WHO cảnh báo châu Âu có thể ghi nhận thêm 700.000 ca tử vong do COVID-19 vào mùa xuân tới
Văn phòng Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại châu Âu dự đoán khu vực gồm 53 quốc gia này có thể ghi nhận thêm 700.000 ca tử vong mới do COVID-19 vào mùa xuân tới.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Munich, Đức. Ảnh: AFP/ TTXVN
WHO khu vực châu Âu cho hay có bằng chứng cho thấy sự sụt giảm về khả năng bảo vệ ở những người đã tiêm vaccine phòng COVID-19 trước nguy cơ mắc bệnh, đồng thời khẳng định các quốc gia châu Âu nên ưu tiên triển khai tiêm mũi tăng cường đối với nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất, bao gồm cả những người bị suy giảm hệ miễn dịch, người trên 60 tuổi và nhân viên chăm sóc y tế.
WHO khu vực châu Âu chỉ rõ 3 yếu tố dẫn tới việc số ca tử vong gia tăng: đó là biến thể siêu lây nhiễm Delta, việc nhiều nước nới lỏng các biện pháp kiểm dịch cơ bản như đeo khẩu trang, giãn cách tại địa điểm công cộng và một bộ phận lớn người dân châu Âu chưa tiêm vaccine. Trước tình hình này, chuyên gia WHO kêu gọi người dân tại châu lục này đi tiêm chủng, tuân thủ các biện pháp kiểm dịch, giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Video đang HOT
Tuyên bố của WHO khu vực châu Âu cũng cảnh báo 25 quốc gia tại châu lục này sẽ đối mặt áp lực lớn về giường bệnh; và từ nay đến ngày 1/3/2022, 49 trong tổng số 53 quốc gia châu Âu có thể chứng kiến tình trạng quá tải trong các khu điều trị tích cực. Nếu diễn biến dịch bệnh nghiêm trọng tiếp diễn, tổng số ca tử vong tại châu Âu có thể tăng lên 2,2 triệu ca vào mùa xuân tới.
Giáo sư Hans Kluge, Giám đốc WHO khu vực châu Âu, cảnh báo diễn biến dịch tại khắp châu Âu và Trung Á đang rất nghiêm trọng trong bối cảnh các nước ở hai khu vực này bước vào mùa đông. Do vậy, chính phủ, giới chức y tế và từng cá nhân cần có hành động mang tính quyết định để kiểm soát dịch bệnh. Thống kê cho thấy trong tuần trước, số ca tử vong theo ngày tại châu Âu đã tăng lên gần mức 4.200 ca/ngày, gấp 2 lần so với số liệu của cuối tháng 9. Cho tới nay, số ca bệnh không qua khỏi do COVID-19 tại châu Âu là 1,5 triệu ca trong tổng số hơn 81,4 triệu ca mắc.
WHO cảnh báo châu Âu có thể thêm 500.000 ca tử vong do Covid-19
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo châu Âu có thể có thêm 500.000 người tử vong vì Covid-19 vào tháng 3 năm sau nếu các hành động khẩn cấp ngăn chặn dịch bệnh không được thực hiện.
Cánh sát tuần tra kiểm tra giấy chứng nhận tiêm chủng của người đi mua sắm trên đường phố Vienna, Áo (Ảnh: Reuters).
Tiến sĩ Hans Kluge, Giám đốc WHO tại EU, đã kêu gọi các biện pháp bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước làn sóng dịch bệnh mới đang tràn lan khắp khu vực.
Ông Kluge cho biết ông rất lo lắng về làn sóng lây nhiễm đang lan rộng khắp châu lục khiến nhiều quốc gia phải ban hành các lệnh hạn chế mới.
Trong tuần này, Áo thông báo sẽ trở thành quốc gia đầu tiên yêu cầu người dân tiêm vaccine bắt buộc bắt đầu từ tháng Hai năm sau. Đây là quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất ở Tây Âu và ghi nhận thêm 15.809 ca mắc hôm 19/11.
Từ ngày 22/11, Áo sẽ bắt đầu thực thi lệnh phong tỏa toàn quốc và lần đóng cửa thứ ba này sẽ kéo dài ít nhất cho đến ngày 12/12. Các lệnh hạn chế chặt chẽ hơn cũng đã được công bố ở Cộng hòa Séc và Slovakia.
Tiến sĩ Kluge cho biết mùa đông tới cùng với độ bao phủ vaccine thấp chính là những nhân tố khiến cho số ca nhiễm tăng đột biến. Ông kêu gọi mọi người hãy tiêm chủng, thực hiện các biện pháp y tế công cộng cơ bản, đồng thời các phương pháp điều trị mới cần được phát triển. Tuy nhiên bắt buộc tiêm chủng nên là biện pháp cuối cùng.
"Covid-19 một lần nữa lại trở thành nguyên nhân gây tử vong số một trong khu vực. Chúng ta biết cần phải làm gì để chống lại căn bệnh này", ông Kluge nói.
Dịch bệnh đang diễn biến ngày càng nghiêm trọng tại châu Âu. Ở Đức, Bộ trưởng Bộ Y tế Jens Spahn cho biết tình hình hiện nay là "tình trạng khẩn cấp quốc gia" và sẽ không loại trừ khả năng sẽ có một đợt đóng cửa toàn bộ mới. Theo đó, các chợ Giáng sinh đã bị hủy bỏ ở bang Bavaria, miền đông nam nước Đức, nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất cả nước.
Từ tháng 6, trung bình số ca mắc mới trong tuần ở Anh cao hơn so với các nước trong Liên minh châu Âu. Các nước thành viên khác của EU bao gồm Ireland, Hungary, Hy Lạp và các quốc gia vùng Baltic có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn Anh. Với các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao và quy định các biện pháp xã hội chặt chẽ hơn số ca mắc thấp hơn, tuy nhiên tình trạng khẩn cấp vì dịch bệnh đang thực sự diễn ra trên toàn châu lục.
Đầu tháng 11, châu Âu chiếm quá nửa số ca tử vong COVID-19 toàn cầu Số ca tử vong do COVID-19 tại châu Âu đã tăng 10% trong tuần đầu tháng 11 và chiếm hơn nửa con số 48.000 người tử vong trên toàn cầu khi xu hướng tại các khu vực khác lại giảm hoặc giữ nguyên. Lượng người tử vong vì COVID-19 liên tục phá kỷ lục, gây sức ép cho các cơ sở điều trị....