WHO cảnh báo châu Phi về sử dụng phương pháp thảo dược trị Covid-19
Một số nước châu Phi đang thúc đẩy việc sử dụng các thảo dược truyền thống để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19.
Trong bối cảnh một số nước châu Phi đang thúc đẩy việc sử dụng các thảo dược truyền thống để điều trị cho các bệnh nhân mắc Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo về mối nguy hiểm cũng như những thông tin sai lệch về các liệu pháp tự nhiên chưa được kiểm chứng này.
Quét thân nhiệt phòng Covid-19 ở Ghana, châu Phi. Ảnh: Reuters.
Theo Tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới, những biện pháp chưa được thử nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế, có thể làm gia tăng tốc độ kháng với một số thành phần được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị sốt rét, làm tăng nguy cơ liên quan đến nhiễm trùng, có khả năng gây tử vong.
Video đang HOT
Cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra khi Madagascar – nơi nguời dân hay sử dụng các loại thuốc thảo dược truyền thống để trị bệnh, đã nhất trí hợp tác với Liên minh châu Phi và Trung tâm phòng chống và kiểm soát dịch châu Phi về một phương thuốc thảo dược, được cho là có thể giúp điều trị Covid-19.
Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo không nên sử dụng các liệu pháp chưa được thử nghiệm để điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19, khi chưa xác định mức độ an toàn và hiệu quả thông qua thử nghiệm lâm sàng nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn toàn cầu.
Tổ chức Y tế Thế giới cho rằng một số loại cây như ngải bản địa ( Artemisia annua) – vốn được sử dụng để sản xuất thuốc bổ, có thể có hiệu quả trong điều trị. Tuy nhiên, để sử dụng loại thảo dược này cần phải kiểm tra về tính hiệu quả cũng như những tác dụng phụ./.
Trump gọi WHO là 'con rối của Trung Quốc'
Tổng thống Mỹ công kích và gọi WHO là "con rối" của Trung Quốc, cho biết ông đang xem xét cắt giảm hoặc hủy bỏ tài trợ của Mỹ.
"Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là con rối của Trung Quốc, họ lấy Trung Quốc làm trung tâm để làm cho nước này tốt đẹp hơn. Họ đã cho chúng tôi rất nhiều lời khuyên tồi tệ", Tổng thống Mỹ Donald Trump nói tại Nhà Trắng hôm 18/5.
Theo Trump, Mỹ cấp ngân sách cho WHO khoảng 450 triệu USD mỗi năm, là nước đóng góp nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào. Chính phủ của ông đang lên kế hoạch cắt giảm tài trợ bởi "không được đối xử đúng mức".
Ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh Trung Quốc chỉ tài trợ khoảng 40 triệu USD mỗi năm. "Có ý kiến cho rằng nên giảm từ 450 triệu USD xuống còn 40 triệu USD, nhưng một số người nghĩ con số đó vẫn quá nhiều", Trump nói thêm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp ở Nhà Trắng hôm 18/5. Ảnh: AFP.
Bình luận được đưa ra khi WHO tổ chức hội nghị trực tuyến thường niên đầu tiên từ khi đại dịch Covid-19 khởi phát ởTrung Quốc và lan ra toàn cầu, gây gián đoạn kinh tế và khiến gần 320.000 người chết, trong đó gần một phần ba ở Mỹ.
Những năm gần đây, WHO nhận được tiền từ Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ. Hầu hết số tiền được sử dụng để thực hiện các chiến dịch loại bỏ bệnh bại liệt và hỗ trợ y tế, dinh dưỡng cho châu Phi.
Tuy nhiên, Trump hôm 14/4 tuyên bố dừng cấp ngân sách cho WHO với lý do tổ chức này thông đồng với Trung Quốc, che giấu tính nghiêm trọng của Covid-19 ở Trung Quốc, khiến nhiều quốc gia lãng phí thời gian quý báu để chuẩn bị ứng phó và trì hoãn quyết định hạn chế đi lại.
Cả WHO và Trung Quốc đều bác bỏ những cáo buộc này, khẳng định đã minh bạch thông tin ngay từ đầu và kịp thời thông báo cho các nước.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 18/5 cũng cáo buộc WHO không mời Đài Loan dự cuộc họp Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan ra quyết sách của WHO, vì sức ép từ Trung Quốc. Đài Loan cũng thể hiện sự bất mãn vì cho rằng WHO "chịu áp lực từ Trung Quốc".
Hành trình giúp trẻ em khuyết tật từ năm 13 tuổi của cô gái chân dài Không chỉ đẹp, Swarup còn có tấm lòng nhân hậu hiếm có và đang theo học một trường đại học hàng đầu thế giới. Pritika Swarup tới châu Phi cùng với tổ chức Operation Smile để giúp đỡ trẻ em. Khi Pritika Swarup trao cậu bé 9 tháng tuổi về cho người mẹ sau ca phẫu thuật sứt môi, cả hai người phụ...