăn thịt rừng.
Đến tháng 5/2022, dịch Mpox một lần nữa bùng phát trên toàn cầu, khiến WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng – mức báo động cao nhất mà tổ chức này có thể đưa ra vào tháng 7/2022. Tổ chức này đã chấm dứt cảnh báo vào tháng 5 năm ngoái nhưng vẫn tiếp tục khuyến nghị người dân toàn cầu cảnh giác với dịch bệnh này.
Bà Maria Van Kerkhove, người đứng đầu cơ quan phòng chống dịch bệnh và đại dịch tại WHO, khẳng định Mpox sẽ không biến mất, mà con người vẫn phải học cách sống cùng dịch bệnh này, song điều cần thiết có sự giám sát chặt chẽ.
WHO sử dụng tên tiếng Anh mới cho bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 28/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo tên tiếng Anh của bệnh đậu mùa khỉ - "monkeypox" sẽ được đổi thành "mpox" nhằm tránh những hiểu lầm liên quan đến tên cũ.
Nhân viên y tế lấy mẫu máu xét nghiệm cho em bé tiếp xúc với bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ tại Zomea Kaka, CH Trung Phi. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo thông báo, sau hàng loạt cuộc tham vấn với các chuyên gia toàn cầu, WHO sẽ bắt đầu sử dụng thuật ngữ mới "mpox" như từ đồng nghĩa của "monkeypox". Cả hai tên đều sẽ được sử dụng đồng thời trong một năm, cho đến khi chấm dứt sử dụng hoàn toàn từ "monkeypox". WHO sẽ sử dụng "mpox" trong trao đổi thông tin, khuyến khích các bên thực hiện những khuyến nghị này nhằm giảm thiểu bất kỳ ảnh hưởng tiêu cực nào liên quan đến tên cũ và việc sử dụng tên mới.
Tên gọi đậu mùa khỉ xuất phát từ việc virus này được phát hiện lần đầu tiên ở những con khỉ trong phòng thí nghiệm tại Đan Mạch vào năm 1958. Căn bệnh này cũng xuất hiện ở một số động vật khác, chủ yếu là các loài gặm nhấm. Các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện bệnh đậu mùa khỉ ở người vào năm 1970 tại CHDC Congo và căn bệnh này chỉ lưu hành tại các quốc gia ở Trung và Tây Phi.
Tuy nhiên, vào tháng 5 năm nay, bệnh đậu mùa khỉ đã lây lan nhanh chóng trên thế giới, trong đó chủ yếu là những người quan hệ đồng tính nam. Theo thống kê của WHO, trong năm nay có 81.107 ca mắc và 55 ca tử vong do đậu mùa khỉ được ghi nhận tại 110 quốc gia.
WHO sắp công bố tên gọi mới của bệnh đậu mùa khỉ Căn bệnh do virus gây ra này sẽ được đổi tên để tránh gây kỳ thị. Một người được tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ tại một điểm tiêm chủng ở Los Angeles, Mỹ. Ảnh: Getty Images Tờ Politico trích dẫn các nguồn giấu tên cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sẽ sớm thông báo đổi tên bệnh đậu...